Thời gian vàng cho trĩ tái phát? Đâu là cách phòng ngừa tốt nhất?
Một trong những lo ngại nhiều người là khả năng bị trĩ tái phát, gây ra sự phiền toái và khó chịu trong sinh hoạt, công việc. Bên cạnh việc biết các lý do tái phát trĩ, chúng ta cũng cần xác định được thời điểm mà trĩ dễ tái phát nhất là khi nào. Qua đó, giúp mỗi bệnh nhân chủ động hơn trong việc tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất.
Mục lục
Thời điểm bệnh trĩ dễ tái phát
Bệnh trĩ tái phát có thể nói là một vấn đề rất phổ biến. Ngay cả khi các triệu chứng của chúng đã được kiểm soát, bệnh trĩ vẫn có khả năng quay trở lại. Thật không may, đó chính là bản chất của bệnh trĩ. Trĩ có thể tái phát sau một thời gian không cố định, có thể là 5 năm, 10 năm hoặc chỉ sau vài ba tháng, tùy vào cách chăm sóc và phòng ngừa của mỗi người.
Bệnh trĩ có thể xuất hiện đột ngột vào một khoảng thời gian nhất định. Người bệnh cảm nhận được cơn đau hậu môn bỗng xuất hiện bất ngờ và trở nên tồi tệ trong 48 giờ đầu tiên. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần trong những ngày tới. Thời điểm vàng để bệnh trĩ tái phát là tùy thuộc vào từng người, khi có sự phình tĩnh mạch ở các đám rối tĩnh mạch, khiến hậu môn, trực tràng bị giãn nở, suy yếu chính là lúc mà bệnh trĩ tái phát.
Với nhiều người, việc để trĩ tái phát không chỉ gây ra sự đau đớn mà còn khó chịu, phiền toái đến cuộc sống, công việc. Thời điểm trĩ dễ bùng nổ nhất là khi người bệnh ở trong một số tình huống cụ thể như sau:
Khi đi tiêu: Nếu để tình trạng táo bón tiếp tục diễn ra, trĩ có thể quay lại đúng vào thời gian đó. Táo bón khiến bạn phải rặn nhiều khi đi đại tiện, từ đó gây ra một áp lực cực mạnh lên các tĩnh mạch hậu môn. Điều này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau rát tột độ mà còn gặp phải hiện tượng chảy máu, nhẹ có thể dính vào giấy, nặng có thể phun thành tia không thể kiểm soát.
Khi ngồi lâu một chỗ: Người có đặc thù công việc hay thói quen ngồi nhiều thường mắc phải các bệnh về tiết niệu cũng như bệnh trĩ cao hơn người bình thường. Cụ thể, ngồi nhiều vô tình tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn, khi đó máu huyết bị dồn ứ, lâu ngày sẽ khiến cho búi trĩ hình thành và phát triển. Với hành động này, người bệnh không chỉ thấy đau mà còn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và đặc biệt, nếu chất nhầy tiết ra có thể gây ẩm ướt.
Mang thai: Trọng lượng thai nhi ngày càng lớn kết hợp trong cân nặng của mẹ gia tăng áp lực lên hậu môn, gây ra trĩ. Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu thường rất dễ bị trĩ, tuy nhiên rất khó để điều trị dứt điểm. Đặc biệt, khi sinh thường, các bác sĩ yêu cầu người mẹ phải dồn sức để rặn. Lúc này, các búi trĩ sẽ xuất hiện nhiều hơn với kích thước lớn hơn. Một số trường hợp như trĩ tái phát, chảy mủ, trĩ ra máu nhiều cần được hỗ trợ y tế.
Cách phòng ngừa trĩ tái phát tốt nhất
Trĩ tái phát là một vấn đề phổ biến, ai cũng có khả năng “đón”trĩ quay trở lại, đôi khi nó còn xuất hiện với nhiều triệu chứng khó chịu hơn. Tuy nhiên, thực tế chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa được điều này bằng cách đặt ra một số các nguyên tắc vàng và yêu cầu bản thân thực hiện nó một cách triệt để.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đối với những trường hợp, dù đã phẫu thuật cắt trĩ sau một thời gian trĩ vẫn có thể quay trở lại. Các lý do được xác định là do ăn uống thiếu chất xơ dẫn đến táo bón, không vệ sinh tốt vùng sinh môn và cũng không có các giải pháp cụ thể để gia tăng sức khỏe tĩnh mạch.
Một chế độ ăn tốt giúp ngăn chặn trĩ tái phát là chế độ ăn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ, chẳng hạn rau xanh, các loại đậu, bông cải xanh, khoai tây, ớt chuông, nha đam, quả mâm xôi,vv… Song song với đó, cần đảm bảo nguyên tắc ăn ít tinh bột, chất béo và đường tinh chế cũng như hạn chế độ cay nóng và các chất kích thích như rượu, bia.
Tránh ngồi lâu và khuân vật nặng
Những người có đặc thù công việc là ngồi lâu, ít vận động, đi lại như tài xế, nhân viên văn phòng hay những người thường xuyên mang vác, nâng đỡ vật nặng như thợ công trình, nhân viên vận chuyển hàng hóa đều có khả năng tái phát trĩ cao. Thói quen đứng lâu, ngồi lâu hoặc nâng vật nặng đều là những trạng thái làm gia tăng áp lực lên ổ bung, từ đó khiến trĩ tái phát, cần tránh điều này.
Chữa triệt để ho và hen suyễn
Ho và hen suyễn nếu để kéo dài có thể làm tăng áp lực lên ổ bụng, xương chậu và tác động đến niêm mạc trực tràng. Do đó, một trong những biện pháp phòng ngừa trĩ tái phát tốt nhất là chữa trị triệt để những bệnh về đường hô hấp.
Bên cạnh đó, nếu bạn bị trĩ tái phát do táo bón hoặc tiêu chảy, với nguyên nhân xuất phát các bệnh về đường tiêu hóa, điển hình là hội chứng ruột kích thích (IBS), cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý này.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Trong trường hợp bị trĩ tái phát không đến từ đặc thù công việc là ngồi nhiều, khuân vác nặng, người bệnh vẫn cần chủ động tăng cường sức khỏe bằng một số bộ môn như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,vv… Điều này giúp làm tăng lưu lượng máu đến khắp cơ thể, bao gồm cả trực tràng – hậu môn nhằm giúp tăng cường sức khỏe cho vùng này.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nhằm giúp bù nước cho cơ thể, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày, bằng cách uống nước lọc kết hợp với các loại nước khác như nước ép, sinh tố hoặc các món ăn nhiều nước. Nguyên tắc chính vẫn là lấy nước lọc làm chủ yếu, uống kèm các loại nước khác đảm bảo mỗi ngày cần uống đủ 2-3 lít tùy vào thể trạng và nhu cầu của mỗi người.
Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa trĩ
Một khi đã bị trĩ, các tĩnh mạch vùng hậu môn cũng rất yếu, dễ bị co giãn khi có kích thích. Vì vậy, để ngăn trĩ quay trở lại, mỗi người cần có cách chăm sóc, sinh hoạt đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp song song với việc sử dụng các dòng thực phẩm chức năng, vừa có thể điều trị các triệu chứng như chảy máu, đau rát, sa búi trĩ, vừa có thể ngăn ngừa trĩ tái phát.
Trong danh sách các sản phẩm hỗ trợ trĩ tốt nhất hiện nay, được các chuyên khoa khuyên dùng có hai sản phẩm nổi bật, đó là Hemocyl và Rectovenal. Đây là những dòng sản phẩm vượt trội, không chỉ giúp loại bỏ các triệu chứng mà còn hỗ trợ ngăn ngừa trĩ quay trở lại.
Hemocyl: Với sự kết hợp của ba hợp chất là Berberis vulgaris (chiết xuất từ vỏ và rễ Hoàng liên gai), Cichorium intybus (chiết xuất rau diếp xoăn) và Hamamelis virginiana (chiết xuất lá Phỉ), Hemocyl giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng dễ thấy ở bệnh trĩ như đau rát, ngứa hậu môn và chảy máu. Cách sử dụng Hemocyl cũng rất đơn giản, chỉ cần uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn ít nhất 30 phút và thực hiện liệu trình đủ 14 ngày liên tục sẽ thấy kết quả.
Rectovenal: Đây là một sản phẩm điều trị trĩ được điều chế ở dạng gel bôi trĩ, thích hợp cho người bị trĩ và nứt kẽ hậu môn. Nó được chỉ định dùng cho cả trị nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, đặc biệt phù hợp cho cả phụ nữ có thai và cho con bú. Nhờ tác động của tanin có trong chiết xuất từ cây sồi (Quercus robur), Rectovenal giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng như ngứa, đau rát, chảy máu, chảy dịch chỉ sau 15 phút bôi. Sản phẩm được cho là đặc biệt hữu ích trong việc đối phó với các cơn tái phát trĩ.
Bệnh trĩ có thể tái phát bất cứ lúc nào, nếu như người bệnh thờ ơ, lơ là không chịu chăm sóc bản thân hoặc không đến bệnh viện để tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tin vui cho người bệnh, mặc dù khả năng trĩ tái rất cao, song chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa cũng như kiểm soát chúng một cách hiệu quả. Việc chủ động điều chỉnh về chế độ ăn uống, năng luyện tập cũng như có những giải pháp để tăng cường sức khỏe vùng sinh môn chính là những cách cơ bản và quan trọng nhất để phòng tránh căn bệnh khó nói này.