Tác hại của ô nhiễm không khí và những cách tự bảo vệ đường hô hấp
Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người không chỉ trong thời gian ngắn mà còn có thể ảnh hưởng dài hạn, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh phổi mạn tinh, bệnh tim mạch, thậm chí là ung thư.
Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng đáng báo động và gây ra mối đe dọa đến sức khỏe toàn cầu. Khi sinh sống trong bầu không khí ô nhiễm, đường hô hấp sẽ là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp vì chúng ta sẽ hít thở phải các chất ô nhiễm. Sau đó, một số phân tử có kích thước quá nhỏ có thể đi qua phổi và xâm nhập vào máu, lưu thông khắp cơ thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân cũng như gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh lý. Có thể nói, tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe là vô cùng nghiêm trọng khi không chỉ tác động ngắn hạn mà còn ảnh hưởng dài hạn đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể.
Mục lục
Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là tình trạng trong không khí xuất hiện hỗn hợp các phân tử gây hại ở dạng rắn, lỏng hoặc khí từ các hoạt động của con người hoặc từ thiên nhiên, bao gồm:
- Khí thải xe cộ, khói thuốc lá
- Khí đốt nhiên liệu
- Sản phẩm phụ của quá trình sản xuất và phát điện
- Khói thải từ các ngành công nghiệp sản xuất
- Khói từ các đám cháy rừng
- Tro và khí từ các vụ núi lửa phun trào
- Các loại khí thải ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đất như khí metan.
Các chất gây ô nhiễm không khí cụ thể gồm có:
- Ôzôn thường tạo ra lớp sương khói ở tầng mặt đất khi có sự ô nhiễm do xe cộ, xí nghiệp, lò hơi công nghiệp, nhà máy lọc dầu và nhiều nguồn khác thải ra tạo phản ứng hóa học dưới ánh sáng mặt trời.
- Các loại khí độc hại gồm carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO), nitơ oxit (NOx) và lưu huỳnh oxit (SOx) từ khí thải xe cơ giới và các sản phẩm phụ trong quy trình sản xuất công nghiệp.
- Các hạt vật chất rắn (PM) bao gồm các hóa chất như sulfat, nitrat, carbon hoặc bụi khoáng cùng khí thải giao thông, khí thải công nghiệp, khói thuốc lá, cháy rừng,… Trong đó, nhóm PM đáng chú ý là PM2.5 hay còn gọi là bụi mịn là tác nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tác hại của ô nhiễm không khí chủ yếu liên quan đến các hạt bụi mịn và siêu mịn.

- Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có khả năng bốc hơi ở khoảng nhiệt độ phòng, thường tạo ra từ sơn, đồ dùng vệ sinh nhà cửa, thuốc trừ sâu, một số đồ nội thất, thậm chí ở vật liệu thủ công như keo dán. Xăng và khí đốt tự nhiên cũng là nguồn chính tạo ra VOC trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Hydrocarbon thơm đa vòng là các hợp chất hữu cơ chứa carbon và hydro. Có khoảng 15 chất hydrocarbon thơm đa vòng được liệt kê trong báo cáo về chất gây ung thư. Các chất này được tạo ra trong nhiều hoạt động công nghiệp như sản xuất sắt, thép, sản phẩm cao su, sản xuất điện,… Hydrocarbon thơm đa vòng cũng hiện diện trong các hạt vật chất rắn.
Tác hại của ô nhiễm không khí đến với sức khỏe con người
Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí có liên quan đến stress oxy hóa và tình trạng viêm trong tế bào người, có thể tạo nền tảng phát triển các bệnh mãn tính và ung thư sau này. Tác hại của ô nhiễm không khí bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn.
Nhiều nghiên cứu cũng cho biết tiếp xúc trong thời gian ngắn với không khí ngoài trời ô nhiễm mức độ cao liên quan đến sự suy giảm chức năng phổi, làm nặng thêm triệu chứng hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, các vấn đề về tim và tăng nguy cơ nhập viện, cấp cứu. Trong khi nếu tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm, nhất là hít phải bụi mịn thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh mãn tính khởi phát từ từ như đột quỵ, bệnh tim, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và ung thư.
Không chỉ có ô nhiễm không khí ngoài trời, ô nhiễm không khí trong nhà cũng gây ra tác hại tương đương khi tiếp xúc với khí thải từ việc đốt cháy nhiên liệu, nấu ăn, hơi hóa chất tẩy rửa và cả ảnh hưởng từ không khí xung quanh. Mức độ ô nhiễm không khí cao gây hại nhiều đến sức khỏe con người, đặc biệt là những người mắc bệnh phổi mạn tính hoặc các đối tượng có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em, người bệnh mạn tính. Tác hại của ô nhiễm không khí thường biểu hiện trên đường hô hấp với các dấu hiệu, triệu chứng như:
- Kích ứng mắt, mũi, họng gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày
- Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Có khả năng gây ho, xuất đờm, thở khò khè, tức ngực, khó thở
- Tăng triệu chứng đợt cấp ở người bệnh hen suyễn, COPD.
Giải pháp bảo vệ đường hô hấp, hạn chế các tác hại ô nhiễm không khí

Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe được xác định trên nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí và thời gian tiếp xúc với chúng. Để bảo vệ đường hô hấp cũng như sức khỏe nói chung, mọi người cần thực hiện các biện pháp để giảm lượng không khí ô nhiễm hít phải, nhất là các hạt vật chất rắn như bụi mịn PM2.5.
1. Điều chỉnh hoạt động hàng ngày theo chỉ số chất lượng không khí (AQI)
Chỉ số chất lượng không khí hàng ngày (AQI) sẽ cung cấp thông tin về mức độ “sạch” của không khí và những tác động đáng quan tâm có thể gây ra cho sức khỏe. Bạn có thể tra cứu chỉ số AQI mỗi ngày thông qua tin tức từ thời sự, trang thông tin từ chính phủ hay các ứng dụng phần mềm về chất lượng không khí. Khi chỉ số này ở mức không lành mạnh trở lên, mọi người nên hạn chế thời gian đi ra ngoài và hoạt động trong các khu vực đang trong tình trạng ô nhiễm không khí nặng.

2. Đeo khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn PM2.5 khi ra ngoài trời
Đeo khẩu trang có tác dụng lọc được bụi mịn PM2.5 (như khẩu trang N95 hoặc tương đương) là một giải pháp đơn giản mà hữu hiệu để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí khi bạn phải ra ngoài trời. Việc sử dụng khẩu trang cũng giúp giảm bị lây nhiễm các virus gây bệnh đường hô hấp từ người sang người. Bạn cũng ngăn ngừa được sự kích thích từ khói thải xe cộ, sương khói từ khí thải khi tham gia giao thông.
3. Xử lý ô nhiễm không khí trong nhà
Mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cũng cần được quan tâm. Nhiều người dành phần lớn thời gian ở trong nhà thay vì đi ra ngoài, do đó kiểm soát các nguồn phát thải khí ô nhiễm rất quan trọng. Ví dụ, nội thất mới cũng có thể phát thải khí gây hại từ vật liệu sơn bên ngoài, khí đốt nhiên liệu khi nấu nướng, sưởi ấm, hơi hóa chất từ sản phẩm tẩy rửa mạnh, hệ thống thông gió trong nhà không tốt cũng khiến nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tăng lên. Tất cả những yếu tố này đều cần chú ý để chất lượng không khí trong nhà được đảm bảo ở mức lành mạnh.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm máy lọc không khí để kiểm soát chất lượng không khí trong nhà tốt hơn, nhất là với những người có bệnh hô hấp mạn tính. Hệ thống lọc HEPA có thể giữ lại các hạt vật chất rắn trong không khí, bao gồm bụi mịn PM2.5 và những tác nhân dễ gây kích ứng đường hô hấp khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy kết quả tích cực khi dùng máy lọc làm sạch không khí trong nhà, nồng độ PM2.5 giảm đáng kể, giảm thiểu số ngày có triệu chứng hô hấp, cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung.
4. Các biện pháp tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Ngoài những biện pháp kiểm soát bên ngoài, bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe từ bên trong để tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, bao gồm:
- Bỏ hút thuốc lá, kể hút thuốc chủ động và thụ động. Việc hút thuốc lá cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí trong một không gian kín, đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh hô hấp mạn tính.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Chế độ ăn đa đạng, đầy đủ dưỡng chất góp phần quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe hô hấp. Ăn nhiều trái cây, rau củ có lợi với sức khỏe phổi nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa dồi dào. Các chất dinh dưỡng này đều sẽ tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào và duy trì hệ miễn dịch nên sẽ tăng cường các phản ứng tự bảo vệ của cơ thể trước những tác nhân ô nhiễm không khí.
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Clearwayz để tăng cường miễn dịch hô hấp. Thành phần hoạt chất của Clearwayz chứa chất chống oxy hóa mạnh từ chiết xuất hạt nho cùng hỗn hợp công thức độc quyền Cellular Targeted có tác động đúng đích tế bào hô hấp giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi tác hại của ô nhiễm không khí, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do bụi mịn, vi khuẩn gây ra, giảm nhanh các triệu chứng hô hấp, làm thông thoáng đường thở.

Thông tin chi tiết hơn về sản phẩm Clearwayz thì đây là sản phẩm đến từ Mỹ được cho là giải pháp tối ưu cho những người cần tăng cường miễn dịch hô hấp vì:
- Khả năng chống oxy hóa mạnh từ chiết xuất hạt nho và các polyphenol trong chiết xuất thảo dược giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi các chất ô nhiễm trong không khí.
- Tác dụng giảm viêm, thông thoáng phế quản nhờ vào các axit amin như L-Arginine và thành phần choline bitartrate.
- Tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên giúp đẩy lùi vi khuẩn, virus cũng như bụi mịn ra khỏi hệ hô hấp.
- Hiệu quả rõ rệt ngay sau lần đầu sử dụng, giảm các triệu chứng khó thở, nghẹt mũi, hắt hơi, giảm ho, làm loãng đờm, không gây buồn ngủ.
Nghiên cứu cho thấy 90% người dùng đã cải thiện khả năng hô hấp sau khi uống Clearwayz. Hãy lựa chọn sản phẩm này để bảo vệ sức khỏe hô hấp trước tác hại của ô nhiễm không khí.
Nguồn tham khảo
- Air quality, energy and health https://www.who.int/teams/environment-climate-change-and-health/air-quality-energy-and-health/health-impacts Ngày truy cập 17/3/2025
- Air Pollution and Your Health https://www.niehs.nih.gov/health/topics/agents/air-pollution Ngày truy cập 17/3/2025
- Environmental and Health Impacts of Air Pollution: A Review https://www.frontiersin.org/journals/public-health/articles/10.3389/fpubh.2020.00014/full Ngày truy cập 17/3/2025
- Air pollution and chronic airway diseases: what should people know and do? https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4740163/ Ngày truy cập 17/3/2025
- Nanoparticle delivery of grape seed-derived proanthocyanidins to airway epithelial cells dampens oxidative stress and inflammation https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5966913/ Ngày truy cập 17/3/2025