Các bệnh về tiêu hóa phổ biến
Các cơ quan tiêu hóa nhận nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng và đưa chất dinh dưỡng đi nuôi toàn bộ cơ thể. Do đó, một khi hệ tiêu hóa bị tổn thương, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Từ đó, nhận thức sớm về tầm quan trọng của việc hiểu rõ các bệnh về tiêu hóa phổ biến với các biểu hiện cụ thể sẽ giúp mỗi người phát hiện và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Mục lục
Bệnh tiêu hóa là gì? Cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa
Trước khi đến với định nghĩa về bệnh đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý về hệ tiêu hóa thường gặp, chúng ta cần hiểu rõ về cấu tạo và cơ chế hoạt động của nó. Theo đó, hệ tiêu hóa sẽ bao gồm đường tiêu hóa cũng như một số các cơ quan phụ trợ khác. Trong đó, hệ tiêu hóa sẽ gồm các cơ quan như miệng, hầu, thực quản, dạ dày, trực tràng, ruột non, ruột già, ống hậu môn và hậu môn.
Về cơ chế hoạt động, hệ tiêu hóa diễn ra như sau: Đầu tiên, thức ăn sẽ được đưa vào miệng, đến với dạ dày và ruột non để diễn ra quá trình tiêu hóa. Các enzyme tiêu hóa được tiết ra, cùng với sự co bóp của dạ dày, các chất đạm, béo và carbohydrate sẽ được phân hủy thành các phân tử nhỏ non. Sau đó, sản phẩm này sẽ trực tiếp chuyển đến ruột già, nơi các chất dinh dưỡng được hấp thụ. Các cặn bã còn sót lại sẽ tiếp được được đào thải qua đường đại tiện ở ống hậu môn và hậu môn.
Một khi có bất kỳ những tổn thương nào ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiêu hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của nó, khiến bạn mắc các bệnh về tiêu hóa phổ biến. Mỗi bệnh lý đều có mức độ nặng nhẹ khác nhau và các triệu chứng của từng bệnh là khác nhau.
Các bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Đây là một tình trạng mà đường tiêu hóa bị kích thích, với các biểu hiện là bị đau bụng ít nhất 3 lần trong tháng và kéo dài trong vài tháng, có thể xảy ra trước và sau khi đi tiêu. Người bệnh cũng có thể bị táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai. Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích bao gồm một số các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, phân có chất nhầy màu trắng,vv…
Hiện tại, nguyên nhân gây ra IBS vẫn chưa được xác định cụ thể và chính xác. Tuy nhiên, đối với việc điều trị, cần tập trung chủ yếu vào chế độ ăn, cụ thể là các bữa ăn cần ít chất béo, nhiều chất béo và tránh các thực phẩm gây kích ứng như sữa, rượu, caffeine, chất làm ngọt nhân tạo và thực phẩm tạo khí. Ngoài ra, để giảm các triệu chứng, bạn có thể ăn theo chế độ ít FODMAP cũng như bổ sung men vi sinh từ các loại thực phẩm như sữa chua hoặc thực phẩm bổ sung, chẳng hạn như Floradapt IBS.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD, hay còn gọi là trào ngược axit, là tình trạng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, nhất là sau khi ăn hoặc vào ban đêm. Một số các triệu chứng của GERD thường thấy bao gồm chứng ợ nóng, trào ngược axit, nóng rát ở ngực, buồn nôn, đau khi nuốt. Nguyên nhân thường không chắc chắn nhưng có thể đến từ các yếu tố nguy cơ như một số loại thuốc (chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid), béo phì, khói thuốc, thoát vị bẹn, có thai,vv…
Để thoát khỏi bệnh lý tiêu hóa phổ biến này, cách đơn giản là tránh một số loại thực phẩm, đồ uống gây ra các triệu chứng hoặc dùng thuốc kháng axit không kê đơn hoặc các loại thuốc khác làm giảm sản xuất axit dạ dạy và viêm thực quản. Cạnh đó, người bệnh cũng chủ động thay đổi trong lối sống, ví dụ như nâng cao đầu giường, không nằm sau bữa ăn và bỏ thuốc lá. Một số trường hợp GERD cần điều trị mạnh hơn, chẳng hạn như dùng thuốc chặn axit hoặc phẫu thuật.
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Là một trong số những bệnh tiêu hóa thường gặp nhất, viêm loét dạ dày tá tràng là một tình trạng gây viêm và loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Nguyên nhân chính được xác định là do khuẩn HP, chúng trực tiếp gây ra các vết loét khó lành và những vết loét này có xu hướng lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc dạ dày, gây ra chảy máu dạ dày, thủng dạ dày nếu không được điều trị tốt.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể nhận biết dễ dàng qua các triệu chứng điển hình như đau quặn ở bụng, khó tiêu, cảm giác no và đầy hơi sau khi ăn, buồn nôn, sụt cân. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh lý tiêu hóa này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, tiêu chảy kéo dài, nôn mửa, phân dính máu hoặc có màu đen.
Nếu viêm loét dạ dày tá tràng gây ra bởi vi khuẩn H pylori, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp “triple therapy), nghĩa là 2 loại thuốc kháng sinh và một loại thuốc khác. Trong khi thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn thì loại thuốc còn lại làm giảm axit do dạ dày tạo ra. Cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp để cải thiện các triệu chứng của mình, chẳng hạn uống thuốc kháng axit, hạn chế uống rượu, giảm cân, bỏ thuốc lá song song với việc giảm các độ uống nóng, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn cay nóng, thực phẩm có tính axit cao.
Rối loạn tiêu hóa
Một trong số các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em, phải kể đến là rối loạn tiêu hóa, đó là một biểu hiện không bình thường xảy ra ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như nôn, buồn nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Rối loạn tiêu hóa có thể là bệnh lý hoặc không phải bệnh lý, xảy ra ở ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là ở trẻ em, người già, người có bệnh về tiêu hóa hoặc phụ nữ mang thai.
Các nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường là uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc kháng sinh (đặc biệt ở trẻ em) và chế độ ăn uống không hợp vệ sinh. Ở trẻ em, rối loạn tiêu hóa là một tình trạng nghiêm trọng, có thể gây ra các biểu hiện như đi ngoài phân lỏng, liên tục trong ngày, nôn ói, bỏ bú hoặc ăn uống kém, mệt mỏi, có thể kèm sốt, dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Do đó, khi nhận thấy bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt kèm theo đau bụng, cần đưa các bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ, là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị sưng, gây đau và ngứa. Dấu hiệu điển hình cho thấy bạn có khả năng cao bị trĩ đó là có máu đỏ tươi ở bồn cầu hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiêu. Nguyên nhân gây ra trĩ thường là táo bón mãn tính, tiêu chảy, căng thẳng khi đi tiêu và chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Là một trong các bệnh về tiêu hóa phổ biến, tuy nhiên không như nhiều bệnh lý khác, hầu hết các trường hợp bệnh trĩ không nặng, có thể tự khỏi bằng cách thay đổi một số thói quen và có chế độ ăn uống tốt.
Đối với các bệnh trĩ thể nhẹ, độ 1, 2, việc điều trị khá đơn giản bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục đều đặn. Để giảm các triệu chứng khó chịu như chảy máu, đau rát, người bệnh có thể sử dụng thêm gel bôi trĩ, thuốc đạn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, ngược lại còn trở nặng, người bệnh cần tuân theo toa thuốc của bác sĩ hoặc làm một số thủ thuật nhằm để cắt bỏ búi trĩ.
>> Xem thêm: Điều trị bệnh trĩ tốn bao nhiêu tiền?
Nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh về tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa thường đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm, sinh hoạt thiếu khoa học, ít vận động,vv… Theo các chuyên gia, cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả nhất đó là có một chế độ ăn uống đơn giản. Cụ thể là ăn nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, hạn chế bia rượu, ăn uống cân bằng chất, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh để stress.
Mặc dù các bệnh về tiêu hóa phổ biến hiện nay đều có thể điều trị tốt, tuy nhiên một số bệnh lại là tiền thân hoặc có mối liên hệ với các bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư dạ dày, ung thư thực quản hay ung thư hậu môn. Do đó, đối với những bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa, nếu phát hiện ở giai đoạn đầu vẫn có cơ hội được chữa khỏi. Bằng cách khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa, mỗi người sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại của mình cũng như phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó sớm lên phác đồ điều trị phù hợp.