Trĩ nội là gì? Ai dễ mắc? Triệu chứng và cách điều trị
Cùng với trĩ ngoại, trĩ nội là một dạng của trĩ tuy nhiên độ nhận biết khó hơn bởi búi trĩ nằm sâu trên đường lược. Ở chuyên mục lần này, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về bệnh trĩ nội thông qua một số thông tin về phân loại, triệu chứng, nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị.
Mục lục
Trĩ nội là gì?
Trĩ nội là loại trĩ phát triển bên trong trực tràng (phần ruột già dẫn đến hậu môn) và thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bệnh trĩ nội thường chảy máu mà không gây đau đớn, cách đơn giản nhất để nhận biết là trĩ chảy máu đó, có thể nhìn thấy khi đi vệ sinh, máu thường dính thấm vào giấy vệ sinh khi lau.
Trong một số trường hợp, bệnh trĩ nội có thể nhô ra qua hậu môn và nhìn thấy được, gọi là sa búi trĩ. Song, chúng thường sẽ tự co lại bên trong trực tràng hoặc có thể dùng tay để đẩy vào. Một khi trĩ nội nhô ra ngoài, các búi trĩ có thể bị kích ứng và gây ngứa ngáy, người bệnh khó thể tự làm sạch sau khi đi tiêu.
Những đối tượng dễ mắc trĩ nội?
Trĩ nội là một căn bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi, chủng tộc. Tuy nhiên, từ những tài liệu thống kê cho thấy, một người dễ bị trĩ nếu như họ có một số yếu tố nguy cơ sau đây:
- Người thường xuyên rặn khi đi đại tiện
- Người hay ngồi toilet trong thời gian dài để lượt điện thoại, đọc báo
- Người bị tiêu chảy hoặc táo bón thuộc dạng mãn tính
- Phụ nữ đang mai thai
- Người trên 50 tuổi
- Người thường xuyên phải khuân vác đồ vật nặng
Phân loại trĩ nội
Bệnh trĩ nội được phân loại theo mức độ sa xuống của búi trĩ và việc phân loại này cũng giúp các bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp với từng người bệnh. Hiện nay, hệ thống phân loại bệnh trĩ được sử dụng rộng rãi nhất là hệ thống do Goligher đề xuất. Trong phân loại của Goligher, bệnh trĩ nội được chia thành những loại sau:
Trĩ độ 1: Trĩ chảy máu nhưng không sa
Trĩ độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi căng nhưng tự xẹp xuống
Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài và cần phải ấn mới thụt vào
Trĩ độ 4: Trĩ đã sa ra ngoài và không thể tác động đưa vào trong
Các triệu chứng của trĩ nội
Chảy máu trực tràng: Đây chính là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ nội. Người bệnh hoàn toàn có thể nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu sau khi đi tiêu.
Sa búi trĩ: Từ cấp độ 2 trở đi, bệnh trĩ nội có thể biểu hiện bằng cách búi trĩ nhô ra hoăc sa hẳn ra khỏi hậu môn. Điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi hoặc cảm giác như có khối u hoặc phình ra ở vùng hậu môn.
Khó chịu hoặc đau đớn: Bệnh trĩ nội có thể gây đau âm ỉ hoặc cảm giác đè nặng ở trực tràng. Nếu búi trĩ bị huyết khối (cục máu đông), nó có thể khiến người bệnh đau dữ dội.
Ngứa hoặc kích ứng: Chất nhầy tiết ra từ búi trĩ nội có thể gây ra hiện tượng kích ứng và ngứa quanh hậu môn.
Rò rỉ phân hoặc chất nhầy: Bệnh trĩ nội có thể gây ra tình trạng sản xuất quá nhiều chất nhầy, dẫn đến rò rỉ chất nhầy hoặc một lượng nhỏ phân.
Sự phồng rộp hoặc sưng ở hậu môn: Khi bị trĩ nội, một triệu chứng điển hình xuất hiện ở cấp độ 2 trở lên đó là tình trạng phồng rộp hoặc sưng ở hậu môn. Điều này có thể kiểm tra bằng tay
Cách điều trị bệnh trĩ nội
Theo các chuyên gia, những tĩnh mạch bị sưng bên trong trực tràng hoặc hậu môn thường tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, đối với một số người, bệnh trĩ lại trở thành một bệnh lý mãn tính, tái phát nhiều lần. Chúng không chỉ gây đau đớn mà còn cản trở các hoạt động hằng ngày như ngồi, đi lại. Dưới đây là một số biện pháp chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản có thể áp dụng hiệu quả với các trường hợp trĩ độ nhẹ, chưa có biến chứng.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Bao gồm các loại rau xanh như cải bó xôi, bắp cải, rau lang, cải xoong; trái cây tươi như chuối, táo, bưởi, xoài, cam; các loại củ như cà rốt, khoai lang, khoai tây, củ cải’ các loại ngũ cốc như yến mạch, bột mì, bột ngô; các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đũa, đậu lăng, đậu ngự,vv…
- Dùng thuốc làm mềm phân hoặc chất bổ sung chất xơ như psyllium (Metamucil) or methylcellulose (Citrucel)
- Nước lọc hoặc các loại thức uống khác không chứa cồn theo khuyến nghị của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
- Không rặn khi đi tiêu, không ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen, aspirin
- Tắm sitz (ngồi trong bồn tắm ấm) nhiều lần trong ngày để giúp giảm đau
- Sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ trị trĩ không kê đơn hoặc thuốc đạn (một loại thuốc nhét vào hậu mô, giúp giảm đau nhẹ, sưng và ngứa).
Hemocyl là một giải pháp hiệu quả cho người bị trĩ nội. Hemocyl chứa ba thành phần chính từ thiên nhiên gồm Berberis vulgaris, Hamamelis virginiana và Cichorium intybus. Qua một quy trình chế biến đặc biệt, các thành phần này được bảo đảm về tính chất của dược phẩm. Sự kết hợp tinh tế giữa Berberis vulgaris, Hamamelis virginiana và Cichorium intybus trong Hemocyl không chỉ giúp chống viêm mà còn cải thiện sự lưu thông của hệ thống tĩnh mạch ở vùng hậu môn qua hệ tuần hoàn cửa ở gan. Điều này giúp giảm áp lực lên các mạch máu tại khu vực hậu môn, giảm đau và sưng, cung cấp giảm áp và cải thiện sức khỏe nói chung.
Các phương pháp điều trị trĩ nội
Nếu như việc áp dụng các biện pháp chữa trĩ nội tại nhà không thuyên giảm, người bệnh cần đến các phòng khám hoặc bệnh viện để được các bác sĩ trực tiếp điều trị. Sau khi thăm khám, chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra một số lựa chọn về cách thức điều trị như sau:
Thắt dây cao su: Đây là một thủ thuật được các bác sĩ sử dụng nhằm mục đích điều trị tình trạng chảy máu hoặc sa búi trĩ nội. Khi đó, một sợi dây cao su đặc biệt sẽ được thắt quanh gốc búi trĩ, có tác dụng cắt đứt nguồn cung cấp máu đến tĩnh mạch trĩ. Sau một thời gian, phần búi trĩ sẽ teo lại và rụng đi, thường là trong vòng 1 tuần.
Liệu pháp xơ hóa: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm một loại dung dịch vào búi trĩ nội để hình thành mô sẹo, điều đó sẽ giúp cắt đứt nguồn cung cấp máu và làm cho búi trĩ co lại.
Quang đông hồng ngoại: Một thiết bị sẽ được sử dụng để chiếu tia hồng ngoại vào búi trĩ nội. Khi đó, nhiệt do tia hồng ngoại tạo ra khiến cho mô sẹo hình thành, cắt đứt nguồn cung cấp máu và làm cho búi trĩ co lại.
Đốt trĩ: Bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ truyền dòng điện vào búi trĩ nội. Dòng điện với nhiệt độ cao sẽ làm nóng và đốt mô. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm riêng, đó là nếu nhiệt độ quá cao sẽ gây bỏng và tổn thương khiến người bệnh bỏng rát và đau đớn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp trĩ chuyển nặng, phẫu thuật cắt trĩ là điều cần thiết. Khi đó, các bác sĩ có chuyên môn sẽ thực hiện phẫu thuật cắt trĩ để loại bỏ các búi trĩ ngoại lớn và sa búi trĩ nội. Người bệnh sẽ được gây mê trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, một phương pháp khác cũng khá phổ biến là Hemorrhoid stapling. Khi đó, một dụng cụ có tên là stapling sẽ được sử dụng để loại bỏ mô trĩ nội và kéo trĩ nội sa ra ngoài về lại hậu môn.
Các biện pháp phòng ngừa trĩ nội
Giữ cho phân luôn mềm và đi tiêu đều đặn là một trong những nguyên tắc tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ, cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Một số thói quen sau đây được cho là giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả, từ đó ngăn chặn trĩ xảy đến.
Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn: Việc ăn nhiều chất xơ mỗi ngày giúp cho phân mềm hơn, từ đó đi qua hậu môn một cách dễ dàng. Theo đó, một nam giới trưởng thành dưới 50 tuổi cần ăn ít nhất 34g chất xơ mỗi ngày và đối với phụ nữ là 25g. Tuy nhiên, cần ăn một cách hợp lý để tránh gây đầy hơi hoặc chướng bụng.
Tránh thực phẩm ít hoặc không có chất xơ: Nếu bạn đang bị táo bón mãn tính và nghi ngờ đó là nguyên nhân gây ra trĩ, hãy tránh xa nó. Chúng bao gồm phô mai, thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn.
Uống nhiều nước: Mỗi ngày, hãy cố gắng uống 2,7 lít đối với nữ và 3,7 lít đối với nam. Nước có thể đến từ đồ uống và thực phẩm, tất nhiên không tính đồ uống chứa caffeine và rượu, vì chúng có thể gây mất nước.
Luyện tập đều đặn: Tập thể dục từ 20-30 phút bằng bài tập aerobic mỗi ngày sẽ giúp việc đi tiêu trở nên dễ dàng và đều đặn hơn. Hơn nữa, việc tập luyện thường xuyên cũng giúp giảm cân, góp phần ngăn ngừa bị trĩ do béo phì.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa bệnh trĩ, nhất là ở những người có nguy cơ, có thể áp dụng một số mẹo nhỏ. Chẳng hạn như đừng căng thẳng hoặc nín thở khi đi tiểu, đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu hay tránh ngồi quá lâu, đặc biệt là khi đi vệ sinh. Tất cả những thói quen này đều góp phần gây áp lực quá mức lên tĩnh mạch, trực tiếp dẫn đến sự phát triển của bệnh trĩ.
Cũng bởi vị trí đặc biệt mà trĩ nội được xếp vào dạng khó phát hiện cũng như gây khó khăn cho việc điều trị. Việc nhận biết bệnh trĩ nội thông qua các triệu chứng ban đầu là điều cần thiết để phát hiện sớm, kịp thời can thiệp và điều trị, nhằm tránh các biến chứng như trĩ huyết khối, trĩ nghẹt hay thiếu máu.