Những thông tin cần biết khi sử dụng trà thảo mộc
Nói đến những loại trà được yêu thích nhất không thể không kể đến trà thảo mộc. Từ lâu, nó đã được xem là một phương thuốc sử dụng rộng rãi trong Đông y nhờ tính chất chống oxy hóa đầy diệu kỳ của nó. Việc thường xuyên uống các loại trà thảo dược được cho là giúp thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường và tốt cho tim mạch. Cùng tìm hiểu thêm về loại trà này qua một số các thông tin sau đây.
Mục lục
Trà thảo mộc là gì?
Trà thảo mộc, hay còn có tên là trà thảo dược, có thể hiểu là đồ uống làm từ thuốc sắc của các loại thảo mộc, gia vị hoặc các nguyên liệu thực vật khác trong nước nóng. Mặc dù cũng có tên gọi là trà, thế nhưng các loại trà xanh, trà đen hay trà ô long đều có nguồn gốc từ cây chè. Trong khi đó, trà thảo mộc lại được làm từ các loại hoa, lá hoặc gia vị. Hầu hết trong số đó đều không chứa caffeine như các loại trà nói trên.
Mặc dù cũng có tên là trà thế nhưng thực chất trà thảo mộc lại không phải là trà, bởi những loại đồ uống này không được làm từ lá hoặc chồi non của cây trà. Được biết, trà thảo dược được làm từ tisanes, là sự pha trộn hoặc chiết xuất của trái cây khô, hoa, gia vị hoặc thảo mộc trong nước. Tisanes đã được chứng minh là có tác dụng chữa bệnh.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, các loại trà thảo mộc đã được khai thác theo truyền thống để làm thuốc. Ngày nay, ước tính có khoảng 60-80% dân số thế giới phụ thuộc vào dược liệu cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ. Theo đó, trà thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đó là bởi đặc tính tăng cường sức khỏe của nó, bao gồm đặc tính chống ung thư, kháng khuẩn, trị đái tháo đường, chống viêm và chống oxy hóa.
Lợi ích của trà thảo mộc đối với sức khỏe
Cũng như các loại trà đen, trà trắng, trà xanh hay trà ô long, trà thảo mộc cũng có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng hàng đầu của trà thảo mộc:
- Giúp giảm đau bụng kinh và cơ thắt cơ, cải thiện giấc ngủ, giúp thư giãn và giảm căng thẳng, lo âu.
- Cải thiện huyết áp và tuần hoàn, tăng cholesterol có lợi đồng thời giảm cholesterol có hại.
- Giữ cho tóc luôn chắc khỏe, làn da săn chắc, đồng thời giúp giảm dị ứng với các yếu tố từ môi trường.
- Trà bạc hại có chứa tinh dầu bạc hạ, có thể làm dịu cơn đau dạ dày và dùng làm thuốc chữa táo bón, hội chứng ruột kích thích và say tàu xe, đồng thời giảm giảm đau do đau đầu và đau nửa đầu.
- Gừng giúp chống ốm nghén, có thể dùng để điều trị chứng khó tiêu mãn tính và giúp giảm đau xương khớp do viêm xương khớp.
- Hỗ trợ giảm huyết áp và lượng chất béo, cải thiện sức khỏe tổng thể của gan, giảm cảm giác thèm đồ ngọt không tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Một số loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe nhất hiện nay
Trà gừng
Với hương vị cay nồng và thơm ngon, trà gừng được biết đến như một phương thuốc chữa buồn nôn đầy hiệu quả. Trong gừng có chứa chất chống oxy hóa gingerol, hợp chất có khả năng chống lại bệnh tật được tìm thấy trong rễ gừng cổ đại. Cạnh đó, gừng cũng chứa một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất như vitamin B3, B6, sắt, kali và vitamin C.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về gừng nhưng vẫn có một số các nghiên cứu về gừng như một loại thảo dược trị nhiều vấn đề sức khỏe. Gừng đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm. Đồng thời, một loạt các đánh giá gần đây cũng đã đưa ra tác dụng của trà gừng đối với sức khỏe con người trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh, chẳng hạn như chức năng tiêu hóa, đau, viêm, hội chứng chuyển hóa,vv…
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc không chỉ là một loại đồ uống êm dịu thích hợp để uống trước khi ngủ mà nó còn đặc biệt tốt cho sức khỏe, nhất là vào mùa đông. Hoa cúc là một loại thảo mộc được lấy từ hoa của họ thực vật Asteraceae. Ngay từ thời cổ đại, rất nhiều người bệnh trên thế giới đã sử dụng nó như một phương thuốc tự nhiên. Theo đó, hoa cúc chứa nhiều chất phytochemical có tính sinh học, đặc biệt là flavonoid có chức năng như một chất chống oxy hóa. Đồng thời, nó cũng chứa một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như canxi, kali, carotene và folate.
Một số nghiên cứu về lợi ích của trà hoa cúc cho biết, loại trà thảo dược này không chỉ giúp giảm nguy cơ tử vong cho bệnh tim, hỗ trợ hệ thống miễn dịch mà còn có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Cùng với đó, trà hoa cúc cũng giúp ích cho cả những phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, có tác dụng chống viêm, chống lo âu và làm chậm quá trình mất xương.
Trà hoa dâm bụt
Một loại trà thảo mộc tuy ít nghe qua nhưng cũng là một loại trà rất quan trọng đối với sức khỏe. Theo đó, trà hoa âm bụt được làm từ những bông hoa có màu sắc rực rỡ của cây bâm bụt, phổ biến nhất vẫn là đỏ cam, hồng, vàng và trắng. Trong đó, đài hoa vừa là bộ phận có nhiệm vụ bảo vệ cánh hoa, vừa được tạo thành đài hoa khô để sử dụng trong trà dâm bụt, với hương vị tươi mát và có vị chua nhẹ. Ngoài việc cung cấp khả năng chống oxy hóa, trà dâm bụt còn chứa một lượng nhỏ kali, canxi, magie và các khoáng chất vi lượng khác.
Việc uống trà hoa âm bụt mỗi ngày giúp mang lại lợi ích chống vi rút và tim mạch, chủ yếu là đến từ chất chống oxy hóa có tên là anthocyanin. Loại trà thảo dược này cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chống lại một số chủng gia cầm. Một nghiên cứu cũng cho thấy, trà hoa dâm bụt có thể giúp giảm huyết áp, đồng thời nó cũng có lợi ích đối với sức khỏe tim mạch nhờ khả năng giảm mức cholesterol LDL (có hại) và chất béo trung tính xấu.
Ngoài ba loại trà được cho là có lợi ích vượt trội cho sức khỏe thì danh sách trà thảo mộc còn có rất nhiều những cái tên khác cũng có giá trị không kém. Chẳng hạn như trà bạc hà, trà cúc dại, trà Rooibos, trà sâm, trà chanh, trà hoa hồng, trà chanh dây,vv… Mỗi loại trà đều cho những hương vị khác nhau, vì vậy tùy thuộc vào công dụng và sở thích của từng loại mà mỗi người có thể lựa chọn chọn các vị trà khác nhau, từ trà ngọt, trà thơm cho đến trà đắng.
Một số lưu ý khi sử dụng trà thảo mộc
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng, cần sử dụng trà thảo dược ở mức độ vừa phải cùng với sự cho phép của các bác sĩ bởi chúng có thể gây ra một số rủi ro cho những người mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định. Ví dụ, trà gừng có thể làm chậm quá trình đông máu và có thể gây nguy hiểm cho những người dùng thuốc kháng tiểu cầu như aspirin hoặc clopidogrel (Plavix) hoặc thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin), apixaban (Eliquis), dabigatran (Pradaxa) hoặc Rivaroxaban (Xarelto). Ngoài ra, gừng còn có thể gây chảy máu thêm trong và sau phẫu thuật.
Tránh sử dụng các loại trà thảo mộc có chứa đường và các chất phụ gia khác. Đặc biệt, nó không nên được sử dụng để thay thế cho việc điều trị y tế, thay vào đó hãy xem như một thức uống hỗ trợ. Ngoài ra, cần lưu ý thêm, một số loại thảo dược như thì là, kế sữa, bạc hà,… tương kỵ với thuốc.
Về cách pha trà, chỉ cần hãm thảo dược trong nước sôi khoảng 3 đến 10 phút là đủ. Nếu trà có vị đắng, có thể thêm mật ong hoặc đường để dễ uống hơn. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 3-4 tách trà hãm. Lưu ý, một số loại trà thảo mộc cũng không nên dùng cho phụ nữ có thai.
Tất tần tật những thông tin về trà thảo mộc đã được chia sẻ đầy đủ và chi tiết qua bài viết ở bên trên. Mặc dù sở hữu vô vàn những lợi ích cho sức khỏe nhưng đôi khi, nếu không để ý và không biết cách sử dụng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Quan trọng là hãy luôn tìm hiểu về những chống chỉ định của từng loại trà để biết lựa chọn loại thảo dược phù hợp.