Rối loạn đại tiện là gì? Nguyên nhân, biểu hiện & điều trị
Rối loạn đại tiện, hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, là một tình trạng khá phổ biến và gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Có thể hiểu, đó là sự thay đổi trong hoạt động đại tiện về các khía cạnh như giờ giấc, số lần đi vệ sinh, chất phân,vv… Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách khắc phục đối với chứng rối loạn đại tiện.
Mục lục
Rối loạn đại tiện là gì?
Bệnh rối loạn đại tiện là tên gọi chỉ một hội chứng rối loạn ở ruột già, thường gây ra đau bụng và đi kèm với táo bón hoặc tiêu chảy. Nó có thể được gọi dưới những cái tên khác như rối loạn đại tiện chức năng, rối loạn chức năng sàn chậu. Khi đó, sự suy giảm khả năng tiêu hóa thức ăn ở ruột cũng như sự thay đổi trong cấu trúc giải phẫu của hệ tiêu hóa dẫn đến sự cản trở quá trình đại tiện.
Như chúng ta đã biết, ruột già là bộ phận nắm giữ chức năng hấp thụ nước và đẩy phân ra ngoài ra đường hậu môn thông qua các nhu động ruột, thúc đẩy việc tiêu hóa thức ăn từ ruột non đến ruột già Ở những người bị rối loạn chức năng đại tiện, nếu có sự co thắt bất thường ở nhu động ruột, nó sẽ dẫn đến hai trường hợp. Co thắt quá mức gây ra tiêu chảy, ngược lại, co thắt diễn ra chậm, ít đi sẽ dẫn đến táo bón.
Các kiểu rối loạn đại tiện thường gặp
Tiêu chảy: Khi bị rối loạn về chức năng đại tiện, người bệnh có thể đi ngoài với tần suất trên 3 lần/ ngày với phân lỏng. Nếu không biết kiểm soát và để kéo dài, điều này dễ gây mất nước, mất chất điện giải, dẫn nên nguy cơ bị trụy mạch và tử vong.
Táo bón: Rối loạn có thể gây ra táo bón ở một số người, với biểu hiện cụ thể là đi đại tiện dưới 3 lần/ tuần. Việc đại tiện khó khăn, phân khô cứng, gây đau khi rặn và đôi khi đại tiện ra máu.
Đau bụng: Đi kèm với táo bón và tiêu chảy thường là đau bụng, tùy thuộc vào mỗi người cũng như triệu chứng khác nhau mà mức độ đau bụng cũng nặng nhẹ khác nhau. Cơn đau bụng thường sẽ hết sau khi đi đại tiện.
Đầy hơi, khó tiêu: Rối loạn chức năng đại tiện đôi khi còn liên quan đến một số vấn đề khác, chẳng hạn như cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, sờ bụng thấy căng tức, ợ hơi, xì hơi liên tục.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn đại tiện
Đa số các trường hợp, bị rối loạn đại tiện là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do đang mắc phải một số bệnh lý như Crohn, IBS, tắc ruột,vv… Những tình trạng này là nguyên nhân làm cho sức khỏe đường ruột bị suy giảm, giảm khả năng tiêu hóa, dẫn đến nhiều vấn đề và rối loạn đại tiện là một trong số đó.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Một số các chế độ trong ăn uống như ăn các thực phẩm dị ứng hoặc chứng không dung nạp lactose có thể là nguyên nhân khiến việc đại tiện bị rối loạn. Mặc dù sự liên quan giữa chúng cho đến nay vẫn chưa được xác nhận rõ ràng nhưng thực tế, ở một số trường hợp, việc tiêu thụ một vài loại thực phẩm nhất định thường gây ra đau bụng, kèm theo đó là rối loạn đại tiện nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu ăn trúng phải các đồ ăn ôi thiu, đồ tái sống bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng cũng gây rối loại tiêu hóa. Các biểu hiện đi kèm thường là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, biếng ăn.
Một số bệnh lý
Hội chứng ruột kích thích: Nếu như lúc nào cũng có cảm giác buồn đại tiện, đó có thể là bạn đang mắc phải hội chứng kích thích ruột, gọi tắt là IBS. Đó là một tên gọi để chỉ một loạt các triệu chứng liên quan đến rối loạn ruột già mà không thể lý giải bằng bất cứ bệnh lý nào. Các triệu chứng của IBS có thể bao gồm đau bụng đi ngoài, thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ), đầy hơi, cảm giác đại tiện không hết,vv…
Bệnh Crohn: Hay còn gọi là viêm ruột mãn tính từng vùng, nó gây rối loạn tiêu hóa ở bất kỳ vùng nào ở đường ruột, tuy nhiên phố biến nhất ở ruột non và đại tràng. Một số các dấu hiệu của bệnh Crohn là bị tiêu chảy, đau quặn bụng, cảm giác muốn ị nhưng không ị được, chán ăn và sút cân.
Ngoài ra, chứng rối loạn đại tiện đôi khi cũng đến từ các bệnh lý khác ít phổ biến hơn như bệnh Celiac, tắc ruộc. Theo đó, bệnh Celiac thường không gây ra triệu chứng, nếu có thường đi kèm với các tình trạng như chướng bụng, tiêu chảy nhẹ, phân lẫn máu, có mùi tanh, chán ăn. Trong khi đó, tắc ruột có thể xảy ra ở ruột non hoặc ruột già, dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như đau bụng ở rốn và vùng thượng vị, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài vấn đề về thực phẩm và bệnh lý, rối loạn đại tiện theo các chuyên gia, nó có thể đến từ các yếu tố khác:
- Do căng thẳng thường xuyên và ức chế thần kinh kéo dài
- Do hormone thay đổi, chẳng hạn như do chu kỳ kinh nguyệt
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc kháng sinh
- Do yếu tố di truyền từ gia đình
- Do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Các biểu hiện của rối loạn đại tiện
Rối loạn đại tiện rất dễ nhận biết với các biển hiện điển hình là đau bụng và đầy bụng. Kèm theo đó là một số các triệu chứng của rối loạn đại tiện khác:
- Thay đổi thói quen đi ngoài và tần suất đi ngoài, giảm hoặc tăng
- Các cơn đau quặn bụng, thường kết thúc sau khi đi đại tiện xong
- Đặc điểm phân bất thường như phân có màu đen, phân lỏng, lẫn bọt, chất nhầy hoặc máu
- Ăn không tiêu, chướng bụng kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa
- Cảm giác muốn đi ị nhưng không ị được hoặc đã đi nhưng cảm giác vẫn còn són chưa đi hết
Những triệu chứng trên nếu xuất hiện ít nhất 3 lần mỗi tháng và kéo dài đến 3 tháng thì được xác định là rối loạn đại tiện. Như đã nói, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể đến từ các bệnh lý đường ruột nguy hiểm như IBS, ung thư ruột. Vì thế, nếu nhận thấy các dấu hiệu trên kèm theo nôn mửa, sốt cao, mệt mỏi diễn ra thường xuyên, cần thiết phải đến gặp bác sĩ sớm để đưa ra hướng điều trị.
Các phương pháp điều trị rối loạn đại tiện
Khi nghi ngờ hoặc được chẩn đoán bị rối loạn đại tiện, người bệnh cần can thiệp kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Sau khi tiến hành thăm khám, chụp nội soi tiêu hóa hay chụp X-Quang, các bác sĩ có thể đưa ra một số biện pháp điều trị như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
Nếu như việc ăn các loại thực phẩm hoặc là do bệnh lý về đường tiêu hóa là căn nguyên gây ra rối loạn đại tiện, người bệnh cần bắt buộc thay đổi chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống khoa học đảm bảo quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn, ngăn chặn các triệu chứng đầy hơi chướng bụng cũng như giúp việc đại tiện thuận lợi hơn. Đồng thời, việc áp dụng chế độ ăn kiêng, ưu tiên các thực phẩm lành mạnh còn có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng của các bệnh IBS, celiac, Crohn,…
Tập thể dục thường xuyên
Ngoài chế độ ăn, các bài tập thể dục cũng góp phần hỗ trợ điều trị chứng rối loạn đại tiện một cách hiệu quả. Việc để cơ thể vận động một cách hợp lý, với các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày không chỉ giúp giữ cân nặng ổn định mà còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột. Người bệnh có thể chọn một số bài tập như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.
Uống thuốc chữa rối loạn đại tiện
Trong trường hợp rối loạn đại tiện diễn ra thường xuyên với mức độ ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn. Sau khi xác định nguyên nhân và các triệu chứng đi kèm, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cụ thể cho từng trường hợp khác nhau.
- Nếu như rối loạn đại tiện dẫn đến táo bón, người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng nhóm thuốc nhuận tràng, có thể là thuốc nhuận tràng làm mềm phân, thuốc nhuận tràng kích thích hoặc thuốc nhuận tràng tạo khối.
- Nếu như rối loạn đại tiện do tiêu chảy, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị tiêu chảy, chẳng hạn như Berberin, Loperamid, Diphenoxylate,vv…
- Trong trường hợp nghi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, người bệnh có thể được khuyên nên dùng thuốc tăng cường miễn dịch, corticoid hoặc là thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
- Floradapt IBS, mang đến hỗn hợp men vi sinh I3.1 đặc biệt từ AB-Biotics (Tây Ban Nha) phối hợp cùng Vitamin D3, được thiết kế để tối ưu hóa sức khỏe đường ruột và cải thiện đáng kể các vấn đề tiêu hóa.
Thuốc uống rối loạn đại tiện để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho sức khỏe, cần được chỉ định bởi những người có chuyên môn. Để tránh những hậu quả không như mong muốn, người bệnh không nên tự ý mua thuốc cũng như không để tình trạng rối loạn đại tiện quá lâu mà không thăm khám và điều trị.
Hiện nay, rối loạn đại tiện là một tình trạng phổ biến và nó chiếm đến ½ số bệnh nhân bị táo bón mãn tính và ảnh hưởng đến khoảng 10-20% số dân trên thế giới. Có thể xem đây là một vấn đề không quá nguy hiểm nhưng nếu xuất hiện với tần suất nhiều, nó có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống, sức khỏe cũng như cảm xúc của người bệnh. Do vậy, điều cần thiết là tìm hiểu rõ về nguyên nhân để sớm đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao.