Các loại Trà giúp chống oxy hóa
Ngoài vai trò là một thức uống giải khát, trà còn là món quà quý giá từ thiên nhiên, mang đến hương vị thơm ngon và vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, trong thời đại môi trường sống ngày càng ô nhiễm, trà chống oxy hóa càng nhận được sự ưu ái đặc biệt. Với khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, loại trà này góp phần ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục lục
Trà trong quá trình chống oxy hoá
Trà, thức uống đầy tinh tế, vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống con người hiện đại. Theo thống kê, trà đen chiếm 75% lượng trà tiêu thụ toàn cầu, được ưa chuộng tại Hoa Kỳ, Anh Quốc và Châu Âu. Trong khi đó, trà xanh lại là “quý tử” ở Nhật Bản và Trung Quốc. Trà Ô Long và trà Trắng tuy ít phổ biến hơn, vẫn sở hữu hương vị và lợi ích riêng biệt. Hơn cả một thức uống, trà ẩn chứa kho tàng dưỡng chất thiết yếu. Ancaloit (caffeine, theophylline, theobromine), polyphenol, carbohydrate, axit amin, florua, protein, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, chất diệp lục, khoáng chất, nhôm, vi lượng… là những hợp chất thiết yêu, đem tới lợi ích cho sức khỏe.
Đặc biệt, polyphenol trong trà – một nhóm lớn các hóa chất thực vật, tiêu biểu là catechin – đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Trong đó, EGCG (epigallocatechin-3-gallate) – hợp chất catechin dồi dào nhất trong trà xanh – được xem là “vũ khí” chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương DNA do những loại oxy hoá gây ra. Ngoài EGCG, trà xanh còn chứa các polyphenol khác như ECG, EGC và EC. Bên cạnh đó, Trà đen cũng sở hữu các chất chống oxy hóa nổi bật như thearubigin và theaflavins, đảm bảo hỗ trợ hiệu quả sự trung hoà, giảm thiểu tác hại của gốc tự do, ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm như tim mạch, ưng thư…
Các loại trà chống oxy hoá
Trong cuộc sống hiện đại, sức khỏe con người luôn phải đối mặt với vô số nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường ô nhiễm. Các gốc tự do – “kẻ thù thầm lặng” – ngày càng gia tăng, dẫn đến tình trạng oxy hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sắc đẹp. Để bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây hại này, trà – thức uống lâu đời với hương vị thơm ngon và hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào – chính là lựa chọn hoàn hảo cho một lối sống khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Các loại đồ uống có chất chống oxy hoá
Trà saturex
Trà Saturex là sự kết hợp độc đáo giữa tinh hoa Y học cổ truyền Ba Tư và khoa học hiện đại. Sản phẩm được tạo nên từ thảo dược Satureja khuzestanica quý hiếm và trà đen thượng hạng, trải qua quy trình sản xuất chặt chẽ, đảm bảo hàm lượng hoạt chất chính Carvarol cao (tối thiểu 20mg/g trà). Carvarol đã được chứng minh khoa học về hiệu quả chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn vượt trội, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế Ba Tư.
Trên thực tế, kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 100 bệnh nhân tiểu đường kèm rối loạn mỡ máu cũng cho thấy, chỉ sau 2 tháng sử dụng Trà Saturex, chỉ số chống oxy hóa của Carvarol cao hơn 2,23 lần so với vitamin C, tăng hơn 44%. Nhờ vậy, Saturex là thức uống bổ dưỡng, có thể giúp: Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường và rối loạn mỡ máu, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng, bảo vệ gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, chống oxy hóa mạnh mẽ, làm chậm quá trình lão hóa…
>> Xem thêm: Trà giúp giảm tác hại gốc tự do như thế nào?
Trà xanh
Trà xanh từ lâu đã được biết đến với hương vị thanh tao và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vị đắng nhẹ đặc trưng của trà xanh là do hàm lượng catechin dồi dào, một loại polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong số các catechin, Epigallocatechin gallate (EGCG) là thành phần nổi bật nhất, mang đến khả năng điều chỉnh hệ miễn dịch hiệu quả. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biochemical and Biophysical Research Communications, EGCG có khả năng ngăn chặn tế bào T sản sinh các protein gây viêm (cytokine), góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Trà nghệ
Nghệ – gia vị quen thuộc trong ẩm thực cũng sở hữu đặc tính chống viêm và hàm lượng chất chống oxy hóa cao, góp phần nâng cao chức năng miễn dịch toàn diện. Curcumin – hợp chất chính trong nghệ – được đánh giá cao bởi khả năng loại bỏ hiệu quả các gốc tự do, kiểm soát enzym trung hòa gốc tự do và ngăn chặn hình thành gốc tự do mới, theo bài đánh giá trên tạp chí Foods. Nhờ hàm lượng chống oxy hóa dồi dào, nghệ xứng đáng trở thành một bổ sung hữu ích cho chế độ ăn uống của bạn.
Trà trắng
Giống như trà xanh, trà trắng sở hữu hàm lượng catechin dồi dào, đóng vai trò như lá chắn chống oxy hóa hiệu quả, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Tuy tiềm năng chống oxy hóa của trà xanh được đánh giá cao hơn, trà trắng vẫn khẳng định lợi ích riêng biệt trong việc tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, trà trắng còn ghi điểm bởi khả năng kháng khuẩn vượt trội. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh trà trắng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus – hai tác nhân chính gây sâu răng, góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.
Trà rooibos (Trà đỏ Nam Phi)
Rooibos, còn được gọi là trà redbush, là một loại trà thảo mộc xuất xứ từ Nam Phi, được pha chế từ cây Aspalathus linearis. Loại trà này cũng sở hữu đặc tính chống oxy hóa ấn tượng, sánh ngang với trà xanh. Theo nghiên cứu, các chất chống oxy hóa trong rooibos có khả năng bảo vệ gan khỏi tổn thương do oxy hóa, giúp gan hoạt động bền bỉ và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, rooibos còn được biết đến với tác dụng hạ huyết áp và thư giãn cơ bắp, mang lại cảm giác thư thái cho người sử dụng. Các nhà khoa học tin rằng tác dụng này có thể do chrysoeriol – một loại flavonoid có trong thành phần của trà.
Trà bạch đậu khấu
Trà bạch đậu khấu, một thức uống mang hương vị đặc biệt cùng những lợi ích nổi bật cho sức khỏe, tiếp tục chinh phục các tín đồ trà đạo. Bạch đậu khấu ẩn chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, bao gồm các chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các thành phần hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, giúp tăng cường trao đổi chất và bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do. Đặc biệt, trà bạch đậu khấu còn sở hữu đặc tính kháng khuẩn, góp phần nâng cao sức khỏe răng miệng, làm dịu dạ dày và mang lại hơi thở thơm mát. Không chỉ kích thích vị giác, trà bạch đậu khấu còn là món quà tuyệt vời cho sức khỏe, mang đến sự thư giãn và an tâm cho người thưởng thức.
Trà nguyệt quế
Nguyệt quế, loại gia vị quen thuộc trong gian bếp Việt, bên cạnh việc mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn còn ẩn chứa vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, trà nguyệt quế góp phần bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, cải thiện sức khỏe đường hô hấp và mang đến hiệu quả chống viêm ấn tượng. Thê, vào đó, trà nguyệt quế còn cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu, góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng và sức sống.
>> Xem thêm: Trà thảo mộc chống lão hóa
Những lưu ý nhỏ khi uống trà để bảo vệ sức khoẻ
Trà vốn được biết đến như một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không uống trà đúng cách, thay vì mang lại lợi ích, trà có thể gây ra những tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý khi uống trà để bảo vệ sức khỏe:
- Không uống trà ngay sau bữa ăn: Nhiều người có thói quen uống trà ngay sau khi ăn để tráng miệng và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Dẫu vậy, điều này hoàn toàn không hợp lý. Axit tannin trong trà sẽ kết hợp với sắt trong thức ăn, gây cản trở quá trình hấp thu sắt, dẫn đến thiếu máu về lâu dài. Ngoài ra, uống trà sau bữa ăn còn làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Thời điểm thích hợp để uống trà là ít nhất 30 phút đến 1 tiếng trước hoặc sau bữa ăn.
- Tránh uống trà quá nóng: Đặc biệt là vào mùa đông, nhiều người có thói quen uống trà nóng để làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, việc uống trà quá nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, tổn thương niêm mạc dạ dày và thực quản. Tốt nhất bạn nên uống trà ở nhiệt độ ấm vừa phải, khoảng 80-85 độ C, đồng thời không pha trà khi nước đang sôi sùng sục vì sẽ làm tăng lượng axit trong trà, không tốt cho dạ dày.
- Hạn chế uống trà quá đặc: Uống trà quá đặc có thể gây ra mất ngủ và đau dạ dày. Chất tannin trong trà đặc sẽ làm thiếu hụt vitamin B, co thắt niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu sắt. Nếu lỡ pha trà quá đặc, bạn hãy thêm nước sôi để pha loãng trà.
- Không uống trà với thuốc: Chất tannin trong trà có thể phản ứng với các dược chất trong thuốc, làm giảm hiệu quả và khó hấp thu thuốc. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên uống trà cùng lúc với việc sử dụng thuốc, thay vào đó, bạn cần uống trà cách xa thời điểm dùng thuốc ít nhất 1 tiếng.
- Không uống trà khi đói: Uống trà khi đói có thể gây ra cảm giác thèm ăn, nhưng lại làm lạnh tì, vị và khiến bụng lạnh. Chất chát trong trà cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết nước bọt, khiến khoang miệng càng khô hơn.
- Không uống trà đã để qua đêm: Trà để qua đêm có thể sinh ra nấm mốc và vi sinh vật có hại cho sức khỏe. Do vậy, bạn chỉ nên pha trà đủ để uống trong ngày và không nên để trà qua đêm.
Thưởng thức một tách trà thảo mộc ấm áp không chỉ mang đến sự thư giãn, xua tan căng thẳng mà còn là liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của trà cũng chỉ là một phần nhỏ trong hành trình chăm sóc bản thân. Để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn, điều quan trọng là chúng ta cần xây dựng lối sống khoa học, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.