Uống trà và những điều nên biết
Từ lâu, trà đã trở thành thức uống quen thuộc trong đời sống, vừa bởi sở hữu hương vị thơm ngon cũng vì khả năng đem tới những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng trà một cách hiệu quả và an toàn, không phải ai cũng biết rõ. Bởi thế, nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về tác dụng, cách dùng và đối tượng sử dụng trà phù hợp, qua đó cho phép bạn tận dụng tối đa lợi ích của thức uống quý giá này.
>> Xem thêm: Trà giúp giảm tác hại gốc tự do như thế nào?
Mục lục
Tổng quan về trà
Trà – thức uống quen thuộc được làm từ lá, chồi, cành của cây trà (Camellia sinensis). Qua quá trình chế biến, trà có thể được ủ lên men, phơi, rang hoặc sấy. Đặc biệt, một số loại trà còn được kết hợp với trái cây, gia vị, hoa,… để bổ sung dưỡng chất cũng như gia tăng hương vị. Trên thế giới, có 4 dòng trà chính: trà xanh, trà ô long, trà đen và trà trắng. Mỗi loại trà mang một hương vị đặc trưng, từ thanh mát, nhẹ nhàng đến đậm đà, nồng nàn. Tuy nhiên, điểm chung của các loại trà là đều sở hữu hương thơm tinh tế cùng vị đắng chát nhẹ.
Theo nghiên cứu, trong trà có chứa hơn 400 thành phần khác nhau, nổi bật nhất là Vitamin C, PP, caffeine, theophylline, polyphenolic, xanthine, epigallocatechin gallate (EGCG), K, P, Ca, Fe,… Nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào, trà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Bảo vệ tim mạch
- Làm giảm stress
- Hỗ trợ giảm cân
- Ngăn ngừa bệnh ung thư
- Chống lão hóa
- Tăng cường trí nhớ
Có thể uống trà thay nước lọc không?
Mặc dù trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng thức uống này không thể thay thế hoàn toàn cho nước lọc. Mỗi ngày, cơ thể cần khoảng 2 lít nước để duy trì các chức năng hoạt động hiệu quả nhưng nếu chỉ uống trà sẽ không thể cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Hơn nữa, lạm dụng bất kỳ thực phẩm nào, dù tốt đến đâu, cũng có thể dẫn đến tác dụng ngược. Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến tình trạng cơ thể không dung nạp hết lượng caffeine, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe như khó tiêu, chướng bụng, đau dạ dày, táo bón,…
Uống trà nhiều có tốt không?
Khi sử dụng một cách điều độ, trà có thể giúp kích thích sự tỉnh táo, tăng cường khả năng tập trung, từ đó nâng cao hiệu quả học tập và làm việc. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn tới một số tác động xấu tới sức khoẻ như sau:
- Gây cản trở hấp thụ sắt: Hợp chất tanin trong trà khi quá nhiều có thể tạo phức hợp với sắt, khiến cơ thể khó hấp thu dưỡng chất này. Lượng sắt thiếu hụt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể.
- Gây bồn chồn, lo âu: Caffeine trong trà khi sử dụng quá liều có thể gây kích thích thần kinh thái quá, dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo âu, thậm chí mất ngủ.
- Gây mất ngủ: Caffeine là chất ức chế melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ. Do vậy, việc uống trà quá nhiều, đặc biệt là trà đậm đặc vào buổi tối có thể khiến bạn khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Gây đau đầu: Sử dụng quá nhiều caffeine có thể gây ra các cơn đau đầu do co thắt mạch máu não.
- Gây hoa mắt, chóng mặt: Caffeine liều cao có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
- Gây phụ thuộc vào caffeine: Việc sử dụng trà liên tục trong thời gian dài có thể khiến cơ thể hình thành thói quen lệ thuộc vào caffeine, dẫn đến các triệu chứng cai nghiện như đau đầu, mệt mỏi, khó chịu khi không được sử dụng trà.
Vậy uống trà bao nhiêu là đủ? Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, lượng trà an toàn cho người trưởng thành mỗi ngày dao động từ 6 đến 8 gam. Để dễ hình dung, tương đương với 3 đến 4 lần pha trà, mỗi lần sử dụng khoảng 200ml nước. Nhờ vậy, tổng lượng trà tiêu thụ mỗi ngày sẽ rơi vào khoảng 600ml. Ngoài ra, đối với những người lao động chân tay nặng nhọc hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, 10 gam trà mỗi ngày là lượng trà tối ưu để hỗ trợ sức khỏe.
Tuy nhiên, riêng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh tim cần điều chỉnh lượng trà phù hợp do cơ địa nhạy cảm hơn. Khi này, những đối tượng trên không nên tiêu thụ quá 10 tách trà mỗi ngày để tránh gây ra một số tác hại như giảm khả năng hấp thụ sắt, gia tăng lo lắng, căng thẳng do caffeine, mất ngủ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Thêm vào đó, dành cho những người mới bắt đầu uống trà, bạn cần hãy khởi đầu từ từ với một hoặc hai tách mỗi ngày, sau đó tăng dần lượng trà phù hợp với cơ địa và sở thích.
>> Xem thêm: Các loại Trà giúp chống oxy hóa
Ai nên uống trà, ai không?
Với hương vị thơm ngon và nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trà được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng trà một cách an toàn và hiệu quả. Vậy, ai nên uống trà và ai không nên uống trà?
Đối tượng được khuyên uống trà đều đặn
Uống trà mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người sau đây::
- Người có cơ địa nóng trong: Nổi mụn nhọt, suy giảm chức năng gan do nóng trong có thể được cải thiện bằng việc uống trà thảo mộc có tính mát gan, thanh lọc cơ thể.
- Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp: Trà có thể giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch cho người lớn tuổi và người trưởng thành.
- Người thừa cân, béo phì: Uống trà có thể hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm cân và giữ dáng hiệu quả.
- Người gặp vấn đề tiêu hóa: Trà thảo mộc có thể giúp cải thiện tiêu hóa, giảm chán ăn, khó tiêu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Người da lão hóa, nhợt nhạt: Chất chống oxy hóa trong trà giúp chống lão hóa da, làm sáng da, tăng độ đàn hồi, giúp da khỏe mạnh và rạng rỡ.
- Người muốn phòng ngừa ung thư: Một số loại trà có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đối tượng không nên uống trà
Uống trà vốn được coi là một thói quen tốt, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ chức năng não, giúp cải thiện lượng đường trong máu và mức cholesterol, từ đó bảo vệ tim mạch hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích này, cũng có một số đối tượng cần hạn chế hoặc tránh sử dụng trà thường xuyên để đảm bảo sức khỏe bao gồm:
- Người bị loét dạ dày: Cafein, một chất kích thích có trong trà, có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra axit. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình liền sẹo của các vết loét, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, dễ bị lạnh bụng cũng nên hạn chế sử dụng trà. Việc tiêu thụ quá nhiều trà có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và các triệu chứng khó chịu khác.
- Người bị suy nhược thần kinh: Với những người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ, việc sử dụng trà cần được lưu ý cẩn thận. Lý do là vì trà chứa caffeine, một chất kích thích có thể khiến não bộ hưng phấn quá mức, dẫn đến tình trạng khó ngủ. Đặc biệt, nếu uống trà sát giờ ngủ, tác dụng này càng trở nên rõ rệt hơn.
- Người bị táo bón: Chất catechin polyphenol trong trà có khả năng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng phân bị khô cứng, gây táo bón hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón hiện có.
- Người bệnh tim hay huyết áp cao: Uống trà đặc thường xuyên có thể gây gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và huyết áp, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
- Người bị xơ vữa động mạch: Uống trà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người bị xơ vữa động mạch do giàu hoạt chất như caffein, theophylline, theobromine. Những hoạt chất này có thể gây co mạch não, giảm lưu thông máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, trà còn có thể gây co thắt động mạch vành, giảm lưu thông máu đến tim, dẫn đến các triệu chứng như đau thắt ngực, hồi hộp, khó thở và mất nhịp tim.
- Người thiếu máu: Chất tannic trong trà có khả năng liên kết với sắt trong thực phẩm, cản trở quá trình hấp thu sắt vào cơ thể qua niêm mạc ruột. Điều này có thể làm tình trạng thiếu máu thêm trầm trọng. Vì vậy, những người thiếu máu nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh uống trà.
- Người bị thiếu canxi, gãy xương: Nhóm người này cần lưu ý việc tiêu thụ trà vì một số hợp chất trong trà có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và bài tiết canxi trong cơ thể. Cụ thể, các alkaloid trong trà có khả năng ức chế quá trình hấp thu canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi qua đường nước tiểu. Hệ quả là lượng canxi trong cơ thể bị hao hụt dần, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi, loãng xương và khiến việc phục hồi sau gãy xương trở nên khó khăn hơn.
- Phụ nữ mang thai, sinh con hoặc đang cho con bú: Với hàm lượng caffeine cao, lên đến 10% trong trà đặc, phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú nên hạn chế sử dụng loại thức uống này. Caffeine có thể làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, gây áp lực lên tim và thận. Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc thai nghén.
Thói quen uống trà thực sự có thể đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đồng thời còn có khả năng hỗ trợ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Dẫu vậy, bạn vẫn nên thận trọng trong quá trình sử dụng trà để tránh phản tác dụng và gây độc tính, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Trong đó, người dùng cần lưu ý uống đúng liều lượng, không sử dụng trà thay nước lọc. Hơn thế, những người bị thiếu máu, loét dạ dày hay mắc những triệu chứng về suy nhược thần kinh, mất ngủ… nên tránh sử dụng trà thường xuyên để hạn chế tác hại không đáng có.