Phương pháp cắt trĩ Ferguson
Bệnh trĩ được biết tới một căn bệnh thường gặp, gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi những cách điều trị nội khoa không còn hiệu quả, phẫu thuật cắt trĩ trở thành lựa chọn tối ưu để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ và chấm dứt các triệu chứng khó chịu. Trong số các kỹ thuật phẫu thuật cắt trĩ, phương pháp Ferguson nổi bật bởi hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các trường hợp trĩ nặng hoặc đã thất bại với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.
>> Xem thêm: Các phương pháp phẫu thuật trĩ
Mục lục
Giới thiệu về phương pháp cắt trĩ Ferguson
Phẫu thuật cắt trĩ Ferguson là phương pháp tiên tiến, được cải tiến từ kỹ thuật Milligan Morgan (1937), dành cho các trường hợp bệnh trĩ nặng hoặc đã áp dụng các phương pháp nội khoa, điều trị thủ thuật khác nhưng không thành công. Kỹ thuật này thực hiện cắt bỏ từng búi trĩ riêng rẽ sau khi thắt gốc, sau đó khâu kín lại các cầu da niêm mạc (Ferguson 1959).
Xét về ưu điểm, phương pháp cắt trĩ Ferguson có mức chi phí thấp hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình so với các phương pháp khác. Đồng thời, đây cũng biện pháp điều trị hiệu quả, loại bỏ hoàn toàn búi trĩ, tỷ lệ tái phát thấp. Quan trọng hơn, với cắt trĩ Ferguson, kỹ thuật thực hiện ít xâm lấn, giúp thời gian hồi phục sau phẫu thuật tương đối ngắn. Dẫu vậy, phương pháp cắt trĩ này vẫn còn tồn tại yếu điểm cần cân nhắc đó là người bệnh cần rất kỹ lưỡng trong quá trình lựa chọn cơ sở do Ferguson đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, yêu cầu trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Đối tượng áp dụng phương pháp cắt trĩ Ferguson
Cắt trĩ Ferguson là một thủ thuật phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ truyền thống, được thực hiện bằng cách cắt khâu riêng biệt từng búi trĩ một. Cách thức này phù hợp với một số đối tượng cụ thể sau:
- Trĩ nội độ 3, độ 4: Búi trĩ to, sa ra ngoài hậu môn, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Sa trĩ tắc mạch: Búi trĩ bị nghẽn mạch máu, dẫn đến đau đớn dữ dội và có thể hoại tử.
- Trĩ đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả: Bao gồm điều trị nội khoa (thuốc, đốt điện,…) hoặc cắt trĩ bằng phương pháp khác.
- Trĩ kèm theo các bệnh lý hậu môn khác cần phẫu thuật: Nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,…
Ngoài ra, tương tự như các phương pháp khác, phẫu thuật cắt trĩ Ferguson cũng không áp dụng được với một số đối tượng nhất định. Cụ thể:
- Rối loạn đông máu: Nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật cao.
- Đái tháo đường: Quá trình lành thương chậm hơn, dễ bị biến chứng nhiễm trùng.
- Nhiễm HIV: Hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Chống chỉ định gây mê hồi sức: Do dị ứng thuốc gây mê hoặc các bệnh lý tim mạch, hô hấp nặng.
Lưu ý: Đây chỉ là thông tin tham khảo chung. Để biết chính xác bản thân có phù hợp với phương pháp cắt trĩ Ferguson hay không, bạn cần thăm khám và tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
Quy trình phẫu thuật cắt trĩ Ferguson
Đối với những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, phẫu thuật cắt trĩ Ferguson, hay còn gọi là phẫu thuật cắt trĩ kín, xuất hiện như một giải pháp điều trị hiệu quả. Phương pháp này được xem là phiên bản cải tiến so với kỹ thuật Milligan Morgan truyền thống, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, giúp rút ngắn thời gian hồi phục và giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân.
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật
Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ Ferguson, bác sĩ cần tiến hành một số bước chuẩn bị nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho thủ thuật. Bước đầu tiên là thực hiện nội soi đại trực tràng. Mục đích của bước này là loại trừ các khả năng bệnh lý khác có thể gây ra triệu chứng đại tiện máu tương tự như trĩ, bao gồm nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh Crohn, lao hoặc ung thư đại trực tràng.
Tiếp theo, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát. Những xét nghiệm này bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan thận, kiểm tra tình trạng đông máu, chụp X-quang tim và phổi, siêu âm bụng… Kết quả của các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó đưa ra quyết định phù hợp về việc có nên thực hiện phẫu thuật cắt trĩ Ferguson hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật cắt trĩ Ferguson sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Thực hiện cắt trĩ Ferguson
Dưới đây là các bước thực hiện phẫu thuật trĩ theo phương pháp Ferguson để bệnh nhân tham khảo:
Bước 1: Đưa dụng cụ vào hậu môn để mở rộng khu vực này, giúp lộ ra các búi trĩ. Sau đó, bệnh nhân sẽ được đặt van Hill-Ferguson – một loại van hình lưỡi liềm giúp che phần còn lại của ống hậu môn trực tràng, giúp lộ ra búi trĩ cần cắt.
Bước 2: Tiến hành cắt trĩ từng búi, trước nhất là ở vị trí 3 giờ. Sau đó, tiêm dung dịch Xylocaine pha loãng + Adrenalin để dễ dàng bóc tách. Khi rạch da ở rìa hậu môn, bước tiếp theo là bóc tách búi trĩ từ da đến niêm mạc hậu môn trực tràng, từ lớp cơ vòng trong đến gốc của búi trĩ.
Bước 3: Khâu lại đáy của búi trĩ bằng chỉ khâu chậm tan và cầm máu tại vùng cắt búi trĩ. Đường rạch được khâu từ trong ra ngoài, tức là mũi khâu đầu tiên sẽ đi từ niêm mạc trực tràng đến niêm mạc hậu môn và kết thúc ở da rìa hậu môn.
Bước 4: Thực hiện tương tự đối với các búi trĩ ở hướng 8 giờ và 11 giờ. Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại các vết rạch một lần nữa để đảm bảo không có vấn đề gì.
Hemocyl là viên uống đặc biệt dành cho việc điều trị bệnh trĩ mà không cần phải phẫu thuật. Với thành phần tự nhiên, Hemocyl giúp giảm sưng, viêm và đau nhức, đồng thời cải thiện sức khỏe mạch máu. Công thức độc đáo và tiện dụng của sản phẩm mang lại giải pháp an toàn và hiệu quả cho những ai mắc bệnh trĩ. Hemocyl là lựa chọn lý tưởng cho phương pháp điều trị không xâm lấn.
Mức độ hiệu quả của phương pháp cắt trĩ Ferguson
Kết quả nghiên cứu tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho thấy phẫu thuật Ferguson mang lại hiệu quả cao trong điều trị trĩ nội độ III và IV, ít biến chứng và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Nghiên cứu được thực hiện trên 65 bệnh nhân, với những kết quả cụ thể sau:
- Giảm đau hiệu quả: 78,5% bệnh nhân chỉ trải qua mức độ đau vừa và nhẹ sau phẫu thuật.
- Tỷ lệ biến chứng thấp: Chỉ 1,8% bệnh nhân gặp chảy máu sau xuất viện 1 tuần (trong đó 0,9% cần can thiệp soi hậu môn cầm máu), 10,8% gặp bí tiểu sau mổ. Không ghi nhận trường hợp tử vong hay nhiễm trùng vết mổ.
- Thời gian hồi phục nhanh: Trung bình thời gian nằm viện chỉ 1,2 ngày. Vết mổ lành trong 4-6 tuần (trường hợp không bung) và 6-8 tuần (trường hợp bung). Bệnh nhân có thể quay lại công việc bình thường sau 9,4 ngày.
Lưu ý sau khi phẫu thuật
Đau đớn và ảnh hưởng tâm lý sau phẫu thuật là điều không thể tránh khỏi. Theo thống kê, một số bệnh nhân còn gặp biến chứng tái phát, đặc biệt là với bệnh trĩ vòng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ và thúc đẩy quá trình hồi phục bằng những biện pháp đơn giản sau:
- Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh làm việc hay vận động quá sức để cơ thể tập trung vào việc chữa lành vết thương.
- Giữ tinh thần thoải mái: Lo lắng chỉ khiến mọi việc tệ hơn. Bởi thế, bạn cần lạc quan và tin tưởng vào kết quả điều trị.
- Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, bia rượu.
- Vận động nhẹ nhàng: Khi vết thương đã lành, bạn cần di chuyển thường xuyên để thúc đẩy lưu thông máu.
- Thăm khám định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe giúp phát hiện sớm các biến chứng và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cắt trĩ theo phương pháp Ferguson là một lựa chọn hiệu quả, ít xâm lấn cho những ai đang gặp vấn đề với bệnh trĩ. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất và phòng ngừa tái phát, việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau phẫu thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng góp phần đáng kể trong việc duy trì sức khỏe hậu phẫu và nâng cao chất lượng cuộc sống.