Tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD) sống được bao lâu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 4 trên thế giới, gây ra hơn 3 triệu cái chết mỗi năm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn làm giảm tuổi thọ. Vậy nên, cũng dễ hiểu khi có nhiều người thắc mắc không biết tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu, làm gì để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân COPD? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề trên.
Mục lục
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Rối loạn phổi tắc nghẽn mạn tính, viết tắt và COPD là một rối loạn hô hấp bao gồm hai tình trạng phổ biến là khí thũng và viêm phế quản mãn tính. Các triệu chứng của COPD thường không rõ ràng cho đến khi phổi tổn thương đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh có thể phát hiện COPD thông qua một số triệu chứng sớm của bệnh như ho kéo dài, mệt mỏi, khó thở, tăng tiết dịch nhầy, đồng thời dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, ví dụ như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi.
Bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chết không?
Như đã nói ở trên, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính có tỉ lệ tử vong cực kỳ cao, đứng hàng thứ 4 trên thế giới chỉ sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Năm 2012, có hơn 3 triệu người chết vì COPD, tương đương với 6% trong tổng số các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Đặc biệt, hơn 90% các ca tử vong vì tắc nghẽn phổi mạn tính là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Riêng ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,1% ở người trên 40 tuổi. Theo một nghiên cứu, Việt Nam là nước có tần suất bệnh COPD là 9,4% và có xu hướng đang tiếp tục gia tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh COPD đang dần vươn lên đứng vị trí thứ 3 trong số các bệnh gây tử vong hàng đầu hiện nay. Điều đó cho thấy rằng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý nghiêm trọng, cần có sự quan tâm và can thiệp kịp thời.
Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu?
Tuổi thọ của người bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính là điều mà bất cứ những bệnh nhân COPD nào cũng cực kỳ quan tâm. Theo đó, tuổi thọ của bệnh nhân COPD là không giống nhau ở mỗi người bởi có rất nhiều yếu tố liên quan khác nhau. Đó có thể là các triệu chứng đi kèm, tuổi tác, sức khỏe tổng thể cũng như thứ tự xếp hạng theo tiêu chuẩn GOLD. Thêm một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là có hút thuốc lá hay không và nếu có thì hút trong bao lâu.
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD, các bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống của tổ chức Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính GOLD). Cụ thể, hệ thống này sẽ thực hiện một bài kiểm tra thể tích thở ra không khí là bao nhiêu trong một giây bằng máy đo phế dung kế, gọi là FEV1.
Theo hệ thống GOLD, bệnh COPD được chia làm 4 giai đoạn chính:
COPD nhẹ = GOLD 1 (lớn hơn bằng 80% FEV1)
Đây có thể xem là giai đoạn đầu tiên của bệnh, khi đó các dấu hiệu hay triệu chứng đều không rõ ràng, ít được nhận biết. Tuy nhiên, vẫn có thể xác định dựa trên triệu chứng ho kèm theo tăng sản xuất đờm. Để có thể xác định chính xác hơn, có thể xem xét đến một số các yếu tố gây bệnh như khói thuốc lá, tiếp xúc với chất gây ô nhiễm. Ở giai đoạn này, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ tiên lượng khá tốt, tuổi thọ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
COPD vừa phải = GOLD 2 (50-80% FEV1)
Ở giai đoạn này, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính dễ phát hiện hơn bởi các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, đã có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống thường ngày. Triệu chứng thường thấy lúc này là ho kèm đờm nhiều hơn, nhất là về buổi sáng. Đồng thời, các biểu hiện đi kèm theo là khó thở, thở khò khè, các cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn. Phổi lúc này khi đi khám thì đã có tổn thương nhẹ, tuy nhiên điều trị sớm, đặc biệt là bỏ thuốc lá thì tuổi thọ của người bệnh sẽ giảm đến mức thấp nhất.
COPD nặng = GOLD 3 (20-50% FEV1)
Nếu như ở giai đoạn 2, phổi đã bắt đầu tổn thương nhưng chưa nghiêm trọng thì đến giai đoạn này, phổi đã bị tổn thương đáng kể khi luồng khí ra và vào phổi ngày càng khó khăn hơn. Khi làm việc gắng sức thì việc thở không còn dễ dàng như trước, các đợt cấp xảy ra thường xuyên dẫn đến mệt mỏi kéo dài. Điều này dẫn đến việc chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời tuổi thọ cũng bị giảm đi đôi phần. Nếu vẫn còn giữ thói quen hút thuốc lá, tuổi thọ của người bệnh có thể sụt từ 5 đến 8 năm với người không mắc bệnh.
COPD rất nặng = GOLD 4 (FEV1 dưới 30%)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối nghĩa là tình trạng phổi đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng, thực tế không thể phục hồi. Khi đó, phổi không còn có khả năng cung cấp oxy cho cơ thể như trước, dẫn đến ảnh hưởng lan rộng đến các cơ quan khác như tim, não, động mạch phổi, làm xuất hiện các biến chứng nặng nề và khả năng gây tử vong rất cao. Ở giai đoạn này, nếu các triệu chứng nghiêm trọng gây ra các đợt cấp buộc người bệnh COPD phải nhập viện, tuy nhiên điều trị không khả năng, tỉ lệ tử vong khi cấp cứu lên đến 24%. Ở bệnh nhân 65 tuổi thì tỉ lệ tăng lên gấp đôi.
Bên cạnh đó, hệ thống GOLD cũng xem xét đến các yếu tố khác như vấn đề hô hấp cụ thể cũng như số lần bùng phát có xu hướng mắc phải của từng người. Số điểm trong thàng điểm GOLD càng cao thì tuổi thọ của bệnh nhân COPD càng thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Thực tế, có một số yếu tố góp phần làm cho bệnh COPD trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu phụ thuộc vào một số nguyên nhân dưới đây:
- Stress: Nguyên nhân làm cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính diễn tiến nghiêm trọng hơn.
- Tuổi tác: Những người bệnh COPD ở độ tuổi 65 trở đi có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với người trẻ.
- Hút thuốc lá: Là căn nguyên gây ra bệnh cũng như khiến các triệu chứng COPD trở nên nặng nề hơn.
- Suy chức năng toàn thể, tăng áp lực CO2 động mạch, đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản
- Bệnh mắc kèm một số bệnh lý khác như suy hô hấp, viêm phổi làm tăng nguy cơ tử vong
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?
COPD là một bệnh phổi mạn tính và trở nặng theo thời gian. Thật không may, không có cách chữa trị bệnh COPD dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh không cần bi quan bởi một số phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm tốc độ phát triển của bệnh, ngăn các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Nhờ đó, chúng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giúp kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
Lời khuyên cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh chỉ có thể khống chế nó để có một cuộc sống nhẹ nhàng và kéo dài tuổi thọ. Điều quan trọng hàng đầu cần chú ý là ngừng hút thuốc ngay lập tức, đây chính là yếu tố chính tác động lớn đến thời gian sống của người bệnh COPD.
Theo đó, việc ngừng hút thuốc lá là cách hiệu quả nhất để tình trạng suy giảm chức năng phổi ngừng lại. Đối với những bệnh nhân COPD không hút thuốc lá, cần chủ động tránh hút thuốc lá thụ động. Để có thể đẩy nhanh việc từ bỏ thuốc lá, người bệnh cần tuân thủ theo các biện pháp hỗ trợ từ phía bác sĩ. Đồng thời, mỗi người bệnh cần nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách tập thể dục đều đặn, vừa phải, có một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất để có thể kéo dài tuổi thọ của mình.
Nói tóm lại, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu còn tùy thuộc vào từng giai đoạn, tình trạng bệnh cụ thể, chế độ dùng thuốc cũng như thói quen hút thuốc lá của từng người. Kèm theo đó là chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng góp phần không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bệnh nhân COPD.