Khi nào nên bôi gel, khi nào thì uống thuốc điều trị trĩ?
Một khi bệnh trĩ đã xuất hiện và gây ra các triệu chứng khó chịu, điều cần thiết là phải điều trị càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, các triệu chứng cụ thể cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp. Hiện nay, sử dụng gel bôi và uống thuốc trĩ là hai trong số các phương pháp điều trị trĩ phổ biến nhất. Vậy, khi nào nên bôi gel, khi nào thì nên uống thuốc? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua những thông tin sau đây.
Mục lục
Thông tin cần biết về gel bôi và thuốc uống điều trị trĩ
Hiện nay, song song với các lời khuyên về điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và ăn uống, các bác sĩ thường kết hợp thêm một số các biện pháp khác nhằm giúp các bệnh nhân trĩ cảm thấy dễ chịu hơn. Cả gel bôi và uống thuốc đều là những phương pháp điều trị nội khoa, tức là không can thiệp bằng phẫu thuật – thủ thuật mà chỉ đơn giản làm giảm các triệu chứng bằng cách bôi bên ngoài hoặc uống.
Gel bôi trĩ là sản phẩm thuốc bôi được dùng tại chỗ để giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Những loại gel này thường có đặc tính như sát trùng, làm se và làm mềm các mô trĩ từ đó giúp giảm bớt sự khó chịu, đặc biệt là trĩ ngoại. Ngoài ra, một số còn chứa cả corticosteroid, chẳng hạn như hydrocortison, có tác dụng giảm viêm, ngứa. Gel bôi trĩ cũng có thể chứa các thành phần bảo vệ da, chẳng hạn như sáp dầu khoáng, glycerin, oxit kẽm, lanolin.
Thuốc uống trị trĩ là những sản phẩm thuốc dạng uống, có tác dụng chủ yếu là giảm sưng đau cũng như các triệu chứng khó chịu khác của bệnh trĩ. Người bệnh có thể sử dụng thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa.
Sử dụng gel bôi và uống thuốc trị trĩ có hiệu quả không?
Đối với các sản phẩm gel bôi
Các sản phẩm gel bôi trĩ hiện nay hầu hết đều có chứa Hydrocortison, đây là một loại steroid có khả năng chống viêm, nhờ đó có thể điều trị chứng viêm và ngứa gây ra bởi trĩ. Không chỉ giúp giảm sưng, giảm ngứa và kích ứng, gel bôi còn thúc đẩy quá trình chữa lành các vùng da bị ảnh hưởng. Trong khi đó, các hoạt chất như lidocain, pramoxine và benzocain được biết đến là thuốc gây tê cục bộ, có hiệu quả trong việc giảm đau, ngứa và rát tạm thời do bệnh trĩ.
Đối với thuốc uống trị trĩ
Cũng giống như các loại gel bôi, các loại thuốc điều trị trĩ cũng mang đến hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Theo đó, có nhiều loại thuốc uống khác nhau và cho hiệu quả khác nhau. Đối với thuốc tĩnh mạch, nó giúp giảm bớt các triệu chứng sau phẫu thuật cắt trĩ.
Trong khi đó, Phlebotonic là một nhóm thuốc không đồng nhất, bao gồm chiết xuất thực vật (flavonoid) và các hợp chất tổng hợp (canxi dobesilate) được cho là các tác dụng trương lực tĩnh mạch, ổn định tính thấm mao mạch và tăng dẫn lưu bạch huyết. Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), chẳng hạn như acetaminophen, cũng có hiệu quả giảm một số cơn đau mà bạn gặp phải khi mắc trĩ.
Các phương pháp chữa trĩ bằng thuốc, chẳng hạn như dạng bôi, dạng đặt hoặc uống, thuốc nhìn chung đều có tác dụng giảm đau, kháng viêm và co búi trĩ. Tuy nhiên, chúng có thể không hiệu quả với tất cả các trường hợp bị trĩ và không phải là một giải pháp lâu dài. Thay vào đó, người bệnh chỉ nên xem nó như một biện pháp tạm thời, sử dụng cho các trường hợp trĩ tái phát.
Các trường hợp nên bôi gel trị trĩ
Những loại kem trị trĩ thường được dùng để bôi trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng và thường được sử dụng để giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn. Nhờ các thành phần hoạt động bằng cách giảm viêm và giảm đau, những loại gel bôi này giúp người bệnh tạm thời thoát khỏi sự khó chịu liên quan đến bệnh trĩ.
Theo Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE), đối với phương pháp điều trị tại chỗ như gel bôi trĩ, chỉ nên áp dụng để kiểm soát bệnh trĩ giai đoạn đầu. Phương pháp này có thể đạt hiệu quả đối với cả trĩ nội và trĩ nội, đồng thời nếu cần nên kết hợp với các thay đổi trong lối sống và các phương pháp điều trị khác để đạt kết quả tối đa. Theo đó, bệnh trĩ bao gồm các giai đoạn chính sau:
- Cấp độ 1: Bệnh trĩ nội đã phát triển to về kích thước nhưng vẫn còn nằm trong trực tràng
- Cấp độ 2: Bệnh trĩ nội sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu nhưng sau đó tự động thụt vào.
- Cấp độ 3: Bệnh trĩ nội sa ra ngoài hậu môn nhưng phải dùng tây mới có thể đẩy vào lại.
- Cấp độ 4: Trĩ nội sa vĩnh viễn ra ngoài hậu môn và không thể đẩy trở lại bằng tay.
Theo đó, các sản phẩm gel bôi trĩ cũng như các phương pháp điều trị tại chỗ khác không chỉ dành cho bệnh trĩ giai đoạn đầu. Chúng có thể được sử dụng để điều trị trĩ ở bất kỳ giai đoạn nào, kể cả những giai đoạn nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế gel bôi trĩ sẽ hiệu quả hơn nếu được dùng ở giai đoạn đầu, khi mà búi trĩ còn nhỏ và các triệu chứng ở mức độ nhẹ.
Các trường hợp cần uống thuốc điều trị trĩ
Ngoài thuốc mỡ và thuốc đạn, thuốc uống cũng là một phương pháp được các bác sĩ chỉ định cho một số trường hợp trĩ nhẹ. Khi đó, thuốc làm mềm phân (gọi là thuốc nhuận tràng) có thể giúp giảm táo bón hoặc căng thẳng khi đi vệ sinh. Trong khi đó, thuốc giúp co mạch là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ, có tác dụng cầm máu, hỗ trợ làm teo và tiêu búi trĩ.
Với những trường hợp bệnh nhân gặp các triệu chứng khó chịu ở ngoài da cũng có thể uống thuốc Hydrocortisone, nhằm để giảm sưng đau và một số triệu chứng khác của bệnh này. Đặc biệt, trong các trường hợp bệnh trĩ xuất hiện kèm theo các cơn co thắt mạnh ở vòng hậu môn gây đau hoặc tình trạng viêm cấp tính, thuốc chữa trĩ dạng gây tê sẽ được áp dụng. Một số loại điển hình là Trimebutin, Medicone, Lanacane, Dibucaine,vv…
Các lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh trĩ
Dù là gel bôi, thuốc đặt hay là thuốc uống, thuốc điều trị bệnh trĩ không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp. Ngoài ra, việc sử dụng từng sản phẩm cụ thể, cũng cần có một số lưu ý nhất định.
Đối với những sản phẩm gel bôi trĩ, có thể dùng trực tiếp bằng tay (đối với trĩ ngoại) hoặc dùng dụng cụ bôi trơn (đối với trĩ nội). Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi sử dụng, cần vệ sinh sạch thoáng khu vực hậu môn để tránh viêm nhiễm đồng thời giúp thuốc được thẩm thấu tốt hơn.
Thuốc điều trị bệnh trĩ hiện nay được điều chế thành nhiều loại, dùng cho các triệu chứng khác nhau ở từng mức độ khác nhau. Đa phần chúng sẽ được sử dụng cho những trường hợp trĩ độ 1 và trĩ độ 2, đối với trĩ độ 3 và độ 4 ít có tác dụng. Do đó, để biết chính xác khi nào nên bôi gel, khi nào nên uống thuốc trị trĩ, người bệnh nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ từ việc cung cấp những triệu chứng mà mình đang mắc phải.
Hiệu quả của các loại thuốc trị trĩ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, ngoài mức độ nặng nhẹ còn do lối sống sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống cho người bị trĩ của mỗi bệnh nhân. Vì trĩ là một bệnh lý mãn tính, có khả năng tái phát thường xuyên, do đó để giảm thiểu tình trạng trĩ tái phát, cần chú ý trong việc đi tiêu, tránh để táo bón cũng như tập các bài thể dục nhẹ lành mạnh như chạy bộ, yoga, bơi lội.
Trong trường hợp nếu đã thử qua các phương pháp điều trị nội khoa, bao gồm bôi gel, uống thuốc hay điều chỉnh chế độ ăn uống mà vẫn không thuyên giảm, người bệnh cần tái khám để bác sĩ có thể kiểm tra, đánh giá lại cũng như điều chỉnh lại phương pháp điều trị. Khi đó, có thể chỉ định thực hiện một thủ thuật nhỏ hoặc phẫu thuật nếu trĩ đã chuyển biến nặng hơn.
Việc hiểu rõ khi nào nên bôi gel, khi nào nên uống thuốc điều trị trĩ không chỉ giúp người bệnh có một hướng đi đúng trong điều trị mà còn để tiết kiệm công sức, chi phí về lâu dài. Theo đó, những sản phẩm này chỉ nên áp dụng cho những giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ, hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp ăn uống khoa học, điều chỉnh lối sống, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.