Các bệnh hô hấp mãn tính phổ biến thường gặp nhất
Các bệnh hô hấp mãn tính, gọi tắt là CRD là tập hợp những căn bệnh ảnh hưởng đến đường thở cũng như các cấu trúc khác của phổi. Ngoài thuốc lá, một số các yếu tố rủi ro gây bệnh thường là ô nhiễm không khí, bụi, hóa chất nghề nghiệp và nhiễm trùng đường hô hấp dưới khi còn nhỏ. Dưới đây là một số các bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất, mọi người cần biết sớm để có sự dự phòng tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Mục lục
Một số bệnh hô hấp mãn tính phổ biến nhất
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Phổ biến nhất trong số các bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Được biết, tỉ lệ của COPD trong tổng số các bệnh hô hấp mãn tính nói chung chiếm đến 39% toàn cầu, gần như một nửa. COPD là tên gọi để chỉ một nhóm bệnh gây tắc nghẽn luồng khí cũng như những vấn đề liên quan đến hô hấp, bao gồm khí thũng và viêm phế quản mãn tính.
Một số các triệu chứng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm ho, khó thử, tiết dịch nhầy (đàm) và thở khò khè. Nguyên nhân thường đến từ việc tiếp xúc trong một khoảng thời gian dài với các khí hoặc hạt vậ chất có tính kích thích, thường là khói thuốc lá. Theo nghiên cứu, người bị COPD có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và nhiều bệnh khác. Mặc dù, COPD trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, tuy nhiên có thể điều trị được. Hầu hết những người bị COPD có thể kiểm soát được các triệu chứng bằng cách tránh xa khói thuốc cũng như bụi hóa chất.
Hen suyễn
Chiếm 36% trong tổng số các bệnh đường hô hấp thường gặp, hen suyễn trực tiếp ảnh hưởng đến đường dẫn khí trong phổi. Hen suyễn thường gây ra các đợt thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho vào ban đêm hoặc sáng sớm. Trong các cơn hen, đường thở bị viêm khiến bạn trở nên khó thở, các cơn hen có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Những người có tiền sử gia đình mắc hen suyễn, dị ứng đường hô hấp và bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn. Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên hầu hết mọi người sẽ đều dùng đến thuốc phòng ngừa hàng ngày để kiểm soát tốt các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các đợt hen bùng phát. Hen suyễn cũng là bệnh lý dó tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu sau ung thư, vì vậy khi có các dấu hiệu như tức ngực, khó thở lặp đi lặp lại cần đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
Ung thư phổi
Ung thư phổi, hay còn gọi là Lung Cancer, là loại ung thư khởi phát từ phổi, hay còn được gọi là khối u ác tính ở đường hô hấp, cụ thể là ở trong phổi. Nó được biết đến là một trong những loại ung thư phổ biến, đứng thứ hai về tỉ lệ mắc mới và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới.
Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng ung thư phổi thường không rõ ràng, có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản, viêm phổi. Người bệnh có thể gặp các biểu hiện như ho khan kéo dài, cảm giác nặng ngực, khó thở khi gắng sức. Các để nhận biết ung thư phổi đó là so sánh về tính chất của chúng với các bệnh lý khác. Trong khi các bệnh hô hấp khác thường không kéo dài, có thể chữa khỏi bằng thuốc thì ung thư phổi lại có các triệu chứng kéo dài, liên tục và tăng dần, không đáp ứng với bất kỳ các phương pháp điều trị thông thường nào khác.
Xơ nang
Xơ nang (CF) là một rối loạn di truyền gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi, hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Xơ nang ảnh hưởng đến việc sản xuất chất nhầy, mô hôi và dịch tiêu hóa của các tế bào, cụ thể nó làm các chất nhầy trở nên đặc và kết dính hơn. Vì vậy, vì vì hoạt động như chất bôi trơn, các chất bài tiết ra gây bịt kín các ống dẫn và lối đi, đặc biệt là ở phổi và tuyến tụy.
Nhờ sàng lọc trẻ sơ sinh, bệnh xơ nang có thể được chẩn đoán ngay trong tháng đầu đời của mỗi đưa người. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà xơ nang cũng có những triệu chứng khác nhau. Điển hình như ho không khỏi, ho có đờm đặc hoặc máu, khó thở, thở khò khè, nhiễm trùng đường hô hấp, polyp mũi, chậm tăng trưởng ở thời thơ ấu, nhẹ cân, táo bón.
Bệnh lao
Bệnh lao (TB) là một bệnh truyền nhiễm, thường tấn công phổi nhưng có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan của cơ thể. Mặc dù bệnh lao có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường không khí nhưng không dễ bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng thường thấy của bệnh lao là ho có đờm, sốt, giảm cân và khó chịu. Nếu không được điều trị, bệnh lao có thể gây tử vong.
Bệnh lao có thể có các triệu chứng tương tự với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên, nhận biết bệnh lao cũng khá đơn giản, bởi bệnh lý này thường thể hiện các triệu chứng chung của hội chứng nhiễm lao như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, ớn lạnh, sốt nhẹ, đổ mồ hôi về đêm. Đi kèm theo đó là một số các triệu chứng khách như ho, khạc ra đờm, đôi khi ra máu.
Viêm phế quản
Viêm phế quản mãn tính được biết đến là tình trạng viêm phế quản cấp tính, một khi xuất hiện bệnh nhưng không được điều trị dứt điểm, tái đi tái lại nhiều lần gây tổn thương đến các ống phế quản, tạo ra đờm, gây ho và khó thở. Về lâu dài, viêm phế quản mãn tính, nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn đến biến chứng và chuyển sang bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chết người.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các dấu hiệu của viêm phế quản sẽ xuất hiện với tần suất và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết như ho dai dẳng kéo dài, khạc đờm, khó thở, thở khò khè, đặc biệt chất đờm thì có màu xanh, trắng hoặc vàng và lượng chất nhầy sẽ càng tăng thêm theo thời gian. Theo đó, một số các đối tượng được cho là dễ mắc viêm phế quản có thể kể đến như nghiện hút thuốc lá, người tiếp xúc với nguồn không khí độc hại, người có đề kháng yếu và những người cao tuổi.
Các yếu tố rủi ro gây ra các bệnh hô hấp mãn tính
Liên tục tiếp xúc với các hạt, hóa chất và chất gây ô nhiễm không khí khiến cho phổi của chúng ta rất dễ mắc các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, yếu tố rủi ro lớn và quan trọng nhất của hầu hết các bệnh hô hấp mãn tính đó chính là hút thuốc lá. Theo thống kế, trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người hút thuốc lá và đó là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tư vong mỗi năm, chủ yếu là các bệnh về tim mạch hoặc hô hấp mãn tính.
Một yếu tố rủi ro khác cũng không kém phần quan trọng đối với các bệnh mãn tính về phổi và tim đó là ô nhiễm không khí. Ước tính trên toàn cầu ít nhất 2,4 tỷ người tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà, điển hình là do đốt nhiên liệu sinh khối trong bếp hoặc lò sưởi trong nhà thông gió kém. Trong khi đó, ở nhiều nơi trên thế giới mức độ ô nhiễm không khí bên ngoài vẫn ở mức cao nguy hiểm. Theo WHO, cứ 10 người thì có 9 người hít phải hàm lượng ô nhiễm cao và có khoảng 7 triệu người chết mỗi năm do tiếp xúc với chúng.
Việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như Amiăng tại nơi làm việc cũng là một yếu tố rủi ro khác với các bệnh hô hấp mãn tính. Rất nhiều báo cáo cũng đã xác định được mối liên quan giữa các bệnh hô hấp mãn tính và chế độ ăn uống cũng như việc người mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng phổi của trẻ khi sinh ra.
Clearwayz – giảm triệu chứng của các bệnh hô hấp mãn tính phổ biến
Các bệnh hô hấp mãn tính như viêm phế quản mãn tính (COPD), hen suyễn và các vấn đề tim mạch thường gây ra nhiều khó khăn và không thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Những triệu chứng như khó thở, ngạt thở, ho khan và sự khó chịu trong việc thở đã trở thành nguyên nhân khiến cho hàng triệu người phải đối mặt với sự hạn chế về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Clearwayz ra đời như một giải pháp hữu ích để hỗ trợ cho những người đang phải đối mặt với những bệnh hô hấp mãn tính này. Với khả năng làm sạch và thông thoáng đường thở, sản phẩm này giúp giảm bớt triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp, làm dịu cơn ho, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự thông thoáng của phế quản và phổi. Điều này có thể làm tăng khả năng tiếp cận oxy và giảm căng thẳng cho hệ hô hấp, qua đó cải thiện tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Hầu hết các bệnh hô hấp mãn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi rất hiếm gặp, bởi chúng phần lớn có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt các yếu tố rủi ro, cụ thể là thuốc lá và không khí ô nhiễm thì tỉ lệ mắc các bệnh này vẫn tăng một cách đáng kể. Để có thể tránh xa chúng, mỗi người cần thay đổi lối sống, ví dụ như ăn uống lành mạnh, tránh xa khói thuốc lá cũng như là tăng cường luyện tập thể dục, thể thao.