Bệnh trĩ nội: nguyên nhân, biểu hiện, điều trị
Chúng ta thường nghe nhiều đến trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ nội nằm bên trong trực tràng, không thể nhìn thấy bằng mắt, không gây đau nên khó nhận biết. Hầu hết các trường hợp trĩ nội được phát hiện khi bệnh đã vào giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc điều trị. Vì vậy, việc quan trọng nhất vẫn là hiểu rõ về bệnh để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Mục lục
Trĩ nội là gì?
Trĩ nội được biết là hiện tượng tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị sưng to lên vì bị co giãn quá mức. Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi bị chảy máu, mắt thường có thể nhìn thấy vệt máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu. Khi nội, nếu để nặng, búi trĩ có thể lòi ra khỏi hậu môn, tích tụ chất nhầy và gây ngứa hậu môn cùng một số vấn đề tiềm ẩn khác.
Trĩ nội được phân thành mấy cấp độ?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà trĩ nội được chia làm 4 cấp độ khác nhau, cấp độ càng cao thì bệnh trĩ càng nặng.
- Cấp độ 1: Tình trạng búi trĩ nằm hoàn toàn trong lòng ống hậu môn, lúc này chỉ là các nốt sần xuất hiện trên niêm mạc trực tràng. Búi trĩ có kích thước khá nhỏ, chưa lòi ra khỏi hậu môn, gây khó khăn khi đại tiện, ngứa ngáy và có thể kèm theo máu.
- Cấp độ 2: Trĩ vẫn nằm gọn trong hậu môn, tuy nhiên khi đi rặn búi trĩ sẽ lòi ra và đi xong thì thụt vào trong. Lúc này, có thể nói trĩ vẫn còn ở mức độ khá nặng, chưa quá nguy hiểm, có thể tự điều chỉnh bằng chế độ ăn uống.
- Cấp độ 3: Ở giai đoạn này, trĩ đã sa ra khỏi ống hậu môn và dường như không có khả năng co thụt trở vào. Nếu dùng tay có thể sờ thấy búi trĩ và đẩy chúng vào trong được. Lúc này, người bệnh xuất hiện các cơn đau rát, chảy máu và khó chịu khi đi vệ sinh hoặc thậm chí là ngồi.
- Cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất khi búi trĩ đã sưng phồng lên và nằm hẳn bên ngoài hậu môn. Thay vì chảy máu, các búi trĩ sẽ tiết ra dịch nhầy, gây ẩm ướt, viêm loét và thậm chí là hoại tử búi trĩ..
Nguyên nhân gây ra trĩ nội
Yếu tố trực tiếp gây ra trĩ chính là áp lực lên các tĩnh mạch trĩ hoặc hậu môn hoặc trực tràng, bệnh sẽ càng trở nặng nếu như càng ngày càng gia tăng áp lực lên vị trí nhạy cảm này. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trĩ nội có thể kể đến như sau:
- Áp lực vùng chậu khi tăng cân, đặc biệt là mang thai
- Rặn mạnh để đi tiêu khi bị táo bón
- Gắng sức để nâng vật nặng hoặc cử tạ
- Ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu (khi làm việc)
Các biểu hiện và biến chứng của trĩ nội
Các biểu hiện dễ nhận thấy ở trĩ nội
Trĩ nội là hiện tượng tĩnh mạch trực tràng bị giãn, làm cho búi trĩ xuất hiện ngay ở vị trí niêm mạch trực tràng, vị trí bên trong sâu nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, để nhận biết trĩ nội, ta có thể xét đến một số các biểu hiện sau:
- Đi tiêu có chảy máu nhưng không gây đau, bạn có thể nhìn thấy một lượng máu đỏ tươi thấm trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt trên bồn cầu.
- Trĩ sa ra ngoài hậu môn, dẫn đến đau và khó chịu. Lúc này, tình trạng tăng tiết dịch nhầy lên búi trĩ, có thể gây ra viêm nhiễm và ngứa ngáy.
- Người bệnh mắc trĩ nội thường có cảm giác chưa đi hết phân ra ngoài song không thể tự động đẩy hết. Điều này xuất phát từ việc các búi trĩ thụt ra thụt vào khó thể kiểm soát được.
Trĩ nội khi còn ở mức độ nhẹ, búi trĩ nằm ở bên trong ống trực tràng nên không thể sờ trực tiếp bằng tay. Khi trĩ đã tiến triển đến một giai đoạn nặng hơn, trĩ sẽ sa một phần ra ngoài, nhất là đi rặn mạnh để đi tiêu. Lúc này, bạn sẽ búi trĩ xuất hiện với các đặc điểm như kích thước tròn như quả nhỏ, chạm vào thấy mềm, soi vào thấy màu hơi hồng đỏ, nếu dùng tay có thể đẩy được vào trong.
Các biến chứng của trĩ nội
Mặc dù bệnh trĩ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm khiến chúng ta phải lo lắng, các biến chứng của trĩ cũng rất hiếm, tuy nhiên một khi xuất hiện thì rất nặng. Khi đó, khi chuyển sang trĩ nội cấp độ 4, người bệnh nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến một số biến chứng như thiếu máu, trĩ nghẹt, gây đau đớn tột cùng hay cục máu đông (trĩ huyết khối).
Cách điều trị bệnh trĩ nội
Theo các bác sĩ, bệnh trĩ thường tự khỏi mà không cần điều trị. Các triệu chứng như đau, chảy máu có thể kéo dài khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn. Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ, chẳng hạn như thoa kem trị trĩ không kê đơn hoặc thuốc đạn (thuốc đặt trực tràng) có chứa hydrocortisone, hoặc sử dụng miếng đệm có chứa nước cây phủ hoặc chất gây tê.
Ngoài ra, để làm giảm các triệu chứng gây đau rát, ngứa ngáy của trĩ, người bệnh nên thường xuyên ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc bồn tắm ngồi. Khi đó, hãy để vùng hậu môn của bạn được ngâm với nước ấm ít nhất 10-15 phút, thực hiện từ 2-3 lần/ ngày. Chỉ cần duy trì vài ngày, bạn sẽ thấy bệnh trĩ đỡ hẳn, không còn đau nữa.
Một số các loại thuốc giảm đau dùng cho bệnh trĩ cũng là một trong những phương pháp được đưa ra. Trong trường hợp trĩ gây đau đớn tột độ, người bệnh có thể dùng tạm thời acetaminophen (Tylenol), aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB). Đây đều là những loại thuốc có khả năng giảm bớt sự khó chịu gây ra bởi trĩ.
Bệnh trĩ nội thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, tuy nhiên nếu chảy máu nhiều, đau sưng hoặc gây cứng, cần phải phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Hemocyl là một sản phẩm được sử dụng để điều trị trĩ nội, một tình trạng y tế phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Hemocyl được phát triển dựa trên công nghệ và thành phần tự nhiên, nhằm cung cấp giải pháp an toàn và hiệu quả cho những người bị trĩ nội. Công dụng chính của Hemocyl là giảm các triệu chứng và biểu hiện của trĩ nội, bao gồm sự đau đớn, ngứa ngáy, chảy máu và sưng tấy.
Phòng tránh trĩ nội bằng cách nào?
Trĩ nội thường đến từ vấn đề táo bón, vì vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là làm cho phân mềm hơn để dễ dàng đi qua. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ:
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Cụ thể, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Có như vậy, lượng phân sẽ trở nên mềm đi, từ đó giúp tránh hiện tượng cố sức rặn khi đi tiêu, là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
- Uống nhiều nước: Bạn nên cố gắng uống từ 6-8 ly nước và các chất lỏng khác (không bao gồm rượu) mỗi ngày. Ngoài nước lọc, hãy chọn cho mình các loại nước khác như sinh tố, nước ép, trà thảo mộc, vừa bổ sung cả chất xơ, vitamin vừa cung cấp nước cần thiết cho cơ thể.
- Cân nhắc bổ sung chất xơ: Hầu hết mọi người thường không tiêu thụ đủ hàm lượng chất xơ theo khuyến nghị là 20-30gr mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất bổ sung chất xơ không kê đơn như psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel) giúp cải thiện các triệu chứng đặc trưng và chảy máu do bệnh trĩ.
- Không căng thẳng: Việc gắng sức và nín thở khi đi đại tiện sẽ tạo ra một áp lực rất lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới. Do đó, bạn hãy hạn chế thực hiện điều này, thay vào đó hãy để cơ thể tự nhiên và thoải mái nhất. Nếu như bạn có cảm giác đi đại tiện, hãy đi ngay tránh để lâu hơn khiến phân bị khô, cứng khó đi ngoài hơn.
- Các bài tập thể dục: Các bài tập thể dục cũng có thể giúp bạn giảm cân, bởi thừa cân cũng là vấn đề gây ra bệnh trĩ. Nếu không thể tập mỗi ngày, bạn vẫn nên duy trì các hoạt động thường xuyên, đây là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa táo bón, đồng thời giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Tránh ngồi lâu: Việc ngôi ở một vị trí quá lâu, đặc biệt là ngồi trong nhà vệ sinh, có thể là nguyên do làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Để tránh bị trĩ “ghé thăm”, cần tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Với những công việc bắt buộc ngồi hoặc đứng như nhân viên văn phòng, đứng máy, tài xế, nên cố gắng thay đổi tư thế, đi lại nhiều.
Bệnh trĩ nội tuy không gây ra vấn đề gì quá nghiêm trọng nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, trĩ có thể làm giảm đi chất lượng cuộc sống của mỗi người. Nó không chỉ gây ra đau đớt, cảm giác không thoải mái, khiến người bệnh trở nên tự ti, mặc cảm đồng thời làm giảm đi chất lượng “cuộc yêu”. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của trĩ, mỗi người nên ngay lập tức cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập. Trường hợp nặng cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám, điều trị.