Gan nhiễm mỡ: nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng & điều trị
Bệnh gan nhiễm mỡ là một tình trạng phổ biến do lượng mỡ thừa tích tụ trong gan gây ra. Hầu hết mọi người đều không có triệu chứng và không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây ra tổn thương gan. Với bệnh lý này, yên tâm là có thể ngăn ngừa hoặc đẩy lùi chúng. Điều quan trọng là cần nhận biết rõ triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như có hướng điều trị phù hợp.
Mục lục
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ, thường được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ, xảy ra khi chất béo dư thừa tích tụ trong gan. Khi có một lượng nhỏ chất béo trong gan là điều bình thường, tuy nhiên quá nhiều có thể trở thành một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Trước đó, cần biết rằng, gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể, nó giúp xử lý các chất dinh dưỡng có từ thực phẩm và đồ uống, đồng thời, lọc các chất có hại trong máu.
Được biết, gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh gan mãn tính ở các nước phát triển, ảnh hưởng đến ¼ trong số đó. Bệnh gan nhiễm mỡ thường bắt đầu bằng chứng nhiễm mỡ đơn giản, còn được gọi là thay đổi chất béo. Bệnh lý này có thể tiến triển đến các giai đoạn nặng hơn, chẳng hạn như viêm gan nhiễm mỡ, xơ hóa và cuối cùng là xơ gan.
Phân loại gan nhiễm mỡ
Xét về nguyên nhân gây ra, gan nhiễm mỡ có hai loại chính: Gan nhiễm mỡ do rượu (ALD) và gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Gan nhiễm mỡ do rượu (ALD): Đây là loại gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu như người bệnh ngưng uống rượu: ALD xảy ra khi một người nào đó sử dụng các loại đồ uống có cồn, rượu bia vượt quá mức quy định. Một khi lượng mỡ dư thừa có từ 5-10% so với trọng lượng gan, nó sẽ gây ra gan nhiễm mỡ cấp độ nhẹ, từ 10-25% là gan nhiễm mỡ cấp độ 2 và trên 30 là giai đoạn nặng nhất của gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Đây là tình trạng thâm nhiễm mỡ ở gan không liên quan đến rượu, thuốc hoặc các nguyên nhân đã biết khác như rối loạn di truyền. NAFLD thường ảnh hưởng đến những người mắc hội chứng chuyển hóa, thường là kết hợp với các yếu tố nguy cơ về tim mạch, bao gồm béo phì, huyết áp cao, đái tháo đường tuýp 2 và tăng lipid máu.
Ngoài hai loại chính ở trên, gan nhiễm mỡ còn có hai loại khác, đó là viêm gan nhiễm mỡ do rượu, gọi tắt là ASH và gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai, gọi tắt là AFLP. ASH được xác định khi có sự tích tụ mỡ thừa trong gan kèm theo tình trạng viêm, còn gọi là viêm gan do rượu. Trong khi đó, AFLP cũng là tình trạng chất béo dư thừa tích tụ trong gan, tuy nhiên chỉ xuất hiện khi mang thai. Đó được biết là một biến chứng thai kỳ hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng.
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ
Hầu như rất khó để các bác sĩ có thể hiểu đầy đủ về nguyên nhân gây ra chứng gan nhiễm mỡ. Chất béo tích tụ trong gan có thể vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng, nhiễm mỡ có thể có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Khi đó, kháng insulin có thể làm tăng axit béo tự do (FFA) trong gan. Điều này xảy ra vì insulin không thể ức chế enzyme lipase, loại enzyme phân hủy chất béo trung tính trong tế bào mỡ.
Thực tế, một số người mắc bệnh gan nhiễm mỡ mặc cho trước đó không mắc bất cứ một bệnh lý nào khác. Một số các yếu tố rủi ro được cho là có thể khiến một người có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ nhiều hơn như sau:
- Bị thừa cân/ béo phì
- Bị tiểu đường tuýp 2 hoặc kháng insulin
- Có hội chứng chuyển hóa (kháng insulin, cao huyết áp, cholesterol cao và mỡ trong máu)
- Dùng một số loại thuốc theo toa nhất định, chẳng hạn như (Cordarone®), diltiazem (Cardizem®), tamoxifen (Nolvadex®) hoặc steroid.
Bất kể nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ là gì, theo thời gian, chất béo trong tế bào gan dễ bị thoái hóa và viêm nhiễm, dẫn đến tổn thương tế bào gan. Khi đó, cả quá trình nhiễm mỡ và viêm được gọi là viêm gan nhiễm mỡ. Chính sự viêm mãn tính và tổn thương gan có thể gây ra sự phát triển của xơ hóa và mô sẹo trong gan, được gọi là xơ gan.
Các dấu hiệu và triệu chứng của gan nhiễm mỡ
Những người bị gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng. Ngay cả ở giai đoạn tiến triển của bệnh viêm gan nhiễm mỡ, nó vẫn không có bất cứ một biểu hiện nhận biết nào. Hoặc nếu có triệu chứng, chúng thường khá mơ hồ, như mệt mỏi hoặc khó chịu.
Một khi gan bị tổn thương đáng kể, có thể gan to lên, đau ở góc phần tư phía trên bên phải của bụng và vàng da. Cạnh đó là buồn nôn, chán ăn hoặc sụt cân. Một số biểu hiện khác gồm có sưng bụng và chân (phù nề), mệt mỏi cực độ hoặc rối loạn tâm thần, trở nên yếu đuối. Khi chức năng gan suy giảm và xơ gan xảy ra, các biểu hiện bệnh khác có thể xảy ra, bao gồm giãn tĩnh mạch thực quản, cổ trưởng, dễ bầm tím và ung thư gan.
Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào được phê duyệt để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để phát triển và thử nghiệm thuốc để điều trị tình trạng này. Trong một số trường hợp, việc thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện gan nhiễm mỡ theo chiều hướng tốt lên. Các bác sĩ có thể khuyên bạn rằng:
- Hạn chế uống rượu hoặc tránh uống rượu
- Thực hiện các bước để giảm cân
- Thay đổi chế độ ăn uống của bạn
- Tránh các loại thuốc và chất bổ sung gây khó khăn cho gan của bạn
Trong trường hợp bị AFLD, người bệnh có thể được hướng dẫn kiêng rượu hoàn toàn. Một số bệnh nhiễm virus cũng có thể gây tổn thương đến gan. Để bảo vệ sức khỏe của gan, các bác sĩ có thể khuyên bạn tiêm vắc xin viêm gan A và viêm gan B. Tùy vào thể trạng của từng người, họ cũng có thể đề nghị kiểm tra viêm gan C thường xuyên.
Thay đổi lối sống
Đây chính là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh gan nhiễm mỡ. Tùy vào tình trạng hiện tại và thói quen sinh hoạt của mỗi người, họ sẽ cần phải thay đổi một số thứ trong lối sống của mình, cụ thể là:
- Giảm cân
- Giảm hoặc kiêng uống rượu
- Có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, ít calo dưa thừa, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
- Tập thể dục ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần
Một nghiên cứu đánh giá năm 2020 cho thấy rằng, việc bổ sung vitamin E có thể giúp cải thiện mức ALT và AST, tình trạng viêm và mỡ thừa ở bệnh NAFLD.
Chế độ ăn cho bệnh gan nhiễm mỡ
Nếu bạn bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ, các bác sĩ sẽ khuyến khích bạn điều chỉnh chế độ ăn uống để giúp điều trị tình trạng này cũng như giảm các nguy cơ biến chứng. Một số các lời khuyên bao gồm:
+ Cân bằng chế độ ăn uống: Cố gắng chọn thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm, bao gồm trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, sữa ít béo, chất béo và dầu lành mạnh.
+ Cắt giảm lượng calo: Nhằm mục đích hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều calo.
+ Tập trung vào chất xơ: Chất xơ có thể giúp cải thiện chức năng của gan. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như là trái cây và rau quả tươi, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
+ Hạn chế một số loại thực phẩm: Thực hiện giảm tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như kẹo, gạo trắng, bánh mì trắng hoặc các sản phẩm ngũ cốc tinh chế khác. Ngoài ra, nên hạn chế thêm cả chất béo bão hòa, được tìm thấy trong thực phẩm như thịt đỏ, sữa đầy đủ chất béo và thực phẩm chiên.
+ Tránh động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín: Chúng có thể chứa vi khuẩn khiến bạn bị bệnh nặng hơn.
+ Uống nước: Việc uống nhiều nước có thể giúp người bệnh giữ nước và cũng cải thiện sức khỏe của gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ có thể coi là một dấu hiệu cảnh báo sớm giúp bạn tránh được một số các vấn đề về gan gây tử vong, như xơ gan hoặc ung thư gan. Vì vậy, ngay cả khi không có triệu chứng hoặc bất kỳ vấn đề nào về chức năng gan ở thời điểm hiện tại, mỗi người cần phải nâng cao ý thức trong việc thực hiện các bước để ngăn chặn hoặc đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ.