5 cách xua tan cảm giác bồn chồn lo lắng tự nhiên cho phụ nữ tiền mãn kinh
Nhiều phụ nữ tiền mãn kinh trải qua cảm giác bồn chồn, lo lắng, thay đổi tâm trạng thất thường hoặc diễn tiến nặng hơn các vấn đề tâm lý có từ trước. Điều này liên quan đến sự dao động hormone trong giai đoạn này và bạn cần hiểu về cơ thể để tìm cách giảm nhẹ các biểu hiện trên.
Sự thay đổi nồng độ hormone trong khoảng thời gian tiền mãn kinh, mãn kinh có thể tác động đến cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Các triệu chứng tâm lý trong giai đoạn tiền mãn kinh thường có là cảm giác bồn chồn, lo lắng, dễ cáu gắt, tự ti, thay đổi tâm trạng thất thường và thậm chí làm tăng nguy cơ trầm cảm. Bạn có biết, những hormone sinh dục như estradiol, progesterone và testosterone còn đóng vai trò quan trọng với chức năng não, nhất là estradiol (dạng estrogen tác dụng mạnh nhất). Đó là lý do vì sao tiền mãn kinh không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe thể chất mà còn tác động đến tâm lý,
Mục lục
Ảnh hưởng của sự thay đổi hormone đến tâm trạng phụ nữ tiền mãn kinh
Estradiol có vai trò trong việc điều chỉnh serotonin và các con đường serotonergic được cho là có liên quan đến cơ sở thần kinh sinh học của bệnh trầm cảm. Các con đường dẫn truyền thần kinh khác cũng bị ảnh hưởng trong thời kỳ mãn minh và được cho là có liên quan đến những thay đổi về tâm trạng.
Các thụ thể progesterone cũng được tìm thấy trong não bộ và mức progesterone giảm dù không thấy có tác động nhất quán lên sức khỏe tâm lý nhưng cũng gây tác động đến triệu chứng mãn kinh. Cụ thể, progesterone giúp cải thiện chứng mất ngủ và khi giấc ngủ được cải thiện có thể làm tăng cường khả năng phục hồi cảm xúc. Vậy nên, nếu thiếu hụt hormone này sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp đến tâm trạng do rối loạn giấc ngủ.
Sự thay đổi tâm trạng ở giai đoạn tiền mãn kinh được khoảng 40% phụ nữ mô tả giống như hội chứng tiền kinh nguyệt khi bạn dễ cáu kỉnh hơn, mất năng lượng, dễ khóc, cảm giác bồn chồn lo lắng hoặc khó tập trung. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các triệu chứng này đôi khi xuất hiện không theo chu kỳ kinh nguyệt mà có thể kéo dài trong nhiều năm, không tuân theo quy luật nào.
Hiểu để giải quyết các vấn đề sức khỏe tinh thần lẫn thể chất thời kỳ tiền mãn kinh
Trước hết, bạn cần hiểu rằng những thay đổi về tâm trạng và thể chất đang xảy ra là một điều tự nhiên, thường không kéo dài mãi mãi mà có thể giảm dần hoặc cải thiện bằng nhiều cách. Hãy nhớ, bạn luôn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia hoặc những cộng đồng hỗ trợ phụ nữ. Để hiểu hơn về sức khỏe tinh thần khi trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, thậm chí cho đến sau mãn kinh, bạn cần:
- Xác định bản thân đang nằm trong giai đoạn nào với những triệu chứng về thể chất, tinh thần gì đáng quan tâm.
- Trao đổi về tiền sử các triệu chứng sức khỏe tâm thần trước đây (nếu có) và tình trạng hiện tại.
- Cân nhắc xem có yếu tố lối sống nào gây ảnh hưởng đến tâm trạng hay không, chẳng hạn như thiếu ngủ, lười vận động,…
- Đánh giá các vấn đề gây căng thẳng trong cuộc sống có thể tác động đến tâm trạng, tinh thần, như mối quan hệ đồng nghiệp, sức khỏe của người thân,…
Từ đó, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn cách thức phù hợp để giảm bớt các triệu chứng gặp phải. Mỗi người đều sẽ trải nghiệm những cảm xúc khác nhau, biểu hiện khác nhau trong giai đoạn tiền mãn kinh. Vậy nên, đừng so sánh bản thân với những người khác, bạn cần được đánh giá riêng biệt và tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp.
5 cách giúp xua tan cảm giác bồn chồn, lo lắng, cải thiện tâm trạng cho phụ nữ tiền mãn kinh
1. Đảm bảo mức độ hoạt động thể chất lành mạnh
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên tạo nên ảnh hưởng tích cực đến các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh, nhất là về mặt tâm lý. Việc hoạt động thể chất giúp sức khỏe tâm thần tốt hơn, giảm thiểu cảm giác bồn chồn lo lắng, căng thẳng trong thời kỳ mãn kinh.
2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngủ quá ít hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc và hành vi. Ngủ không đủ giấc cũng liên quan đến trầm cảm hoặc các hành vi mang tính rủi ro cao đến tính mạng. Để giúp tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái, không còn cảm giác bồn chồn lo lắng, cáu kỉnh thì bạn nên:
- Tạo môi trường tốt nhất để có được giấc ngủ ngon
- Giữ không gian phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ, ánh sáng nhẹ
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng thời điểm mỗi ngày, tạo thành nhịp sinh học ổn định
- Tránh xa điện thoại, máy vi tính, tivi hoặc các thiết bị điện tử khác trước khi ngủ 1 tiếng
- Hạn chế ăn quá no khi gần đến giờ đi ngủ
- Tránh uống cà phê, trà vào buổi chiều tối, caffeine có thể ảnh hưởng đến bạn tới 8 giờ sau khi uống.
3. Giảm bớt những căng thẳng trong cuộc sống
Đối diện với những vấn đề gây căng thẳng trong cuộc sống và tìm cách giải quyết là cách giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần tốt hơn. Một số trường hợp, bạn nên gặp bác sĩ nếu có các vấn đề tâm lý nặng nề như trầm cảm, rối loạn lo âu. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc chống trầm cảm để điều trị các triệu chứng căng thẳng đang gặp phải.
Một số biện pháp khác bạn có thể thử tập luyện để hỗ trợ tinh thần tốt hơn, chẳng hạn như:
- Thiền định, yoga
- Viết nhật ký biết ơn mỗi ngày
- Liệu pháp massage
4. Hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích cùng với chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cũng giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh. Các triệu chứng về thể chất như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng trong giai đoạn tiền mãn kinh. Do đó, hãy tránh những thực phẩm, đồ uống có thể gây kích thích các cơn bốc hỏa xuất hiện như đồ cay, nóng, đồ uống có cồn,…
5. Sử dụng các biện pháp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ
Liệu pháp thay thế hormone có thể giúp cải thiện triệu chứng tâm trạng thất thường, cảm giác lo lắng, bồn chồn ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Bổ sung hormone estrogen cùng hoặc không có progesterone được cho là mang lại lợi ích đối với việc ổn định tâm trạng và cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những phụ nữ có các triệu chứng vận mạch (như bốc hỏa, đỏ bừng, đổ mồ hôi). Tuy nhiên, bổ sung estrogen không được khuyến nghị dùng cho phụ nữ có tiền sử ung thư vú vì có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh.
Phyto-SERM là một giải pháp thay thế khác dùng để cân bằng hormone, giảm nhẹ các triệu chứng gặp phải trong thời kỳ mãn kinh. Điểm đặc biệt của hoạt chất này là có nguồn gốc từ thực vật, đem đến tác động tương tự như estrogen và chọn lọc thụ thể trên tế bào đích nhưng không bổ sung hormone trực tiếp. Nhờ tính chọn lọc mà phyto-SERM vừa có tác dụng chủ vận trên thụ thể estrogen ở xương, não vừa có tác dụng đối kháng trên thụ thể estrogen ở vú, tử cung. Từ đó, ngăn ngừa tác dụng phụ không mong muốn trên các mô vú, niêm mạc tử cung, an toàn khi dùng lâu dài.
Hiện nay, DT56a trong sản phẩm Femarelle là một phyto-SERM được công nhận với hơn 20 nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế chứng minh tác dụng, giúp 3/4 người dùng cải thiện triệu chứng rõ rệt trong tháng điều trị đầu tiên. Femarelle Rejuvenate là dòng sản phẩm dành riêng cho phụ nữ tiền mãn kinh, từ 35 – 49 tuổi, phối hợp thành phần hoạt chất chính DT56a với chiết xuất hạt lanh, vitamin B2, B7 đem đến công dụng:
- Tăng cường năng lượng
- Giảm các triệu chứng mệt mỏi
- Giảm bớt tình trạng thay đổi tâm trạng thất thường
- Ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa
- Trẻ hóa da, tăng độ đàn hồi da
Femarelle Rejuvenate có dạng viên uống giúp cân bằng nội tiết tố, cân bằng cuộc sống cho phụ nữ tiền mãn kinh. Bạn dùng uống mỗi lần 1 viên vào buổi sáng và tối (nên uống trước 19h). Bạn có thể lựa chọn sản phẩm này để giải tỏa cảm giác bồn chồn, lo lắng, hay cáu kỉnh gặp phải trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Nguồn tham khảo
- Severe mental illness and the perimenopause https://www.cambridge.org/core/journals/bjpsych-bulletin/article/severe-mental-illness-and-the-perimenopause/8D072AACBCD3C7888C173B36635C08C3 Ngày truy cập 31/10/2024
- Menopause and mental health https://www.health.harvard.edu/womens-health/menopause-and-mental-health Ngày truy cập 31/10/2024
- Menopause and mental health https://www.menopause.org.au/health-info/fact-sheets/menopause-and-mental-health Ngày truy cập 31/10/2024
- Mood Changes During Perimenopause Are Real. Here’s What to Know. https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/the-latest/mood-changes-during-perimenopause-are-real-heres-what-to-know Ngày truy cập 31/10/2024
- Mood and the menopause https://www.menopause.org.au/hp/information-sheets/mood-and-the-menopause Ngày truy cập 31/10/2024
- Twelve-week exercise training and the quality of life in menopausal women – clinical trial https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4828504/ Ngày truy cập 31/10/2024
- Menopause and your mental wellbeing https://www.nhsinform.scot/healthy-living/womens-health/later-years-around-50-years-and-over/menopause-and-post-menopause-health/menopause-and-your-mental-wellbeing/ Ngày truy cập 31/10/2024
- Efficacy and safety of a phyto-SERM as an alternative to hormone therapy https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25236805/ Ngày truy cập 31/10/2024