Hiểu và kiểm soát cáu gắt ở phụ nữ sau 35: Mẹo cân bằng cảm xúc
Tình trạng cáu gắt, dễ nóng giận ở phụ nữ sau 35 có thể liên quan đến giai đoạn tiền mãn kinh, khi nồng độ các nội tiết tố nữ dần mất cân bằng.
Mãn kinh là một phần trong quy trình lão hóa tự nhiên, khi buồng trứng không còn giải phóng trứng và chức năng sinh sản ở phụ nữ dừng lại. Trước khi tiến đến thời điểm ấy, cơ thể sẽ thay đổi dần dần, chu kỳ kinh nguyệt trở nên không ổn định. Việc sản xuất hormone estrogen ở buồng trứng giảm dần, nồng độ các hormone cũng dao động liên tục. Điều này khiến cho các triệu chứng mãn kinh bắt đầu xuất hiện dù bạn vẫn còn kinh nguyệt. Biểu hiện chủ yếu là tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, nóng giận, chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Mục lục
Tiền mãn kinh xuất hiện ở độ tuổi nào? Những dấu hiệu thường thấy
Tiến mãn kinh thường xảy ra ở khoảng 40 tuổi nhưng cũng có thể biểu hiện một vài dấu hiệu sớm ở khoảng 35 tuổi trở đi. Tiền mãn kinh trung bình kéo dài khoảng 4 năm, có thể ngắn hơn hoặc lâu hơn ở một số người. Trong giai đoạn này, chu kỳ kinh nguyệt dần trở nên không đều do có những thay đổi về hormone, từ đó ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng. Ngoài ra, một số triệu chứng tiền mãn kinh về thể chất cũng góp phần dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, tăng kích thích đến cảm xúc.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, bạn có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Bốc hỏa
- Đổ mồ hôi đêm
- Khó ngủ
- Khô âm đạo
- Thay đổi tâm trạng
- Mệt mỏi
- Da, tóc thay đổi
- Ghi nhớ kém, khó tập trung
Khi hormone estrogen tăng và giảm bất thường, chu kỳ kinh nguyệt trở nên dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường. Điều này khiến cho các triệu chứng tương tự như khi mãn kinh xuất hiện. Những biểu hiện này hoàn toàn là điều bình thường khi dần chuyển sang mãn kinh. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các dấu hiệu đáng lo ngại như chảy máu âm đạo bất thường, các triệu chứng nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, thì hãy đến gặp bác sĩ được kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Những thay đổi tâm trạng, cảm xúc thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh
Những dấu hiệu thay đổi về tâm trạng thường khá tương đồng với hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng kéo dài hơn, không theo quy luật hoặc không theo chu kỳ kinh nguyệt. Bạn thường cảm thấy:
- Dễ cáu gắt, nổi giận, thiếu kiên nhẫn
- Lo lắng
- Hay quên
- Mất tự tin, cảm thấy bản thân không còn giá trị
- Tâm trạng chán nản, buồn bã
- Kém tập trung
Nhiều phụ nữ còn gặp những vấn đề về giấc ngủ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi cũng khiến cho triệu chứng cáu kỉnh, lo lắng và khả năng tập trung trở nên tệ hơn.
Làm sao cân bằng cảm xúc tốt hơn ở phụ nữ sau 35?
Sau tuổi 35, các chị em phụ nữ nên chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi có thể diễn ra cho giai đoạn tiền mãn kinh trong tương lai gần. Học cách cân bằng cảm xúc tốt sẽ giúp bạn dễ dàng chấp nhận bản thân, không cảm thấy bị mất kiểm soát hay quá lo lắng, căng thẳng khi trải qua thời kỳ khó khăn này.
Thử các biện pháp thư giãn, giải tỏa căng thẳng
Tác động từ quá trình chuyển đổi tiền mãn kinh đến mãn kinh lên tâm trạng, sức khỏe tinh thần có liên quan với chất lượng sống trong giai đoạn này. Do đó, bạn nên cố gắng giải tỏa căng thẳng, giúp tâm trí thư giãn, suy nghĩ tích cực bằng các cách như:
- Thiền chánh niệm
- Yoga
- Chơi nhạc cụ, nghe nhạc
- Viết nhật ký
- Liệu pháp massage
Thay đổi lối sống lành mạnh
Những thay đổi trong lối sống có thể tạo ra tác động lớn đến tình trạng sức khỏe, giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh. Hãy cố gắng xây dựng một cuộc sống lành mạnh, cân bằng:
- Tập luyện thể dục, vận động thể chất thường xuyên
- Chú ý đến chế độ ăn uống, đảm bảo cân bằng các nhóm dưỡng chất
- Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu cần thiết
- Không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia
- Xây dựng thói quen tốt khi ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT)
Liệu pháp nhận thức – hành vi là một hình thức trị liệu tâm lý ngắn hạn, tập trung vào sự tương tác giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người. Mục tiêu của liệu pháp này là giúp phụ nữ thay đổi các hành và suy nghĩ cho rằng mình thích nghi không tốt từ đó gây ra các vấn đề về cảm xúc.
Bác sĩ sẽ thiết kế riêng liệu pháp nhận thức – hành vi cho từng người để có thể giảm bớt căng thẳng, cáu gắt, ổn định tâm trạng, qua đó kiểm soát các triệu chứng khác tốt hơn như giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ.
Cân bằng nội tiết tố nữ bằng các sản phẩm hỗ trợ
Liệu pháp thay thế hormone cũng là một cách được sử dụng để điều trị các triệu chứng về thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ tiền mãn kinh. Đây là liệu pháp sử dụng estrogen hoặc estrogen cùng progesterone bổ sung vào cơ thể qua nhiều dạng dùng để tăng nồng độ hormone, thường được chỉ định nếu bạn mãn kinh sớm trước 40 tuổi. Tuy nhiên, liệu pháp thay thế hormone tiềm ẩn nguy cơ mắc phải một số tình trạng nghiêm trọng như cục máu đông, bệnh tim, đột quỵ, ung thư vú. Khả năng rủi ro thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác, loại liệu pháp và tiền sử sức khỏe người dùng.
Một giải pháp mới hơn hiện này là phyto-SERM, các chất điều biến chọn lọc thụ thể estrogen có nguồn gốc từ thực vật. Với hơn 20 nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng, DT56a là phyto-estrogen được công nhận về khả năng cải thiện các triệu chứng mãn kinh cùng độ an toàn khi sử dụng lâu dài, không ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh dục và độ dày nội mạc tử cung, không kích thích tế bào mô vú phát triển, không ảnh hưởng đến hoạt động tiểu cầu gây hình thành cục máu đông.
DT56a là hoạt chất chính trong Femarelle, thuộc sở hữu của Botanica Origin. Phụ nữ tiền mãn kinh có thể sử dụng dòng sản phẩm Femarelle Rejuvenate với sự kết hợp của các thành phần:
- DT56a: mô phỏng hoạt động hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ, giúp cân bằng nội tiết tố và làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh mà không gây tác dụng phụ.
- Hạt lanh: chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, hỗ trợ duy trì năng lượng cơ thể.
- Vitamin B2: cải thiện sức khỏe da, tình trạng tâm trạng và quá trình trao đổi chất.
- Vitamin B7: tăng cường sức khỏe tóc và móng, cùng với quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng.
Nhờ đó, Femarelle Rejuvenate có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng tiền mãn kinh từ nhẹ đến nặng, cải thiện tâm trạng, bớt cảm giác cáu gắt, căng thẳng, đồng thời hỗ trợ sức khỏe xương, não, tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Nguồn tham khảo
- First Signs Of Perimenopause https://www.franciscanhealth.org/community/blog/first-signs-of-perimenopause Ngày truy cập 31/10/2024
- Mood Changes During Perimenopause Are Real. Here’s What to Know. https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/the-latest/mood-changes-during-perimenopause-are-real-heres-what-to-know Ngày truy cập 31/10/2024
- Menopause and your mental wellbeing https://www.nhsinform.scot/healthy-living/womens-health/later-years-around-50-years-and-over/menopause-and-post-menopause-health/menopause-and-your-mental-wellbeing/ Ngày truy cập 31/10/2024
- Self-Help CBT and the Management of Perimenopausal Symptoms in Working Women https://womensmentalhealth.org/posts/cbt-management-perimenopausal-symptoms/ Ngày truy cập 31/10/2024
- Hormone therapy: Is it right for you? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menopause/in-depth/hormone-therapy/art-20046372 Ngày truy cập 31/10/2024
- DT56a (Femarelle): a natural selective estrogen receptor modulator (SERM) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17428655/ Ngày truy cập 31/10/2024