Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh – thông tin cần biết
Không chỉ người già, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh đều là những đối tượng dễ bị mắc bệnh loãng xương nhất. Điều này có thể xuất phát từ việc hormone nội tiết estrogen giảm dần, từ đó có sự ảnh hưởng nhất định đến khung xương, gây ra chứng loãng xương. Để hiểu hơn về bệnh lý này, bài viết sẽ đề cập đến các vấn đề như nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
Mục lục
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là gì? Có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia đầu ngành, 45-55 là giai đoạn các chị em đang bước vào giai đoạn mãn kinh. Giai đoạn này các vấn đề về sức khỏe bắt đầu dần xuất hiện, trong đó có chứng loãng xương. Nguyên nhân được xác định là do sự lão hóa tự nhiên, cụ thể là sự thay đổi hoocmon trong cơ thể nữ giới.
Theo đó, bệnh loãng xương được hiểu là sự tổn thương trong cấu trúc của xương, khiến cho khoáng chất trong xương giảm đi. Khi đó, xương trở nên mỏng đi và yếu dần theo thời gian, dù gặp chấn thương nhẹ, cũng rất dễ bị gãy. Tuy vậy, nó lại phát triển âm thầm, không bộc phát nên hầu hết mọi người đều không chú ý, hoặc có nhưng bỏ qua.
Mặc dù, loãng xương là tình trạng mà hầu hết phụ nữ mãn kinh đều trải qua. Theo nghiên cứu, từ độ tuổi 50 trở đi, cứ 2 phụ nữ thì có 1 người bị chứng loãng xương. So với nam giới, tốc độ mất xương ở nữ giới cao hơn, do đó khả năng bị loãng xương càng cao. Từ đó, dẫn đến hậu quả là gây đau nhức xương, đau thắt lưng, gẫy xương, thậm chí có thể dẫn đến bị tàn phế, giảm tuổi thọ.
Vì sao phụ nữ mãn kinh bị loãng xương?
Thực tế, bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có thể đến từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, nó có thể đến từ nguyên nhân có thể kiểm soát hoặc không kiểm soát. Bao gồm di truyền, giới tính, sắc tộc, thiếu vitamin D, đã từng bị gãy xương,vv…
Trong đó, nguyên nhân chính vẫn là do sự suy giảm hormone estrogen trong cơ thể. Điều này lại là một quá trình tất yếu trong thời kỳ mãn kinh, ai cũng sẽ đều trải qua. Theo đó, ngoài nhiệm vụ sinh sản thì estrogen ở nữ giới còn là một chất rất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe xương và là chất bảo vệ tự nhiên. Sự thiếu hụt này sẽ khiến phụ nữ giảm dần mật độ xương, gây mất xương từ đó gây ra loãng xương.
Ngoài ra, loãng xương ở phụ nữ mãn kinh còn có thể chịu ảnh hưởng từ giới tính. Nghĩa là, phụ nữ sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với nam giới, do cấu tạo xương mỏng, nhỏ. Bên cạnh đó, các thói quen như hút thuốc, uống rượu cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ và mức độ bị loãng xương ở nhóm người này.
Biểu hiện của loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh có những biểu hiện khá giống với chứng loãng xương thông thường. Cụ thể, chúng ta có thể xác nhận bệnh lý này qua một số các triệu chứng thường gặp sau:
- Thứ nhất: Đau ở xương đùi, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, xương gót chân. Đây đều là những vùng chịu áp lực nhiều nhất khi cơ thể đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Thứ hai: Thường xuyên có cảm giác nhức mỏi, thi thoảng có nghe tiếng kêu rắc rắc ở trong xương.
- Thứ ba: Xương dễ bị nứt, gãy, có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ va chạm nhẹ.
- Thứ tư: Chiều cao chị em có thể thấp đi, thậm chí bị còng lưng, cong vẹo cột sốt
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh điều trị ra sao?
Loãng xương là bệnh lý hầu hết các phụ nữ tuổi mãn kinh gặp phải, không khỏi tránh được. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ gây ra gãy xương, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là điều cần thiết. Để đem lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp cả 3 phương pháp như sau:
Thay đổi lối sống chống loãng xương
Đây không chỉ là biện pháp điều trị áp dụng cho người đã bị mà còn là phương pháp phòng chống hiệu quả dành cho những chị em tiền mãn kinh, chưa có các biểu hiện loãng xương. Theo đó, các liệu pháp vận động như tập thể dục, phơi nắng, vận động thường xuyên tuy đơn giản nhưng rất tốt để ngăn chặn loãng xương tiến triển nhanh. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên là nên có tư thế ngồi, làm việc hợp lý. Cụ thể, khi ngồi lưng cần thẳng, không gù hoặc xiêu vẹo, tránh những công việc khuân vác nặng nhọc.
Tình trạng loãng xương cũng trở nên nặng hơn nếu như có thói quen hút thuốc, dùng rượu bia. Do đó, để giảm thiểu, ngăn ngừa bệnh lý này, các chị em phụ nữ cần tránh điều đó. Nó không chỉ tốt cho loãng xương mà còn giúp bảo vệ sức khỏe, làn da cũng như tinh thần trong giai đoạn mãn kinh.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt, để tránh té ngã, gây gãy xương thì bạn hãy hết sức cẩn trọng. Tốt nhất, nên hạn chế mang giày cao gót, tránh đi vào sàn trơn, các vật dễ gây té ngã,vv… Chế độ ăn uống cũng cần được quan tâm đúng mực, nên duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh béo phì. Buổi sáng, nên để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp kích thích vitamin D để tăng khả năng hấp thụ canxi, tốt cho xương.
Điều trì loãng xương bằng thuốc
Mục đích của việc sử dụng thuốc là để ức chế tối đa sự tiêu xương, đồng thời tăng khối lượng ở xương. Tuy nhiên, tình trạng loãng xương ở mỗi người là khác nhau, do đó cần có phác đồ điều trị riêng từ các bác sĩ. Theo đó, một số các loại thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng cho phụ nữ mãn kinh là Bisphosphonate, Calcitonin,vv…
Ngoài thuốc, các bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn dùng thêm canxi, rất cần thiết để duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, lượng canxi bổ sung cần hợp lý, không quá dư thừa, có thể dẫn đến táo bón, đau bụng, buồn nôn, đau cơ và xương, mệt mỏi, mất ngủ,vv… Lượng canxi cần cho một phụ nữ từ 51 tuổi trở lên là khoảng 1.200mg mỗi ngày, bao gồm cả thực phẩm lẫn viên uống.
Femarelle Unstoppable tối ưu hóa lượng calci lắng đọng trong xương sau thời kỳ mãn kinh bằng cách cải thiện khả năng hấp thụ calci, mật độ xương và quản lý các triệu chứng sau mãn kinh như mất xương, khô âm đạo, viêm âm đạo-đường tiểu tái phát, đau cơ khớp, mất ngủ, trầm cảm. Với công thức độc đáo, Femarelle Unstoppable không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo xương mới.
Liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp thay thế hormone, hay còn gọi là liệu pháp hormone mãn kinh, là một trong những cách điều trị loãng xương ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Sau 3 năm điều trị, mật xương sẽ có thể tăng đáng kể từ 3.5-5%. Một số các loại thuốc hormon thay thế là estrogen và progestogen. Ngoài điều trị loãng xương, liệu pháp này còn hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng mãn kinh như teo và khô âm đạo, trào huyết, rối loạn giấc ngủ,vv..
Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như đột quỵ, đau tim và tăng nguy cơ ung thư vú. Do đó, bạn nên liên hệ và nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể về vấn đề này để giảm thiểu những nguy cơ liên quan.
Các biện pháp giúp phòng ngừa loãng xương ở tuổi mãn kinh
Khi cơ thể càng lão hóa, mật độ xương càng giảm dần, nhất là khi các chị em bước vào độ tuổi mãn kinh. Khác với những bệnh lý khác, loãng xương rất ít các triệu chứng, nó có thể tiến triển nặng song lại không có dấu hiệu báo trước. Do đó, người bệnh thường bỏ qua và chỉ phát hiện khi đã có sự cố xảy ra như đau, gãy xương.
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh rất phổ biến, rất khó tránh khỏi. Do đó, quan trọng nhất vẫn là có sự dự phòng, bằng cách áp dụng các giải pháp để ngưa ngừa bệnh lý này. Cách đơn giản nhất chính là bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể, cụ thể là qua đường thực phẩm. Với tăng cường sức khỏe xương, các chị em nên ăn nhiều các loại thực phẩm như sữa và các chế phẩm của sữa (sữa chua, pho mát), các loại cá thu, cá mòi, các loại rau củ như cải xoăn, súp lơ xanh, đậu nành,vv…
Bên cạnh đó, việc kiểm soát tốt các bệnh về nội tiết (tuyến giáp, tuyến cận giáp, thượng thận), bệnh về đường tiêu hóa (gan, loét dạ dày) cũng sẽ làm chậm tốc độ loãng xương. Ngoài ra, để tránh các triệu chứng nặng hơn của loãng xương, các chị em ở độ tuổi từ 45-55 cũng cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ, nhằm kịp thời phát hiện loãng xương sớm.
Để có thể bước qua giai đoạn mãn kinh một cách khỏe mạnh, nhẹ nhàng, các chị em cần chủ động tìm hiểu cũng như phòng ngừa bệnh lý loãng xương. Đồng thời, nên chủ động bổ sung canxi, vitamin D và vận động nhiều hơn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe của xương. Nếu phát hiện các biểu hiện lạ trong xương, khớp, nên đặt lịch khám tại các bệnh viện uy tín để được đo mật độ xương và điều trị kịp thời.