Bệnh trĩ có biến chứng gì không? Có nguy hiểm?
Một số người khi được chẩn đoán mắc bệnh trĩ cũng hay có những thắc mắc như bệnh trĩ có biến chứng gì không, để lâu có sao không hay có nguy hiểm không. Tuy đây cũng là một căn bệnh phổ biến nhưng cũng không nên chủ quan. Vì ngoài việc ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày thì một số biến chứng nguy hiểm cũng gây ra các tác hại đến sức khoẻ người bệnh. Vì thế khi có phát hiện dấu hiệu mắc bệnh trĩ, bạn cần nhanh chóng điều trị để làm giảm nguy cơ bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
Mục lục
Những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ
Mới ban đầu thì bệnh trĩ không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Nhưng mà lâu dài nó có thể khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng, nguy hại đến tính mạng mà bất cứ người mắc bệnh trĩ nào cũng không nên chủ quan.
Nhiễm khuẩn búi trĩ
Khi bị sa búi trĩ thường sẽ có kèm lẫn máu. Khi mới bị nhẹ thì lúc đầu búi trĩ chỉ là một khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn và nó có thể tự tụt vào được. Khi đã bị ở cấp độ nặng hơn thì khối lồi này dần to lên và nó không thể tự thu vào bên trong sau mỗi lần bạn đi vệ sinh. Nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ phần hậu môn sau khi bị sa búi trĩ đúng cách thì sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm gây bệnh xâm nhập vào gây viêm nhiễm hậu môn. Tình trạng viêm nhiễm này sẽ có thể phát triển lan rộng sang các bộ phận xung quanh dẫn đến bị viêm nhiễm nặng hơn.
Thiếu máu
Một trong các biểu hiện dễ thấy và thường là câu trả lời của thắc mắc bệnh trĩ có biến chứng gì không đó là chảy máu khi đại tiện hay còn gọi là xuất huyết ở búi trĩ. Nếu tình trạng chảy máu này cứ diễn ra thường xuyên mà cơ thể bạn không cải thiện thì có thể gây mất máu nhiều và dẫn đến thiếu máu. Lúc đó cơ thể bạn không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để dành cho hoạt động trao đổi oxy. Nên người bệnh trĩ dễ ở trong tình trạng thiếu máu mãn tính, dẫn tới người mệt mỏi, da vàng, suy nhược và có thể bị ngất xỉu bất cứ lúc nào.
Sa nghẹt búi trĩ
Nếu gặp các búi trĩ có kích thước lớn thì có thể gây ra tình trạng chèn ép và làm tắc ống hậu môn. Điều này sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi đại tiện, có thể không đại tiện được và tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của các cơ quan chức năng trong cơ thể. Do không đại tiện được nên người bệnh vô cùng khó chịu, lúc đầu bên trong ống hậu môn có hiện tượng lở loét, nhiễm trùng và có nguy cơ gây nên những biến chứng của bệnh trĩ khác trầm trọng hơn.
Làm tắc mạch trĩ
Khi trong búi trĩ xuất hiện cục máu đông thì sẽ làm búi trĩ đó sưng to gây đau nhức dữ dội. Đặc biệt khi người bệnh ngồi hoặc khi nhu động ruột hoạt động thì còn gây đau nhức nhiều hơn nữa. Đó là tình trạng các mạch máu ở búi trĩ bị chèn ép và bị phá vỡ. Mạch máu bị chèn ép sẽ gây tắc nghẽn, tạo thành cục máu đông làm tắc mạch máu của búi trĩ. Máu mà không lưu thông được thì búi trĩ không có máu nuôi dưỡng nên các phần bị tắc mạch máu sẽ bị nhiễm khuẩn, hoại tử. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến hậu môn cũng như các cơ quan xung quanh.
Gây bệnh về da
Khi mà búi trĩ có kích thước và sa ra ngoài hậu môn thì nguy cơ người bệnh mắc bệnh về da sẽ lớn hơn. Vì khi sa ra ngoài thì các búi trĩ sẽ liên tục tiết ra các chất dịch nhầy, khiến cho các vùng da xung quanh hậu môn cũng ảnh hưởng. Từ đó lâu dài về sau cũng gây ra những bệnh về da như viêm da,…
Nhiễm trùng máu
Tình trạng búi trĩ bị viêm nhiễm nặng nề có thể dẫn đến nhiễm trùng máu – là một biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Các búi trĩ không được điều trị cẩn thận, kỹ càng thì làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu gây ra nhiễm trùng. Biến chứng này một khi xảy ra thì sẽ rất khó để điều trị. Nếu gặp trường hợp này thì người bệnh cần điều trị bệnh trĩ, làm phẫu thuật và có thể là lọc máu nếu cần thiết.
Bệnh phụ khoa phụ nữ
Trong cơ thể thì cơ quan sinh dục nữ có cấu trúc mở và vị trí cũng gần hậu môn. Vì thế tình trạng viêm nhiễm các búi trĩ rất dễ lây lan sang những khu vực lân cận như bộ phận sinh dục và gây tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai thì không chỉ ảnh hưởng sức khỏe bản thân mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra thì bệnh trĩ còn có các biến chứng khác như ung thư trực tràng, rối loạn chức năng cơ thắt, nứt kẽ hậu môn, hoại tử búi trĩ,…
Nên làm gì khi mắc bệnh trĩ
Nếu đã biết rằng bệnh trĩ có những biến chứng cũng khá nghiêm trọng, có tác động xấu đến sức khoẻ thì chúng ta cần có các biện pháp xử lý cũng như điều trị kịp thời giúp làm giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh.
- Đi khám bác sĩ
Để có được phương án điều trị bệnh trĩ hiệu quả thì cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh, mức độ của bệnh, tình trạng của người bệnh,… Vì thế nên người bệnh cần khi khám tại những bệnh viện hay những phòng khám chuyên môn để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp. Dựa theo kết quả bệnh lý của mỗi người mà sẽ có cách thức điều trị khác nhau.
Ví dụ như bệnh trĩ nhẹ thì có thể sử dụng các sản phẩm đặc trị, sản phẩm chuyên trị bệnh trĩ chuyên dùng. Đây là cách thức nhẹ nhàng, đơn giản cũng như tiết kiệm. Ngoài ra còn có các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giúp các búi trĩ co lại,… Tất nhiên khi sử dụng thuốc bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc.
Còn như bệnh nhân trĩ đã ở mức độ nặng hơn, sử dụng thuốc không có tác dụng nhiều thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Dựa vào tình trạng bệnh, mức độ nặng bao nhiêu, sức khoẻ và mong muốn của bệnh nhân mà sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phù hợp.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh
Như chúng ta cũng biết, một trong số các thói quen thường ngày dễ gây ra tình trạng bệnh trĩ chính là chế độ ăn uống. Vì thế để phòng tránh cũng như hỗ trợ việc điều trị cho hiệu quả thì nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng và chú ý một số điều như là:
- Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày.
- Bổ sung đủ các chất xơ, chất vitamin có trong rau củ, hoa quả,…
- Không ăn uống những thực phẩm cay nóng, đồ uống có gas, chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…
Xem thêm: Bị bệnh trĩ: nên ăn gì, không nên ăn gì
- Có chế độ sinh hoạt khoa học
Ít vận động, ngồi hay đứng làm việc quá lâu, làm việc nặng nhọc,… cũng là một số nguyên nhân khiến cho các tĩnh mạch hậu môn bị tác động nhiều dẫn đến việc dễ bị bệnh trĩ. Vì thế cần thay đổi lại các thói quen trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn, đó là:
- Không nên ngồi hay đứng quá lâu. Sau khoảng tầm 2 tiếng thì nên đi lại để giảm bớt áp lực cho tĩnh mạch hậu môn.
- Tập luyện các động tác, bài tập thể dục nhẹ nhàng.
- Không rặn quá mạnh khi đại tiện, không ngồi quá lâu khi đại tiện hay tiểu tiện.
- Không nên nhịn đại tiện, nên tập thói quen đi đại tiện hàng ngày.
Bệnh trĩ có biến chứng gì không? Có nguy hiểm và nên phòng chống như thế nào. Mong rằng bài chia sẻ này đã giúp bạn tìm được đáp án cho các câu hỏi của mình về căn bệnh trĩ này. Vì những biến chứng của bệnh trĩ cũng khá nguy hiểm và đôi khi ảnh hưởng đến nhiều bệnh khác làm cho sức khỏe người bệnh trở nên xấu hơn. Do vậy bạn cần chú ý các triệu chứng và nên điều trị càng sớm càng tốt để không gây ra nhiều biến chứng nặng nề.