Bệnh Trĩ có tái phát không? Các nguyên nhân tái phát trĩ?
Trĩ tái phát là nỗi ám ảnh chung của những người không may bị trĩ. Thực tế, bệnh trĩ hầu như không thể điều trị dứt điểm, rất nhiều các trường hợp điều trị đã khỏi nhưng sau một thời gian, bệnh lại tái phát. Vậy, đâu là nguyên do khiến trĩ tái phát và cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa trĩ quay trở lại. Dưới đây là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất.
Mục lục
Giải đáp bệnh trĩ có tái phát không?
Bệnh trĩ không loại trừ bất kỳ đối tượng nào, ai cũng có thể bị trĩ, dù là nam hay nữ, trẻ em hay người lớn. Đặc biệt, những người ở độ tuổi 30-60 là dễ bị mắc trĩ nhất. Bệnh trĩ để chỉ các mô tĩnh mạch tại hậu môn, trực tràng bị giãn ra, suy yếu gây ra búi trĩ. Do đó, khả năng bệnh trĩ tái phát rất cao và bệnh cũng tái phát thường xuyên.
Trong thực tế, ngay cả những trường hợp đã phẫu thuật cắt trĩ sau một thời gian vẫn bị tái phát. Một khi mô ở phần hậu môn, trực tràng bị giãn nở sẽ bị tác động bởi bất cứ nguyên nhân nào, thường là táo bón, rặn khi đi đại tiện hay ngồi lâu. Một khi bệnh trĩ đã tái phát nhiều lần, tĩnh mạch càng căng giãn hơn dẫn đến dễ bị tổn thương và bệnh trĩ cũng ngày càng nặng thêm.
Những nguyên nhân khiến trĩ tái phát
Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh có nguy cơ tái phát rất cao. Thời điểm trĩ tái phát ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, có người tái phát sau 5,10 năm nhưng cũng có người chỉ vài ba tháng và các triệu chứng dai dẳng, không thể dứt điểm. Được biết, nguyên nhân chính dẫn đến tái phát trĩ là do lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống. Điều này dẫn đến việc tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn gây ra trĩ.
Như chúng ta đều biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là táo bón, tiêu chảy, thừa cân, ngồi lâu, thai kỳ, nâng vật nặng,… Nếu khắc phục được những vấn đề này ngay, bệnh trĩ thường sẽ không xuất hiện hoặc có nhưng không ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, nếu để những tình trạng này kéo dài, không điều trị hoặc điều trị qua la, không dứt điểm, trĩ sẽ dần hình thành, ban đầu là sự đau rát, khó chịu và chảy máu ở hậu môn, về sau sinh ra búi trĩ với các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Các bác sĩ cho rằng, việc bệnh trĩ tái phát là khá phổ biến, nguyên nhân chính có thể xác định là do không loại trừ triệt để các nguyên nhân sinh ra búi trĩ, chẳng hạn như ăn uống bừa bãi, sinh hoạt không khoa học, sinh nở, uống rượu,vv…Bên cạnh đó, khá nhiều các trường hợp khác bị trĩ tái phát là do mắc phải một số bệnh lý gây táo bón kéo dài, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích.
Trong khi đó, phần lớn người bệnh chỉ mới xử lý phần ngọn của trĩ, tức các loại bỏ các triệu chứng như búi trĩ, chấm dứt đau rát, ngứa ngáy hay đi ngoài ra máu mà chưa xử lý triệt để gốc rễ của bệnh. Vì vậy, dù bạn đã thử mọi cách như ăn uống kiêng khem, điều chỉnh lối sống, bôi thuốc hay uống thuốc, bệnh trĩ vẫn có khả năng quay trở lại.
Các biện pháp ngăn ngừa trĩ tái phát
Như đã nói ở trên, các loại thuốc cả kê đơn lẫn không kê đơn được bán trên thị trường, gồm cả gel bôi, thuốc mỡ hay thuốc đạn, đều chỉ có thể giúp giảm các triệu chứng trĩ tạm thời chứ không ngăn ngừa được trĩ tái phát. Vì vậy, muốn trĩ không quay trở lại, cần điều trị nguyên nhân gốc rễ. Theo đó, việc thực hiện một số các biện pháp sau dây được cho là hiệu quả để ngăn chặn trĩ.
Điều chỉnh về chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong tất cả các giai đoạn bệnh trĩ, từ phòng ngừa, điều trị cho đến ngăn trĩ tái phát. Một người bị trĩ, trong ăn uống cần chú ý uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ, chủ yếu là các loại rau củ, trái cây. Những loại thực phẩm này tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, giúp phân ra ngoài dễ dàng, tránh táo bón.
Song song với đó, một nguyên tắc trong ăn uống nữa cần thực hiện là tránh các đồ ăn mặn, cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột, chất béo, chẳng hạn như đồ nướng, xiên que, gà rán, bánh mì, dưa muối,vv… Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng cữ các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…
Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh
Trĩ có nguy cơ cao với những người có đặc thù công việc là ngồi lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe đường dài hay khuân vác nặng như công nhân công trình. Để ngăn ngừa trĩ, hãy cố gắng hạn chế điều đó bằng cách đi lại, vận động cơ thể sau 15 phút. Cạnh đó, nên tăng cường vận động bằng các bài tập như đi bộ, chạy bộ, tập yoga.
Bên cạnh đó, nên tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày 1 lần vào một khung giờ nhất định, tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy. Việc đại tiện cũng cần tránh rặn nhiều, ngồi quá lâu vô tình tạo ra áp lực lên thành mạch hậu môn. Khi có cảm giác muốn đi tiêu, hãy cố gắng đi ngay. Nếu có thời gian, ngâm hậu môn cùng với nước ấm pha muối hoặc nước lá diếp cá, lá phỉ mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ngồi đủ 15 phút.
Điều trị các bệnh liên quan về đường tiêu hóa
Một số các bệnh tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột, bệnh celiac, hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm đại tràng,vv… thường có các triệu chứng là tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai. Nếu để những tình trạng này kéo dài, nó sẽ góp phần gây ra bệnh trĩ, thậm chí có thể khiến trĩ trở nên trầm trọng hơn và gây viêm nhiễm hậu môn.
Khi đó, để trĩ không tái phát, việc loại bỏ táo bón/ tiêu chảy thông qua việc điều trị các bệnh gây ra nó là một biện pháp hiệu quả. Ngay khi có triệu chứng tiêu chảy, bạn nên chấm dứt bằng thuốc chống tiêu chảy. Ngược lại, nếu bị táo bón, hãy dùng thuốc làm mềm phân. Tuy nhiên, cần chú ý không lạm dụng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón vì có thể gây ra nhiều vấn đề như giảm hiệu quả của thuốc, mất cân bằng điện giải và một số tác dụng phụ khác.
Thực hiện các phương pháp phẫu thuật trĩ
Một số trường hợp bệnh trĩ tái phát bởi sự nhạy cảm hoặc tổn thương ở các mô xung quanh mạch máu. Trong tình huống này, để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát ở ngay vị trí đó, bạn có thể nghĩ đến phương án phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra các sự lựa chọn khác nhau như thắt trĩ, phẫu thuật trĩ và băng bó trĩ.
Thắt trĩ: Đây là một thủ thuật không cần phẫu thuật có thể giúp loại bỏ búi trĩ vĩnh viễn. Tuy nhiên, thủ thuật này chỉ dành cho trĩ nội, không dùng cho trĩ ngoại. Thủ thuật này sẽ được thực hiện bằng cách đặt một dải cao su xung quanh gốc trĩ, nhằm mục đích cắt đứt nguồn cung cấp máu đến nó. Khi đó, do thiếu máu nên búi trĩ teo lại và rụng đi, các mô sẹo sẽ được thay thế.
Cắt trĩ: Đây là một thủ thuật phẫu thuật có thể loại bỏ các trĩ nội và trĩ ngoại. Đây là phương pháp điều trị thường được lựa chọn cho trĩ ngoại, bởi không thể băng bó được. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các vết mổ quanh búi trĩ, đầu tiên là buộc các tĩnh mạch bị sưng lại để ngăn chảy máu, sau đó sẽ trực tiếp cắt bỏ búi trĩ.
Băng bó trĩ: Thuốc bôi tại chỗ chỉ là cách điều trị ngắn hạn cho bệnh trĩ, nếu muốn lâu dài, cần điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Băng bó trĩ có thể giúp chữa khỏi trĩ bằng cách giải quyết tận gốc vấn đề. Ưu điểm của băng bó trĩ là thủ thuật không phẫu thuật vì thế thường không gây đau, thực hiện nhanh chóng và ít có rủi ro nhất so với phẫu thuật.
Dù là trĩ nặng hay trĩ nhẹ, dù là điều trị bằng phẫu thuật, thủ thuật hay điều trị nội khoa, bệnh trĩ vẫn có khả năng cao quay trở lại nếu như không biết kiêng cữ trong ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Thông qua việc hiểu rõ các lý do tái phát trĩ, người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc phòng tránh, bằng cách loại bỏ các nguy cơ gây bệnh cũng như mau chóng điều trị các bệnh lý liên quan.