Hemocyl
1,358,000₫Hemocyl là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ dễ dàng, hiệu quả và thuận tiện hiện nay. Với…
Hệ tiêu hóa của chúng ta bao gồm khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan, tuyến tụy, túi mật,… Các cơ quan này có vai trò chứa thức ăn, sau đó tiêu hóa và chuyển hóa hấp thụ thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Cuối cùng là đào thải các chất dư thừa ra bên ngoài. Vì thế, nếu trong bữa ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ chất thì bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng cho tiêu hoá. Nếu sử dụng đúng cách thì sẽ giúp bạn có được một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, có thể giảm hoặc phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hoá như là: rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng, sỏi mật, trĩ, xơ gan…
Những loại thực phẩm tốt cho tiêu hoá
Những bệnh về đường tiêu hoá rất hay gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ ai, từ người già cho đến các em nhỏ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu cũng sẽ không tốt và có thể gây ra biến chứng thêm các căn bệnh nghiêm trọng khác. Bởi vì là bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn. Có những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá mà bạn nên bổ sung hàng ngày, có thể trong các loại rau củ quả hoặc các loại thực phẩm chức năng cho tiêu hoá.
Lợi khuẩn Probiotic
Lợi khuẩn Probiotic là các lợi khuẩn đường ruột có thể giúp phá vỡ một số loại carbohydrate mà cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa được, đặc biệt là tinh bột và chất xơ. Thông qua quá trình lên men, các loại vi khuẩn đường ruột này có thể tạo ra các acid béo chuỗi ngắn, giúp khắc phục nhiều chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp.Dùng các thực phẩm chức năng có chứa Probiotic sẽ giúp cơ thể tăng cường số lượng lợi khuẩn đường ruột, lấy lại sự cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột.
Chất Prebiotic
Prebiotic là một loại chất xơ mà cơ thể không thể tiêu hóa. Nhưng điều quan trọng là chất này lại là thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột. Một số loại thực phẩm như atiso, tỏi, hành tây, rễ rau diếp xoăn… đều rất giàu chất Prebiotic. Tùy vào thể trạng cơ thể và tình hình sức khỏe của từng người mà có thể điều chỉnh liều lượng dùng prebiotic cho phù hợp. Thông thường chỉ nên giới hạn khoảng 4gr prebiotic/ngày vì bổ sung quá nhiều chất prebiotic có thể gây nên đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
Axit amin L-glutamine
Axit amin L-glutamine có nhiều trong cơ thể người, đặc biệt là ở ruột và chiếm khoảng 30%. Nhiệm vụ quan trọng nhất của axit amin L-glutamine đó là giúp duy trì hoạt động bình thường của ruột non. Nếu thiếu L-glutamine có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, thậm chí gây đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ và mệt mỏi. Các loại thực phẩm chức năng L-glutamine thường được bổ sung ở dạng bột, có thể pha vào nước uống hoặc các món sinh tố. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng có thể thay đổi từ 1.000mg – 3.000mg/ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn.
Vitamin D
Theo các chuyên gia cho rằng bổ sung vitamin D có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh Crohn, bệnh viêm loét đại tràng và giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi vitamin D có thể giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bạn. Ngoài việc ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin D như: lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, hàu… thì có thể bổ sung vitamin D từ các loại thực phẩm chức năng khác.
Nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hoá
Các bệnh về đường tiêu hoá xảy ra do nhiều yếu tố liên quan tác động vào. Có một số nguyên nhân trực tiếp, thường xuất hiện mà bạn cần biết để tránh như sau:
Chế độ ăn không lành mạnh
Nếu trong thực phẩm có các chất chứa tính acid hoặc chứa nhiều hóa chất công nghiệp độc hại sẽ là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đường tiêu hóa. Ví dụ như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,… Những loại đồ ăn này sẽ làm tăng tính acid trong dạ dày. Nếu chúng ta ăn các loại đồ ăn đó thường xuyên và kéo dài thì rất dễ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, việc ăn uống không lành mạnh sẽ làm cho nồng độ pH trong máu bị acid hóa. Khi đó các tế bào khỏe mạnh rất khó sống trong môi trường này đồng thời cũng tạo cơ hội cho các tế bào gây bệnh, đặc biệt là ung thư phát triển.
Thói quen ăn uống
Có thể bạn không để ý nhưng thói quen ăn uống của chúng ta có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của đường tiêu hóa. Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng thì sẽ có tác động xấu đến cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra khi ăn vội, nhai không kỹ cũng gây áp lực lên dạ dày, từ đó sẽ dẫn tới các bệnh tiêu hóa. Cũng nên bỏ một số thói quen như: vừa ăn vừa xem tivi hay chơi điện thoại, để bụng quá đói hoặc quá no,… Vì khi đó dạ dày sẽ làm việc quá sức, ruột sẽ co bóp chậm lại, lượng dịch tiêu hóa không đủ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,…
Không vận động nhiều
Việc lười biếng, không vận động nhiều là đến từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày và nó cũng có tác động không tốt đến hệ tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, bệnh trĩ,… Việc vận động hàng ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đưa các chất dinh dưỡng di chuyển dọc theo cơ thể.
Do tình trạng căng thẳng
Khi đang trong trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng nhiều thì cũng xuất hiện các vấn đề liên quan về tiêu hóa. Bởi vì các chất dẫn truyền thần kinh sẽ yếu đi khi chúng ta đang căng thẳng, lo âu. Trong các chất đó có serotonin có vai trò hỗ trợ điều tiết và kích thích quá trình tiêu hóa.
Nên mua thực phẩm chức năng cho hệ tiêu hoá ở đâu?
Có một số bệnh đường tiêu hoá sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế việc ăn uống ra sao, chế độ ăn như thế nào để tránh những bệnh tiêu hóa thường gặp luôn được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bên cạnh việc ăn uống thì sử dụng các thực phẩm chức năng cho hệ tiêu hoá cũng là cách giúp bạn nạp thêm những chất tốt cho cơ thể.
Điều quan trọng cần nhớ là nên mua thực phẩm chức năng cho hệ tiêu hoá ở các nhà thuốc, cửa hàng chính hãng hoặc trên trang web chính hãng. Bạn nhớ xem rõ các thông tin về những loại thực phẩm chức năng cho hệ tiêu hoá như nguồn gốc, nơi sản xuất, thành phần,…Bởi nếu mua nhầm hàng giả, hàng nhái thì không những không cải thiện được sức khoẻ mà còn gây ra tác dụng xấu ngược lại.
Một số lưu ý cho người rối loạn tiêu hóa
Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc bổ sung những thực phẩm chức năng hoặc các loại rau củ quả tốt cho tiêu hoá trong các bữa ăn hàng ngày thì cũng cần chú ý thêm một số điều sau:
- Thức ăn luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Có chế độ ăn uống điều độ, buổi sáng và buổi trưa nên ăn nhiều, còn buổi tối thì ăn nhẹ.
- Không được ăn thức ăn ôi thiu.
- Chú ý ăn nhiều thêm rau xanh, củ quả và hạn chế ăn thịt.
- Nên bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày (tầm 2 lít – 3 lít mỗi ngày). Có thể bổ sung nước khoáng, loại có nhiều kali, magie.
- Tăng cường bổ sung thêm vitamin C trong trái cây như: ổi, cam,…
- Sử dụng các loại thực phẩm chức năng cho tiêu hoá phù hợp, đúng với tình trạng bệnh của cơ thể