Tác động của stress oxy hóa với người cao tuổi
Stress oxy hóa, một hiện tượng tưởng chừng vô hại, lại chứa đựng những mối nguy tiềm tàng cho sức khỏe con người. Khi sự cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa bị phá vỡ, các tế bào và mô trong cơ thể sẽ phải chịu tổn thương. Quá trình này diễn ra âm thầm nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong lão hóa và góp phần gây ra nhiều bệnh mãn tính phổ biến ở người cao tuổi.
Mục lục
Thông tin chung về stress oxy hóa
Căng thẳng oxy hóa, hay còn gọi là stress oxy hóa, xảy ra khi số lượng các gốc tự do chênh lệch lớn hơn so với các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Gốc tự do là những phân tử không ổn định, mang điện tích, có khả năng gây tổn thương tế bào và DNA. Khi lượng gốc tự do gia tăng quá mức so với khả năng trung hòa của chất chống oxy hóa, stress oxy hóa sẽ xuất hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Về nguồn gốc, ban đầu stress oxy hóa do cơ thể tự sản sinh một lượng gốc tự do nhất định trong các hoạt động sinh học bình thường như tập thể dục hay chống lại viêm nhiễm. Tuy nhiên, sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài cũng góp phần gia tăng lượng gốc tự do, bao gồm:
- Khí quyển (ozone)
- Thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa
- Khói thuốc lá
- Bức xạ
- Ô nhiễm môi trường
- Chế độ ăn nhiều đường, tiêu thụ nhiều béo và rượu, bia
>> Xem thêm: Các bệnh do gốc tự do gây ra
Tác động của stress oxy hóa với người cao tuổi
Stress oxy hóa là hiện tượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Khi các gốc tự do tấn công vượt quá khả năng chống đỡ của hệ thống chống oxy hóa, chúng sẽ gây ra hàng loạt tổn thương tế bào, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Nổi bật trong số đó là: bệnh tim mạch, bệnh thần kinh thoái hóa, thoái hóa điểm vàng, bệnh gan và ung thư.
Tác động của stress oxy hóa và bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Stress oxy hóa gia tăng và khả năng chống oxy hóa giảm theo tuổi tác, góp phần vào sự phát triển của bệnh tim mạch ở người cao tuổi, đặc biệt là xơ vữa động mạch. LDL bị oxy hóa (oxLDL) đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, dẫn đến tăng độ cứng động mạch và rối loạn chức năng nội mạc. Bên cạnh đó, stress oxy hóa cũng làm giảm chức năng nội mạc mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Do vậy, việc chú ý kiểm soát stress oxy hóa có thể là một chiến lược quan trọng để phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi.
Căng thẳng oxy hoá và bệnh tiểu đường
Stress oxy hóa là một trong những nhân tố chính, tác động, thúc đẩy biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường type 2 (T2DM). Khi lượng đường trong máu cao, các tế bào sản sinh ra nhiều gốc tự do (ROS) hơn mức cơ thể có thể chống oxy hóa. ROS này kích hoạt các con đường phân tử có hại, gây tổn thương tế bào bao gồm:
- Protein kinase C (PKC): PKC thúc đẩy sự phát triển của tế bào cơ trơn mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Con đường hexosamin: Con đường này làm tăng sản xuất các hợp chất dẫn đến tổn thương tế bào và rối loạn chức năng mạch máu.
- Sản phẩm cuối cùng glycation tiên tiến (AGEs): AGEs làm cứng mạch máu và thúc đẩy viêm.
- Con đường polyol: Con đường này làm giảm sản xuất glutathione, một chất chống oxy hóa quan trọng.
Kết quả của những tác động này, căng thẳng oxy hóa góp phần vào các biến chứng tim mạch nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 như: xơ vữa động mạch, bệnh tim và đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát căng thẳng oxy hóa là một chiến lược quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Stress oxy hóa và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một căn bệnh phổi nghiêm trọng, tiến triển theo thời gian và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi, khiến nó trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng cấp bách. Trong đó, đối với bệnh nhân COPD, khói thuốc lá chính là nguồn gốc chính của stress oxy hóa. Khi hít phải khói thuốc, các tế bào phổi sẽ giải phóng các gốc tự do, dẫn đến một loạt các phản ứng có hại:
- Kích hoạt viêm: Gốc tự do kích thích các tế bào miễn dịch sản sinh ra các cytokine và chemokine, thúc đẩy tình trạng viêm trong phổi. Viêm mãn tính làm hỏng các mô phổi và dẫn đến tắc nghẽn đường thở.
- Phá hủy mô: Gốc tự do kích hoạt các enzyme protease phá vỡ các mô liên kết trong phổi, dẫn đến khí phế thũng – một đặc điểm khác của COPD.
- Suy giảm chức năng miễn dịch: Stress oxy hóa làm suy yếu khả năng chống lại nhiễm trùng của hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân COPD dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ stress oxy hóa cao hơn ở bệnh nhân COPD so với người bình thường. Nồng độ các chất đánh dấu stress oxy hóa, chẳng hạn như 8oxodG, NT, F2-IsoPs, AGEs và PC, cũng tăng lên ở bệnh nhân COPD và có mối tương quan với mức độ nặng của bệnh. Ngoài ra, stress oxy hóa còn góp phần vào các vấn đề cơ bắp thường gặp ở bệnh nhân COPD lớn tuổi như Protein trong cơ bị oxy hóa, dẫn đến rối loạn chức năng cơ và giảm khả năng vận động.
Stress oxy hóa trong bệnh thận mạn
Stress oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh thận mạn (CKD), dẫn đến tổn thương cầu thận, thiếu máu cục bộ thận và gián tiếp gây viêm, tăng huyết áp và rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Cụ thể:
- Tổn thương cầu thận: Stress oxy hóa gây tổn thương trực tiếp đến cấu trúc cầu thận, dẫn đến suy giảm chức năng lọc máu. Các gốc tự do (ROS) do stress oxy hóa sản sinh ra còn tấn công các tế bào cầu thận, dẫn đến viêm nhiễm, xơ hóa và tổn thương màng lọc.
- Thiếu máu cục bộ thận: Căng thẳng oxy hóa làm giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ. ROS còn gây tổn thương tế bào nội mô mạch máu, rối loạn chức năng giãn mạch và tăng áp lực lên các vi mạch máu trong thận.
- Viêm: Các tế bào bạch cầu bị kích hoạt bởi ROS giải phóng các chất gây viêm, làm tổn thương mô thận và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Tăng huyết áp: Stress oxy hóa có thể làm giảm sản xuất nitric oxide (NO), một chất giãn mạch quan trọng. Sự thiếu hụt NO dẫn đến co mạch máu, tăng huyết áp và gây áp lực lên thận.
- Rối loạn chức năng nội mạc: Căng thẳng oxy hóa làm tổn thương nội mạc mạch máu, dẫn đến tăng tính thấm và xâm nhập các chất có hại như cholesterol LDL. Việc tích tụ cholesterol LDL trong lòng mạch góp phần vào quá trình xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Căng thẳng oxy hoá và sự suy giảm nhận thức và mất trí nhớ ở người cao tuổi
Suy giảm nhận thức và chứng mất trí nhớ là những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người cao tuổi. Hiện nay, không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất cân bằng oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bệnh lý này. Cụ thể, stress oxy hóa xảy ra khi hệ thống chống oxy hóa của cơ thể không thể trung hòa các gốc tự do – những phân tử do quá trình trao đổi chất tế bào tạo ra. Các gốc tự do dư thừa này có thể gây tổn thương tế bào não, dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức và mất trí nhớ. Ví dụ điển hình như, một nghiên cứu cho thấy những người có nồng độ các dấu ấn sinh học mất cân bằng oxy hóa cao hơn có xu hướng có điểm số thấp hơn trong Bài kiểm tra Trạng thái Mini-Mental (MMSE) – một bài kiểm tra đánh giá chức năng nhận thức.
Ngoài ra, mất cân bằng oxy hóa còn được cho là liên quan đến bệnh sinh học của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer thông qua một số cơ chế, bao gồm:
- Kích thích hình thành các hạt căng thẳng (stress granules) – những cấu trúc protein tập trung trong tế bào để đáp ứng với stress.
- Gây rối loạn chức năng của thụ thể NMDA – dẫn đến tăng sản xuất gốc tự do, stress oxy hóa và tổn thương tế bào thần kinh.
- Tương tác với các kim loại hoạt động sinh học như kẽm, nhôm, sắt và đồng – thúc đẩy sự hình thành mảng amyloid và protein Tau phosphoryl hóa – hai yếu tố quan trọng trong bệnh Alzheimer.
Stress oxy hoá và ung thư
Stress oxy hóa do viêm mãn tính sản sinh ra các gốc tự do (RONS) gây tổn thương tế bào, kích thích ung thư, tăng sinh mạch máu mới và thúc đẩy quá trình chuyển đổi tế bào ung thư. Cụ thể, RONS và các cytokine viêm, như TNFα, kích hoạt yếu tố phiên mã NFκB, thúc đẩy biểu hiện các gen liên quan đến phân bào, apoptosis và ung thư. Viêm mãn tính còn liên quan đến sinh angiogenesis (hình thành mạch máu mới) – một đặc điểm của ung thư. RONS cũng làm tăng biểu hiện các yếu tố phiên mã (c-fos và c-jun) tham gia vào chuyển đổi tế bào ung thư và thúc đẩy angiogenesis. Hơn nữa, đại thực bào, tiểu cầu, nguyên bào sợi và tế bào ung thư là nguồn chính của các yếu tố gây angiogenesis (ví dụ: yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi, yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, prostaglandin-E1 và E2), làm tăng sản sinh RONS và tăng nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, khả năng gây đột biến/ung thư của RONS cũng xuất phát từ khả năng phản ứng với DNA và biến đổi hóa học của nó. Tổn thương DNA do ROS gây ra có thể dẫn đến ngừng phiên mã, lỗi sao chép/nhân đôi hoặc mất ổn định bộ gen, tất cả đều liên quan đến ung thư. Trong đó, 8-oxodG và 8-nitroguanine trong số các sản phẩm DNA bị oxy hóa được coi là dấu ấn sinh học cho quá trình gây ung thư do viêm. Đặc biệt, nguy cơ ung thư còn có thể tăng theo tuổi tác do stress oxy hóa gia tăng cùng với tổn thương do nó gây ra. Việc tích tụ tổn thương DNA do RONS theo tuổi tác được chứng minh bởi sự gia tăng nồng độ 7,8-dihydro-8-oxo-2′-deoxyguanosine (8oxodG).
Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động của stress oxy hóa
Stress oxy hóa – vấn đề khiến nhiều người lo lắng bởi ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để kiểm soát và hạn chế tình trạng này? Chìa khóa nằm ở việc giảm thiểu gốc tự do và tăng cường chất chống oxy hóa trong cơ thể. Để đạt được điều này, hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Saturex làm giảm stress oxy hóa
Saturex – dược trà được bào chế theo tiêu chuẩn Y học cổ truyền Ba Tư (Iran) từ sự kết hợp độc đáo giữa thảo dược Satureja khuzestanica và trà đen thượng hạng. Sản phẩm mang đến giải pháp toàn diện cho sức khỏe, giúp bạn chiến thắng stress oxy hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cụ thể:
- Saturex hỗ trợ điều hòa cholesterol, triglyceride, đường huyết và acid uric, góp phần phòng ngừa các bệnh tim mạch, tiểu đường và gout.
- Dược trà Saturex giúp ổn định huyết áp, tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Sản phẩm này cũng hỗ trợ thanh lọc gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, xơ gan, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Sử dụng dược trà Saturex còn cho phép bạn cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiết niệu, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa sỏi thận.
- Saturex còn giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, hỗ trợ giảm cân hiệu quả và an toàn. Thêm vào đó, sản phẩm còn có thể chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào sinh sản khỏi tổn thương, giảm nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ.
Chính vì vậy, để làm giảm những tác động tiêu cực của căng thẳng oxy hoá, đặc biệt đối với người cao tuổi, bạn có thể cân nhắc sử dụng dược trà Saturex đều đặn. Đây sẽ là cách thức đơn giản cho phép người lớn tuổi tăng cường các chất chống oxy hoá, tạo lớp bảo vệ chắc chắn hơn, góp phần ngăn chặn ảnh hưởng của stress oxy tới sức khoẻ của bản thân.
Đối với chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến nghị mọi người bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn hàng ngày. Bên cạnh những loại rau quen thuộc như cà rốt, cà chua, bông cải xanh, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại trái cây mọng nước như việt quất, cam, quýt để cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Đối với chế độ sinh hoạt
Lối sống thiếu khoa học là nguyên nhân chính dẫn đến stress oxy hóa, tác nhân gây lão hóa và nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi đã hiểu được tầm quan trọng của việc chống oxy hóa, bạn nên xây dựng riêng cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh như:
- Luyện tập thể dục thường xuyên: Duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, giảm stress oxy hóa và đẩy lùi lão hóa.
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào, cân bằng các gốc tự do. Bởi thế, bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
- Hạn chế thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, làm tăng stress oxy hóa.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá là tác nhân chính gây hại cho tế bào, đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi: Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, trồng cây xanh quanh nhà để lọc bụi bẩn, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Stress oxy hóa là mối đe dọa lớn cho sức khỏe người cao tuổi, tuy nhiên lại hoàn toàn có thể hạn chế vấn đề này. Trong đó, áp dụng lối sống lành mạnh, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng hiệu quả là chìa khóa để đẩy lùi stress oxy hóa, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng là lựa chọn hữu ích để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.