Phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn đàn ông, tại sao?
Trĩ là một bệnh rất thường gặp, có thể xuất hiện ở bất cứ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, có một sự thật là phụ nữ dễ bị mắc trĩ hơn đàn ông. Lý giải về vấn đề này, có nhiều thông tin được đưa ra? Vậy, đâu mới là thông tin chính xác nhất, hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết hôm nay.
Mục lục
Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân bệnh trĩ là gì?
Trĩ được biết đến là một bệnh lý liên quan đến trực tràng – hậu môn, là sự giãn tĩnh mạch quá mức ở thành hậu môn, dẫn đến sự ứ đọng máu gây nên sưng phồng, đau rát. Từ đó, gây ra sự đau rát, khó chịu cho người bệnh, nhất là khi ngồi hay vận động mạnh. Tùy vào vị trí xuất hiện của trĩ mà chia làm 2 loại, trĩ nội và trĩ ngoại.
Về nguyên nhân gây ra trĩ, hiện nay vẫn chưa thể xác định được rõ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, nó thường xuất hiện và phát triển ở những bệnh nhân có có yếu tố thuận lợi. Bao gồm tuổi, thời kỳ mang thai, táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy, đi đại tiện quá lâu, đường ruột kém,vv… Những yếu tố này là nguyên nhân làm tăng áp lực lên trực tràng, chèn ép đến các tĩnh mạch ở vùng hậu môn, về lâu dài có thể hình thành búi trĩ.
Vì sao phụ nữ dễ bị trĩ hơn nam giới?
Như đã nói ở trên, có một số yếu tố thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và trong đó có giới tính. Có một sự thật là, phụ nữ có nguy cơ bị trĩ cao hơn so với đàn ông. Theo thống kê, tỉ lệ bị trĩ ở Việt Nam là từ 35-50%, tuy nhiên thực tế thì con số này có thể cao hơn, vì hầu như ai cũng bị trĩ một lần trong đời. Người xưa cũng có câu “thập nhân cửu trĩ”, tức là cứ 10 người thì có 9 người bị trĩ.
So với nam giới, phụ nữ bị trĩ chiếm tỉ lệ cao hơn (đến 61%), nghĩa là cứ khoảng 10 người bị trĩ thì sẽ có 6 nữ giới và 4 nam giới. Cùng với đó, bệnh trĩ cũng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những bệnh nhân trên 45, đang sinh sống ở các thành phố công nghiệp và có liên quan đến công việc.
Lý giải về việc phụ nữ dễ bị bệnh trĩ hơn nam giới, các bác sĩ cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Cụ thể như sau:
Phụ nữ có cấu tạo cơ thể khác biệt: So với nam giới, nữ giới có phần vùng chậu có cổ tử cung dễ gây chèn ép lên trực tràng, làm trực tràng bị đẩy về phía sau. Điều này là nguyên nhân gây ra táo bón, lâu ngày dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Thời kỳ mang thai: Trong suốt quá trình mang thai, thai nhi ngày một lớn dần dễ gây chèn ép lên các bộ phận xung quanh và trong đó có trực tràng. Điều này vô tình làm cản trở sự lưu thông máu ở các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, từ đó dễ gây ra trĩ.
Thời kỳ kinh nguyệt: Ở thời kỳ kinh nguyệt của mình, lượng kinh nguyệt cũng như khí hư ra nhiều và liên tục. Nếu như các chị em không vệ sinh kỹ càng thì vô tình làm cho các bộ phận ở vùng âm đạo, hậu môn bị viêm nhiễm, kích ứng. Điều này sẽ dễ gây nên trĩ cũng như khiến cho các triệu chứng trĩ càng nặng nề.
Hơn nữa, phụ nữ dễ bị trĩ hơn đàn ông cũng xuất phát từ chính công việc của họ. Có một bộ phận chị em phụ nữ hiện nay đang làm trong môi trường văn phòng, có đặc thù công việc là ngồi nhiều, ít vận động. Bên cạnh đó, nhiều chị em cũng có thói quen uống ít nước, ăn ít rau, ăn nhiều các loại thực phẩm dễ gây trĩ như đồ ngọt, đồ chiên nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng.
Dấu hiệu bị trĩ ở phụ nữ
Một số các bệnh về đường tiêu hóa, đại – trực tràng hay hậu môn có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ, nhất là sa trực tràng. Nó cũng gây ra chảy máu khi đi đại tiện, tuy nhiên khi nhìn vào hình ảnh phóng to, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác đó là trĩ hay sa trực tràng. Theo đó, nếu bị các dấu hiệu sau, bạn có thể xác nhận đó là trĩ:
- Bị đau rát và chảy máu khi đi đại tiện. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn có thể nhìn thấy hiện tượng máu chảy giọt, bắn tia hay chỉ thấm vào giấy vệ sinh.
- Bị sưng đau hậu môn do đến từ việc búi trĩ bị tắc mạch hay sa nghẹt. Búi trĩ có thể sa ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện, nếu trĩ nặng có thể ở hẳn bên ngoài hậu môn, khó có thụt lại vào bên trong.
- Người bệnh thường xuyên có cảm giác bị ngứa hậu môn, dịch tiết ra ở trĩ gây ra sự ấm ướt, khó chịu. Bạn đừng nhầm lẫn với giun kim bởi nó cũng có những triệu chứng tương tự.
Phòng ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ ra sao?
Mặc dù, phụ nữ có nguy cơ cao bị trĩ hơn đàn ông, nhất là ở các chị em đang trong quá trình mang thai, sinh con tuy nhiên, bạn cũng có thể phòng ngừa bằng một số các biện pháp sau:
Uống nhiều nước mỗi ngày: Nước là chất hỗ trợ rất tốt giúp phần mềm ra, thuận lợi cho việc đi tại tiện cũng như giúp giữ dáng, đẹp da. Tuy nhiên, một số chị em lại không chú trọng đến điều này, việc uống ít nước không chỉ dễ gây táo bón, khiến da khô sạm, thiếu sức sống mà còn dễ gây trĩ. Hãy tập thói quen uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày, ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm nước ép, nước canh,…
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Để phòng tránh bị trĩ tấn công, mọi người nên chú ý bổ sung các thực phẩm chứa chất xơ, bao gồm cả chất xơ hoàn tan và chất xơ không hòa tan. Những nhóm thực phẩm dễ bổ sung như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch,… Ngoài ra, nếu bị táo bón, nên ăn thêm súp lơ xanh, mồng tơi, khoai lang, thanh long, sữa chua để kích thích đi đại tiện mỗi ngày.
Tránh ngồi một chỗ quá lâu: Việc ngồi quá lâu, ít vận động khiến các gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng. Do đó, hãy hạn chế điều này bằng cách cứ 10-15 phút lại vận động một lần. Nếu có thời gian, hãy theo đuổi một bộ môn nào đó như chạy bộ, đánh cầu lông, bơi lội,…
Đi đại tiện mỗi ngày: Các chuyên gia khuyên rằng, hãy cố gắng tạo đồng hồ sinh học cho cơ thể bằng cách tập đi đại tiện mỗi ngày 1 lần. Nếu mắc đại tiện, bạn đừng nên trì hoãn mà ngay đi ngay, không cố nhịn khiến cho phân trở nên khô cứng, khó đi dễ gây táo bón. Tốt nhất, cố gắng đi mỗi ngày 1 lần vào một khung giờ cố định, tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy.
Cách điều trị bệnh trĩ cho nữ giới
Mặc dù, bệnh trĩ khá lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, nhưng việc chữa trị khá lâu dài, cần đến sự kiên trì của người bệnh. Trĩ cấp độ 1, 2 khá nhẹ, có thể giảm thiểu các triệu chứng của bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập thường xuyên.
Tuy nhiên, một khi đã chuyển sang trĩ độ 3,4, với các biểu hiện nặng hơn như đi ngoài ra máu, đau rát, khó rặn, lòi trĩ, thường xuyên bị ẩm ướt, khó chịu, đau khi ngồi xuống thì giải pháp cần thiết ngay lúc này là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Thực tế, cũng khá ít bệnh nhân bị trĩ phải đi đến phẫu thuật, bởi chỉ những trường hợp nặng từ cấp độ 3 trở lên, búi trĩ to, trĩ bị huyết khối, ra máu liên tục và đau đớn thì mới được chỉ định mổ.
Hiện nay, để điều trị trĩ, đa phần mọi người thường sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ, song song với chế độ ăn uống điều độ, uống đủ nước, vận động hợp lý. Bên cạnh đó, một số các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cũng được sử dụng kết hợp, điển hình có Hemocyl là dòng sản phẩm ngoại nhập, thích hợp dùng cho người bị trĩ có các biểu hiện như ngứa, đau rát, chảy máu khi đi ngoài.
So với các sản phẩm hỗ trợ trĩ thông thường, Hemocyl được xem như là một “cuộc cách mạng trong điều trị trĩ”. Sản phẩm có thành phần chiết xuất từ các loại cây thiên nhiên quý hiếm như Hoàng liên gai, rau diếp xoăn, lá phỉ. Sản phẩm cũng có cách dùng khá đơn giản, chỉ cần uống 2 viên mỗi ngày, trước bữa sáng. Sau 1 liệu trình sử dụng, hiệu quả của bệnh trĩ có thể kéo dài đến 6 tháng.
Với những thông tin trên đây có lẽ mọi người đã biết vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn đàn ông. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa cánh mày râu có thể an tâm về trĩ, bởi thực tế những người có các ngành nghề đặc thù như tài xế, công nhân, người hay uống cà phê, hút thuốc và ăn ở hàng quán nhiều cũng là những đối tượng dễ bị trĩ ghé thăm. Do vậy, dù là nam hay nữ thì vẫn nên biết cách phòng tránh cho minh để không gặp phải những biến chứng khó lường do căn bệnh này gây ra.