Bệnh trĩ có cần phẫu thuật? Khi nào cần? Khi nào không?
Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến tuy nhiên người bệnh lại ngần ngại đi khám và điều trị loại bệnh này. Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ và phẫu thuật là một trong những cách điều trị bệnh trĩ khi căn bệnh này đã lên cấp độ 3, cấp độ 4. Tuy nhiên không phải lúc nào bệnh nhân cũng bắt buộc phải phẫu thuật. Vậy thì bệnh trĩ có cần phẫu thuật hay không? Điều này phụ thuộc vào mức độ bệnh, thời điểm phát hiện bệnh,… của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương thức điều trị phù hợp.
Mục lục
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến
Bệnh trĩ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp như là nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị cho bệnh nhân tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, theo kinh nghiệm thăm khám của bác sĩ, dựa theo hoàn cảnh và nguyện vọng của người bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến đó là:
- Điều trị nội khoa và thủ thuật
Phương pháp điều trị nội khoa là phương án được lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị bệnh trĩ. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm và đi khám bác sĩ thì sẽ điều trị theo các phương pháp nội khoa và thủ thuật. Những cách thức này đơn giản và nhẹ nhàng hơn so với phương pháp phẫu thuật. Một số phương pháp điều trị nội khoa và thủ thuật để chữa trị bệnh trĩ là: sử dụng thuốc và các sản phẩm chức năng hỗ trợ, chích thuốc tạo xơ teo, thắt vòng cao su, đốt laser,…
- Phương pháp phẫu thuật
Đây là phương pháp cuối cùng sau khi các phương pháp điều trị nội khoa và thủ thuật nêu trên không hiệu quả. Chỉ định phẫu thuật chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân gặp các trường hợp các búi trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ có huyết khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết trầm trọng. Có những loại phẫu thuật thường dùng hiện nay là phẫu thuật bằng phương pháp Milligan Morgan và Longo.
- Phẫu thuật kinh điển (mổ mở): được áp dụng với những bệnh trĩ cấp tính nặng, gây phù nề và hoại tử, ngăn cản sự đóng niêm mạc. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh được tiêm thuốc gây tê cục bộ chứa epinephrine để giúp cho cầm máu và tránh sưng tấy. Phương pháp mổ mở này có thể gây đau trong vài tuần sau khi phẫu thuật.
- Cắt trĩ dưới niêm mạc (thủ thuật Parks): phương pháp này được phát triển vào những năm 1950 bởi bác sĩ Parks. Phương pháp được thực hiện bằng cách gây tê toàn thân hoặc ngoài màng cứng và chỉ định cho các bệnh trĩ cấp độ 2 đến cấp độ 4. Thủ thuật Parks khá an toàn và có tỷ lệ biến chứng cũng như tái phát thấp.
- Phẫu thuật Milligan Morgan: là nguyên tắc phẫu thuật cắt riêng biệt từng búi trĩ, để lại ở giữa các búi trĩ các cầu da, niêm mạc. Nhược điểm của phương pháp này đó là bệnh nhân sẽ đau nhiều sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời gian trở lại lao động muộn và thường không hiệu quả với trường hợp trĩ vòng.
- Phẫu thuật cắt trĩ Longo: là phương thức phẫu thuật mới hơn, sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược khoảng 2cm – 3cm và khâu vòng bằng máy bấm. Nguyên tắc của phẫu thuật này chính là cắt và khâu khoanh niêm mạc, để nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ vốn bị giãn phồng. Nhờ đó mà thu nhỏ được thể tích các búi trĩ và bảo tồn khối đệm hậu môn. Phương pháp Longo hiện nay rất được ưa chuộng vì ít đau, thời gian nằm viện ngắn, nhanh chóng lành bệnh và bệnh nhân có thể trở lại hoạt động sớm hơn.
- Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler (THD): sẽ sử dụng đầu dò Doppler để xác định sáu động mạch nuôi chính trong ống hậu môn. Sau đó, bác sĩ sẽ thắt các động mạch này bằng chỉ khâu có thể hấp thụ và ống soi chuyên dụng để cắt các động mạch thừa niêm mạc trĩ. Phương pháp phẫu thuật này ít gây đau, giảm chảy máu và sa mô.
- Phẫu thuật HCPT: là phương pháp phẫu thuật dùng nhiệt để làm đông mạch máu, sau đó dùng sóng điện cao tần để loại bỏ búi trĩ, tạo thành mô sẹo. Chi phí thực hiện phẫu thuật này cũng khá cao nhưng có ưu điểm chính là điều trị bằng phẫu thuật HCPT ít gây đau, an toàn ít biến chứng và có thể loại bỏ được búi trĩ hoàn toàn.
Bệnh trĩ có cần phẫu thuật hay không?
Nguyên tắc trong điều trị bệnh trĩ đó là làm triệt tiêu hoặc thu nhỏ kích thước các búi trĩ, giúp bệnh nhân không còn hoặc giảm triệu chứng bệnh như: ngứa rát hậu môn, đau hậu môn, chảy máu,… Bệnh trĩ càng nặng thì việc điều trị càng khó khăn, gây biến chứng nguy hiểm và khó khắc phục triệt để. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh trĩ, đặc biệt là giai đoạn bệnh đang phát tiến hoặc giai đoạn muộn của bệnh. Vậy thì bệnh trĩ cần phẫu thuật hay không và khi nào cần phẫu thuật trĩ.
- Đối với những bệnh trĩ cần phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ được khuyến cáo dành cho những ai đang có bệnh trĩ cấp độ 3 trở lên hoặc một số trường hợp đặc biệt như trĩ bị huyết khối, búi trĩ to, trĩ hỗn hợp kích thước lớn gây đau đớn chảy máu nhiều. Ngoài ra, phẫu thuật cũng không phải là phương pháp điều trị duy nhất có thể điều trị bệnh hoàn toàn. Sau phẫu thuật xong thì bệnh nhân cần phục hồi chức năng hậu môn, điều trị duy trì ngăn chặn bệnh trĩ tái phát lại.
- Đối với những bệnh trĩ không cần phẫu thuật
Theo các chuyên gia chia sẻ thì với bệnh nhân bị trĩ nội cấp độ 2 trở xuống hoặc trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại thì có thể lựa chọn phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị nội khoa khác nhau. Tùy theo tình trạng bệnh và khả năng thích ứng với phương thức điều trị mà bệnh nhân có thể giảm được kích thước búi trĩ, triệu chứng bệnh cũng bớt mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Bên cạnh các phương pháp điều trị nội khoa thì việc sử dụng các sản phẩm chức năng để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trĩ cũng là cách thức được nhiều bệnh nhân sử dụng.
Sản phẩm Hemocyl là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ dễ dàng và thuận tiện nhất hiện nay. Hemocyl được xem là một giải pháp đột phá trong quản lý bệnh trĩ mà không cần đến phương pháp phẫu thuật, trừ phi bệnh có biến chứng nặng và theo chỉ định bắt buộc của bác sĩ cần phẫu thuật.
Tác dụng của Hemocyl đó là hỗ trợ giảm triệu chứng đau rát, ngứa, chảy máu khi đi ngoài do bệnh trĩ. Ngoài ra còn ức chế sự phát triển các vi sinh vật giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát tại búi trĩ cũng như giúp giảm áp lực đến hệ mạch máu tại hậu môn thông qua tăng tưới máu đến gan và lách trong cơ thể.
-
Hemocyl1,358,000₫
Những lưu ý sau khi điều trị bệnh trĩ
- Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn theo chế độ ít dư lượng với các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh và trái cây. Nên lựa chọn các loại thức ăn lỏng như súp, nước trái cây, phở gà để ngăn ngừa tình trạng buồn nôn, nôn mửa và táo bón.
- Tránh ăn các thực phẩm dễ gây táo bón như các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn (như bánh pizza,…), đồ đông lạnh, mì ống và các sản phẩm nhiều đường (như bánh ngọt, bánh nướng, bánh rán,…) và đồ uống có chứa caffeine.
- Sau khi phục hồi, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống hàng ngày với những thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho việc ngăn ngừa trĩ tái phát như là: rau sống, ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì, các loại trái cây và các loại đậu,…
- Nên quản lý cân nặng ở mức hợp lý. Bệnh béo phì cũng là một yếu tố góp phần gây ra bệnh trĩ vì làm gia tăng áp lực đặt lên các tĩnh mạch của trực tràng, hậu môn, dẫn đến sưng và viêm. Do đó, người bệnh cần quản lý cân nặng bản thân ở mức hợp lý để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
- Không nên rặn và ngồi quá lâu khi đại tiện. Vì việc rặn quá mức là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hoặc làm bệnh tái phát. Bên cạnh đó, việc ngồi bồn cầu quá lâu cũng làm tăng áp lực lên trực tràng và hậu môn gây nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
Nhìn chung thì phẫu thuật vẫn là phương pháp chính để điều trị bệnh trĩ nhằm loại bỏ búi trĩ hoàn toàn. Từ đó giúp người bệnh sẽ giảm đau và giảm những biến chứng về sau. Còn về bệnh trĩ có cần phẫu thuật hay không, nên chọn phương pháp nào, khi nào thực hiện,…thì cần dựa trên các chỉ thị của bác sĩ. Bệnh nhân nên đi thăm khám để biết được chính xác phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh trĩ của bản thân.