Ăn uống khó tiêu là bệnh gì? Cách điều trị
Là một chứng rối loạn về tiêu hóa, ăn uống khó tiêu là một tình trạng phổ biến, ai cũng có thể gặp phải một lần trong đời. Đó là hiện tượng đau bụng và cảm giác no ngay sau khi ăn, chứ không phải là một bệnh cụ thể. Tuy nhiên, khó tiêu cũng đôi khi biểu hiện cho một bệnh lý nghiêm trọng nào đó, cần được theo dõi và điều trị. Vậy, ăn uống khó tiêu là bệnh gì, triệu chứng đi kèm ra sao và cách điều trị như thế nào.
Mục lục
Ăn uống khó tiêu là như thế nào?
Ăn uống khó tiêu, hay còn gọi là chứng ăn không tiêu, là một tình trạng gây ra đau và khó chịu ở vùng bụng, thường xuất hiện sau khi ăn. Điều này đến từ việc dạ dày gặp vấn đề trong quá trình tiêu hóa, chúng thường không giống nhau ở mỗi người và mức độ cũng khác nhau, có thể thỉnh thoảng hoặc cũng có thể lặp lại một cách thường xuyên.
Bạn có thể nhận thấy mình mắc chứng ăn không tiêu nếu như các triệu chứng khó tiêu đến nhanh trong vòng một vài phút cho đến vài giờ sau khi ăn. Theo đó, thời gian cần thiết để thức ăn có thể tiêu hóa hoàn toàn trong dạ dày là từ 3 – 5 tiếng. Lúc này, các tuyến tụy và túi mật sẽ gửi enzyme đến dạ dày để hỗ trợ quá trình này. Đây là những cơ quan thuộc vùng thượng vị, là nơi xảy ra các triệu chứng khó tiêu.
Ăn uống khó tiêu là bệnh gì?
Ăn các thực phẩm gây khó tiêu: Việc ăn những thực phẩm cay và béo hoặc có nhiều axit, chất xơ kích thích đường tiêu hóa, gây ra cảm giác khó chịu, đôi khi khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra ợ nóng. Ngoài ra, trái cây họ cam, quýt, đồ uống có ga, caffeine và rượu cũng là nhóm thực phẩm có thể góp phần gây khó tiêu.
Ăn uống sai sách: Việc ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, nhai không kỹ hoặc vừa ăn vừa xem phim, nói cười, ăn quá khuya cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn uống không tiêu. Để việc tiêu hóa trở nên dễ dàng, cần ăn uống một cách tự từ.
Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc là các thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày như aspirin, thuốc chống viêm không steroid cũng gây ra tác dụng phụ là khiến việc ăn uống khó tiêu.
Do stress: Nếu để bộ não căng thẳng, áp lực dễ dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa, trong đó có chức ăn không tiêu. Việc để cơ thể stress kéo dài có thể tác động tiêu hóa đến hệ tiêu hóa, ngoài việc khó tiêu còn có thể gặp phải các vấn đề như chảy máu tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, khô miệng, chán ăn, tiêu chảy, rối loạn chức năng đại tràng.
Không dung nạp Lactose: Đó là khi hệ tiêu hóa, cụ thể là ruột non không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose (đường trong sữa). Khi đó, trong thời gian 30 phút đến 2 tiếng sau khi ăn hoặc uống sữa hay các chế phẩm từ sữa, bạn có thể cảm thấy khó tiêu với các triệu chứng điển hình như đau quặn bụng, tiêu chảy, đầy hơi.
Bên cạnh những yếu tố gây khó tiêu chính trên, một số vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa, cũng có thể chúng ta cảm thấy khó tiêu sau ăn uống. So với các nguyên nhân trên, nếu bạn bị ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn lặp đi lại lại có thể cảnh báo đang mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa gan mật, đó là một tình trạng khá nguy hiểm.
Trào ngược axit (GER) hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khi bạn ăn hoặc uống, dịch axit có thể trào ngược từ dạ dày lên thực quản, bộ phận nối miệng và dạ dày của bạn. Trào ngược axit có thể gây ra tình trạng nôn mửa hoặc ợ chua.
Hội chứng ruột kích thích (IBS): Một chứng rối loạn chức năng đường tiêu hóa được đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện.
Nhiễm trùng: Trong đó, việc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng có thể là nguyên nhân gây ra khó tiêu. Đó là một loại vi khuẩn xuất hiện phổ biến ở dạ dày gây ra các vấn đề như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Việc nhiễm loại vi khuẩn này có thể không gây ra triệu chứng hoặc gây khó tiêu ở các mức độ khác nhau.
Ngoài ra, một số các bệnh lý liên quan đến đường ruột khác như liệt dạ dày, loét dạ dày, viêm dạ dày, ung thư dạ dày cũng có thể là khởi nguồn của chứng ăn uống khó tiêu. Để có thể xác định nguyên nhân chính xác, các bác sĩ sẽ xem xét đến các triệu chứng và thực hiện các bài kiểm tra thể chất. Ngoài ra, một số các trường hợp sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-Quang hoặc siêu âm để đi đến kết luận cuối cùng.
Các biển hiện của việc ăn không tiêu
Các triệu chứng của ăn uống không rõ ràng và rất dễ để nhận biết. Bạn có thể test xem mình có bị khó tiêu hay không bằng cách dựa vào một số các biểu hiện như sau:
- Đau, cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở vùng bụng trên
- Cảm thấy nhanh no khi đang ăn
- Cảm giác no một cách khó chịu sau khi xong một bữa ăn
- Đầy hơi, ợ hơi
Ngoài ra, người bị chứng ăn uống khó tiêu có thể gặp phải một số triệu chứng khác như ợ thức ăn hoặc ợ chất lỏng, tiếng ùng ục trong bụng, buồn nôn, xì hơi. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị ợ chua, tuy nhiên ợ chua và khó tiêu là hai tình trạng riêng biệt.
Trong trường hợp khó tiêu đi kèm với các triệu chứng khác, có thể cho thấy rằng bạn đang mắc phải một tình trạng nghiêm trọng, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Đó thường là phân có màu đen như hắc ín, nôn ra máu, khó nuốt hoặc nuốt đau, nôn mửa thường xuyên, giảm cân đột ngột, đau ở ngực, hàm cổ hoặc cánh tay.
Cách điều trị đối với chứng ăn uống khó tiêu
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà cách chữa trị chứng ăn uống khó tiêu cũng khác nhau. Nếu như bị khó tiêu liên tục, có thể chẩn đoán rằng bạn đang mắc phải một bệnh lý về tiêu hóa gan mật, mà vấn đề này cần được thăm khám và chỉ định điều trị bởi bác sĩ. Dưới đây là một số các phương pháp trị chứng ăn uống khó tiêu:
Thay đổi cách ăn uống khoa học
Cụ thể là tránh các thực phẩm cay, chiên xào nhiều dầu mỡ đều là những thực phẩm gây khó tiêu hàng đầu. Hạn chế các chất kích thích như cà phê, bia rượu, thuốc lá. Cạnh đó tạo thói quen ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ, tránh ăn khuya, trong lúc ăn không làm việc khác như cười nói, xem ti vi hay đọc sách.
Thử các liệu pháp tâm lý
Nhằm để giúp chữa trị các bệnh lý căng thẳng, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, những căn nguyên có thể gây ra chứng khó tiêu của bạn. Bên cạnh đó, tránh làm việc quá đà, hãy để tinh thần cảm thấy thoái mái, thư giãn, bằng cách vận động nhẹ nhàng, tham gia các bộ môn yêu thích, dành thời gian để đi bộ, nghe nhạc, xem phim hoặc chia sẻ với bạn bè.
Dùng thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc theo toa
Phương án tốt nhất để chữa trị chứng ăn uống khó tiêu đó là dùng đến một số loại thuốc cụ thể, nhằm để điều trị chức khó tiêu hoặc trào ngược axit, chẳng hạn như thuốc kháng axit, thuốc chẹn histamine, thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng sinh.
Bên cạnh đó, trong điều trị những hội chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa, trong đó có chứng ăn uống khó tiêu, đơn thuốc của bác sĩ thường chỉ định bổ sung thêm men vi sinh hoặc men tiêu hóa. Trong đó, men vi sinh Floradapt IBS đã được chứng minh là thích hợp cho những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) và đại tràng. Khi đó, việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các đồ ăn thức uống cay nóng, dầu mỡ, bia rượu là những nguyên nhân hàng đầu khiến đường tiêu hóa bị tác động tiêu cực. Một khi hệ vi sinh đường ruột mất đi sự cân bằng, dễ sinh ra các chứng rối loạn như đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu,vv…
Khi đó, việc sử dụng men vi sinh Floradapt IBS được cho là một cái khiên bảo vệ đường ruột một cách hiệu quả. Sản phẩm với hỗn hợp men vi sinh l3.1 được sản xuất độc quyền từ AB-Biotics (Tây Ban Nha) kết hợp cùng với vitamin D3, giúp đường ruột trở nên khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Duy trì việc sử dụng 1 viên/ ngày, sau bữa ăn ít nhất trong 2 tuần giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, đặc biệt là sau khi ăn hoặc lo lắng quá mức.
Thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà
Nếu từ các nguyên nhân đơn thuần là ăn các thực phẩm khó tiêu, ăn uống sai cách hoặc là lạm dụng thuốc, chứng khó tiêu thường tự hết sau vài giờ, bạn không cần phải thực hiện bất kỳ điều trị nào. Trường hợp bệnh kéo dài, gây ra sự khó chịu, bạn hoàn toàn có thể thử qua một số các biện pháp khắc phục tự nhiên tại nhà.
+ Baking soda (natri bicarbonate): Đây là thành phần chính trong Alka-Seltzer, có khả năng trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó tiêu. Chỉ cần sử dụng ½ thìa cà phê baking soda trong 4 oz nước và uống hết, lặp lại sau 2 giờ, không quá 7 liều trong 24 giờ, bạn sẽ thấy việc ăn uống khó tiêu không còn nữa.
+ Trà hoa cúc: Loại trà thảo mộc này giúp làm giảm sưng tấy và co thắt, đặc biệt nếu uống ấm có thể giúp làm dịu dạ dày một cách hoàn hảo.
+ Rễ cây cam thảo: Cây cam thảo có chứa các chất có khả năng làm giảm sưng tấy trong dạ dày, giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn. Nhờ vậy, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu và trào ngược axit. Với rễ cam thảo, bạn có thể nhai trực tiếp hoặc dùng nó để pha trà.
Hầu hết những người mắc chứng ăn uống khó tiêu đều có một cuộc sống bình thường, chỉ cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống hoặc dùng thuốc để điều trị. Trong đó, các phương pháp phòng ngừa như ăn uống đúng cách, ngủ nhiều hơn, không nằm sau khi ăn no, giảm mức độ căng thẳng cũng là một hình thức điều trị. Sau một thời gian tự điều chỉnh, chắc chắn các triệu chứng ăn uống không tiêu sẽ thuyên giảm và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.