Hội chứng ruột kích thích IBS: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Hội chứng ruột kích thích, gọi tắt IBS là một nhóm các triệu chứng về đường ruột có thể bao gồm đau bụng, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Hiện nay, nguyên nhân của IBS vẫn chưa thể xác định rõ ràng, song nó được cho là liên quan đến đại tràng hoặc sự nhạy cảm của hệ miễn dịch. Một số các thông tin liên quan về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp đem đến một cái nhìn tổng quan hơn về hội chứng này.
Mục lục
Hội chứng ruột kích thích IBS là gì?
IBS, hội chứng ruột kích thích, được biết đến là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa. Theo một mô tả mới nhất, IBS chính là một dạng rối loạn tương tác giữa não và ruột. IBS còn được gọi với những cái tên khác như đại tràng co thắt, đại tràng kích ứng, viêm đại tràng chất nhầy và viêm đại tràng cơ cứng. Đây là một tình trạng riêng biệt với bệnh viêm ruột, nó không gây tổn thương lâu dài cũng như không góp phần vào sự phát triển của các bệnh đường ruột nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư
Theo đó, IBS là một nhóm các triệu chứng đường ruột thường xảy ra cùng nhau. Các triệu chứng cũng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian xuất hiện ở mỗi người. Các triệu chứng IBS ở mỗi người sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm căng thẳng về cảm xúc, đau khổ về tâm lý, thói quen đi vệ sinh và chế độ ăn uống.
Theo một nghiên cứu từ năm 2021, khoảng 7-16% người người Mỹ gặp phải các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). Theo đó, hội chứng này ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ và thanh niên hơn. Một số người bị IBS có các triệu chứng không đáng kể, tuy nhiên những người khác lại gặp các triệu chứng rất nghiêm trọng, làm gián đoạn cuộc sống hằng ngày.
Phân loại hội chứng ruột kích thích
Việc phân loại IBS cũng dựa trên một số các triệu chứng cụ thể, chẳng hạn như táo bón và giảm cân. Theo đó, có tất cả bốn loại hội chứng ruột kích thích, mỗi loại có mức độ phổ biến là như nhau, cụ thể như sau:
- IBS-D: Hệ thống tiêu hóa co bóp nhanh chóng, dẫn đến việc vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa qua đường tiêu hóa nhanh hơn, từ đó dẫn đến tiêu chảy thường xuyên kèm theo khó chịu ở bụng.
- IBS-C: Hệ thống tiêu hóa co bóp chậm, làm thời gian vận chuyển các sản phẩm của quá trình tiêu há chậm hơn, dẫn đến phân cứng, khó đại tiện, táo bón (không thường xuyên) kèm khó chịu ở bụng
- IBS– M: Thời gian vận chuyển trong đường tiêu hóa dao động, gây ra tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
- IBS-U: Loại IBS không thể xác định, có các triệu chứng khác nhau.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích
Hiện tại, lý do tại sao IBS phát triển vẫn chưa rõ ràng. Các nguyên nhân có thể bao gồm ruột kết hoặc hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm. Theo đó, một số các yếu tố được cho là có khả năng “kích hoạt các cuộc tấn công ở những người nhạy cảm. Bao gồm:
Nhiễm trùng: Một đợt viêm dạ dày ruột thường dẫn đến các triệu chứng đường ruột dai dẳng, có thể xảy ra sau khi bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng (bệnh giardia) ở ruột, được gọi là IBS sau nhiễm trùng.
Điều chỉnh tín hiệu không phù hợp giữa não và ruột: Được biết, ruột được kết nối với não thông qua các tín hiệu hormone và thần kinh qua lại giữa ruột và não. Những tín hiệu này ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng đường ruột cùng các triệu chứng khác. Các dây thần kinh có thể hoạt động mạnh hơn khi căng thẳng, điều này khiến cho ruột trở nên nhạy cảm và co bóp nhiều hơn.
Căng thẳng về cảm xúc: IBS đôi khi cũng đến từ những tác nhân khác, bao gồm cả căng thẳng. Những cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như lo lắng, stress đôi khi cũng sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh ruột ở những người dễ mắc bệnh.
Thuốc: Một số loại, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit, thuốc giảm đau có thể dẫn đến táo bón và tiêu chảy.
Cạnh đó, một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến các triệu chứng của IBS. Chẳng hạn như các vấn đề về chế độ ăn uống như dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm hoặc chế độ ăn uống kém, sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân để điều trị nhiễm trùng GI, kém hấp thu axit mật, lạm dụng rượu, bất thường trong bài tiết GI hoặc co thắt cơ tiêu hóa, nhiễm trùng cấp tính hoặc viêm ruột.
Mặc dù, IBS có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thế nhưng thông thường nó sẽ bắt đầu ở độ tuổi thiếu niên hoặc tuổi trưởng thành. Đặc biệt, hội chứng này ở phụ nữ phổ biến gấp đôi so với nam giới. Những người ở độ tuổi từ 50 trở đi lại ít có khả năng bị IBS.
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Dấu hiệu phổ biến hơn của IBS đó là đau bụng hoặc khó chịu có liên quan đến sự thay đổi thói quen đại tiện của mỗi người. Cụ thể, người bệnh mắc IBS thường có cảm giác khó chịu ở bụng theo nhiều cảm nhận khác nhau, chẳng hạn như đau nhói, chuột rút, đầy hơi, đầy hơi, chướng bụng hoặc thậm chí nóng rát. Cơn đau thường bắt đầu từ sau khi ăn một số loại thực phẩm, sau bữa ăn, căng thẳng về cảm xúc, táo bón hoặc tiêu chảy.
Các cơn đau do IBS cũng biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể liên tục hoặc theo từng đợt, xuất hiện rõ ràng và kết thúc nhanh chóng, xảy ra thỉnh thoảng hoặc thường xuyên và di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong ruột rất nhanh. Những người mắc IBS thường có xu hướng phản ứng nhanh hơn và dữ dội hơn với các kích thích đau ở đường tiêu hóa so với những người không mắc IBS.
IBS cũng có thể gây ra một số các triệu chứng khác, bao gồm:
- Chất nhầy trong phân
- Táo bón và tiêu chảy (có thể xảy ra cùng lúc)
- Cảm giác đi đại tiện không hết
- Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích đôi khi cũng gây ra các triệu chứng không liên quan đến ruột, bao gồm đau nửa đầu, rối loạn giấc ngủ, lo lắng hoặc trầm cảm, đau xơ cơ, đau vùng chậu mãn tính.
Điều trị hội chứng ruột kích thích IBS
Mục tiêu của điều trị IBS là làm giảm các triệu chứng. Các bác sĩ thường khuyên người bệnh cần xác định cũng như tránh các yếu tố kích hoạt. Trong một số trường hợp, các thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp ích cho người mắc IBS. Ví dụ, tập thể dục thường xuyên và cải thiện thói quen ngủ cũng sẽ góp phần làm giảm lo lắng và giúp giảm các triệu chứng đường ruột.
Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán bằng cách khám bệnh, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và nội soi dạ dày, các bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị như sau:
- Tăng cường chất xơ, uống nhiều nước lọc
- Kiểm duyệt các loại thực phẩm tạo ra khí thông thường hoặc thực hiện chế độ ăn kiêng với bác sĩ dinh dưỡng, chẳng hạn như chế độ ăn ít “FODMAP” – Fructose, Lactose, Sorbitol.
- Thuốc trị tiêu chảy, chẳng hạn như loperamid, dành cho những người mắc IBS chủ yếu bị tiêu chảy.
- Thuốc nhuận tràng trị táo bón
- Thuốc chống co thắt, giúp giảm chứng chuột rút, ví dụ như viên nang dầu mebeverine, hyoscine và bạc hà
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng, có hiệu quả trong điều trị đau, đầy hơi và tần suất đi tiêu của IBS.
- Các liệu pháp tâm lý, bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp thôi miên theo hướng đường ruột.
- Liệu pháp hành vi và sàn chậu, nếu triệu chứng của IBS là do không đại tiện tốt, các nhà vật lý trị liệu sàn chậu sẽ giúp điều trị hiệu quả tình trạng này.
Làm thế nào để ngăn ngừa IBS?
Để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, mỗi người cần ý thức được việc giữ cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học. Cụ thể, tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bánh ngọt, bánh quy và khoai tây chiên. Đồng thời, các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ và đầy chất béo cũng có thể góp phần gây ra IBS hoặc khiến nó trở nên trầm trọng hơn.
Cạnh đó, thay vì uống nước trong khi ăn, cần uống cách một giờ trước hoặc sau bữa ăn. Việc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày cũng giúp ngăn ngừa táo bón, giảm căn thẳng.
Mặc dù là bệnh lý không thể xác định nguyên nhân song các triệu chứng của hội chứng kích thích ruột IBS đều có thể được cải thiện nếu điều trị đúng cách. Điều quan trọng là nó diễn ra âm thầm khiến đa số người bệnh chủ quan, không chịu thăm khám sớm dẫn đến bệnh dễ trở nặng. Một khi để IBS kéo dài và chuyển sang mức độ nặng, nó sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy dài ngày, suy dinh dưỡng, bệnh trĩ và tâm lý bị rối loạn.