Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ, các triệu chứng thường gặp
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không chỉ đến từ thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng như đặc điểm công việc mà còn liên quan đến yếu tố giới tính. Theo đó, phụ nữ có nguy cơ bị trĩ cao hơn so với nam giới, chiếm đến 61%. Vậy, nguyên nhân của nó đến từ đâu, các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ là gì, cách phòng và điều trị theo hướng nào, hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua những thông tin sau.
Mục lục
Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn đàn ông?
Theo một nghiên cứu, tỉ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là từ 35-50%, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, tỉ lệ này thực tế cao hơn vì trĩ rất phổ biến, trong khi nhiều người thường lo là bỏ qua. Trong khi đó, một số báo cáo cho biết, 90% dân số Việt Nam có nguy cơ bị trĩ, nhất là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Theo đó, trĩ là tĩnh trạng các tĩnh mạch trĩ do áp lực dẫn đến giãn nở, gây ra hiện tượng đau rát, có thể đi kèm theo ngứa rát và máu lẫn trong giấy vệ sinh. Nếu tình trang này lặp đi lặp lại nhiều lần, các niêm mạc hậu môn phình to ra tạo thành các búi trĩ. Ngoài xuất hiện máu đỏ tươi, dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết nhất của bệnh lý này là sờ vào thấy cực nhỏ, mềm, linh động thụt ra thụt vào tùy vào tình trạng bệnh.
Có một số thông tin cho rằng, bệnh trĩ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, bởi trong quá trình mang thai, thai nhi lớn lên gây chèn ép lên hậu môn và trực tràng, dễ hình thành búi trĩ. Cùng đó, áp lực của việc rặn đẻ khi sinh thường cũng khiến các đám rối tĩnh mạch căng phồng lên, gây ra trĩ hoặc khiến trĩ nặng hơn. Hơn nữa, trong quá trình nuôi con và cho con bú, các chị em thường rất ít vận động, chỉ ngồi hoặc nằm làm tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng.
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới cũng có thể gây ra táo bón. Tuy nhiên, trĩ cũng rất phổ biến ở nam giới, nó đến từ việc ngồi nhiều, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Một số lý do khác là do nhịn xuất tinh và quan hệ đồng tình bằng cửa sau.
Những dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp ở phụ nữ
Bệnh trĩ ở nam giới hay ở nữ giới chỉ khác nhau ở một số nguyên nhân nhất định, thường đến từ cấu tạo cơ thể, thói quen làm việc, ăn uống. Có thể nói, sự khác biệt giữa cả hai là do các yếu tố rủi ro của họ. Tuy nhiên, các triệu chứng của trĩ ở phụ nữ cũng giống như nam giới.
Các triệu chứng của trĩ nội bao gồm:
Chảy máu trực tràng, không gây đau sau khi đi đại tiện: Đây có thể nói là biểu hiện đầu tiên cho biết bạn đã bị trĩ. Chảy máu do trĩ có thể là do vận động mạnh hoặc là rặn mạnh để phân rắn ra ngoài. Điều này khiến cho búi trĩ bị ma sát, các tĩnh mạch bị vỡ ra và gây chảy máu. Nếu bệnh nặng hơn, tạo nên trĩ huyết khối thì cũng có thể chảy máu mà không đến từ một tác động nào.
Ngứa ở vùng hậu môn: Khi búi trĩ bị sa xuống, tiết ra dịch nhầy có thể gây kích ứng nghiêm trọng cho vùng da nhạy cảm ở vùng hậu môn từ đó gây ra ngứa ngáy. Đặc biệt, khi chất nhầy trộn lẫn với phân thì tình trạng ngứa và kích ứng sẽ nhiều hơn.
Trường hợp sa trĩ xuất hiện khối u ở xung quanh hậu môn: Bệnh nhân có thể bị sưng đau hoặc nổi cục cứng ở gần hậu môn. Khi đó, bạn có thể dùng tay sờ thấy các mụn thịt thừa xuất hiện ở mép hậu môn khi bị trĩ ngoại hoặc trĩ nội cấp độ 3,4. Điều này thường gây khó khăn cho việc vệ sinh sau khi đi tiêu, nếu không kỹ có thể dẫn đến nhiễm trùng da thứ cấp.
Dịch nhầy hậu môn: Các búi trĩ có thể phồng to ra và rò rỉ chất nhầy ra khỏi hậu môn. Đó có tể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Khi đó, người bện cần giữ gìn sạch sẽ hậu môn và các vùng xung quanh. Điều này có thể sẽ giúp tránh được các vấn đề như lở loét, gây đau và chảy máu.
Cục cứng quanh hậu môn: Hậu môn nằm ở phần dưới cùng của đường tiêu hóa. Cơ vòng hậu môn chính là lớp màn ngăn cách hậu môn với trực tràng. Khi phân ở trực tràng đầy, cơ vòng sẽ thư giãn để phân đi qua và đóng lại. Khi đó các cục u hình thành xung quanh đó khiến hậu môn trở nên cứng kèm theo đau, tiết dịch và sưng tấy. Nếu nhận thấy máu chảy liên tục, đau, kèm theo cục cứng, sốt thì cần nên đến bệnh viện ngay.
Hậu môn trở nên đỏ và đau: Bệnh nhân trĩ chủ yếu sẽ thấy đau ở khu vực hậu môn và đôi khi xung quanh đó chuyển sang màu đỏ. Rặn khi đi đại tiện là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng này. Lúc này, người bệnh cần tránh rặn nhiều vì có thể làm trầy xước da gây đau.
Các triệu chứng của trĩ ngoại bao gồm:
Các dấu hiệu của trĩ ngoại ở phụ nữ tương tự như trĩ ngoại, chỉ khác là trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn và thường gây đau đớn hơn. Ngoài ra, một vấn đề khác của trị ngoại mà trĩ nội không có, đó là trĩ huyết khối. Đó là hiện tượng khi cục máu đông hình thành trong búi trĩ, gây đau đớn, sưng tấy và viêm nhiễm.
Thực tế, hầu hết các trường hợp bệnh trĩ sẽ không gây ra bất kỳ một tác hại trực tiếp nào đến sức khỏe và trĩ không liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, bạn cần nhớ một điều rằng, nếu bạn bị chảy máu ở vùng hậu môn hoặc máu dính trong phân, nó có thể đến từ trĩ nội song cũng có thể là biểu hiện của ung thư đại trực tràng.
Thông thường, các triệu chứng của bệnh trĩ, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần. Chỉ cần bạn bạn thêm nhiều chất xơ, tránh căng thẳng khi đi tiêu thì hầu hết các vấn đề của trĩ sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng của trĩ kéo dài, đôi khi đến từ những nguyên nhân khác, chẳng hạn như nứt hậu môn, mụn cóc.
Cách điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ
Cũng tương tự như nam giới, điều trị trĩ ở phụ nữ sẽ bao gồm một số biện pháp, cụ thể là thay đổi lối sống, bôi kem trị trĩ, thủ thuật và phẫu thuật. Tùy vào tình trạng chính xác của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp, đảm bảo sự hiệu quả và an toàn nhất có thể.
Đối với các triệu chứng bệnh trĩ ở thể nhẹ sẽ được điều trị bằng cách điều chỉnh lối sống. Theo đó, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh hơn, bằng cách ăn nhiều chất xơ, có nhiều trong trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt. Kết hợp với đó là thói quen tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước và tập đi tiêu mỗi ngày vào buổi sáng.
Trong các trường hợp nặng hơn, búi trĩ sưng to, gây đau rát và khó chịu, nếu thay đổi lối sống vẫn không đạt hiệu quả, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh dùng thuốc uống hoặc thuốc mỡ nhằm làm dịu búi trĩ và giảm viêm. Ở các cấp độ trĩ 2,3, một số trường hợp sẽ được chỉ định để thực hiện một số thủ thuật nhỏ, điển hình là liệu pháp xơ hóa hoặc thắt dây cao su.
Cuối cùng, nếu các phương pháp trên vẫn thất bại, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Phương án này được khuyến cáo nên áp dụng cho các bệnh nhân bị trĩ cấp độ 3 trở lên. Khi đó, kích thước các búi trĩ to, trĩ bị huyết khối gây ra tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp kết hợp với trĩ ngoại gây ra chảy máu và đơn đớn tột độ.
Hemocyl là một sản phẩm được quảng cáo là giải pháp điều trị trĩ cho phụ nữ. Trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến và gây khó chịu cho nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Hemocyl được thiết kế để cung cấp những lợi ích và giúp giảm triệu chứng của trĩ một cách hiệu quả. Sản phẩm này có công thức đặc biệt, được chú trọng vào việc cung cấp sự giảm đau, giảm sưng và chống viêm. Hemocyl được quảng cáo là có khả năng làm dịu các triệu chứng như ngứa, rát, tiết chất nhầy và ra máu. Ngoài ra, nó cũng được tuyên bố là giúp khôi phục và tái tạo mô mềm tự nhiên của niêm mạc hậu môn.
Qua những thông tin ở trên, mọi người hẳn đã biết dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ là gì cũng như nguyên nhân và cách điều trị. Theo đó, dù là ở nam giới hay nữ giới, để phòng ngừa bệnh trĩ, điều đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là hạn chế táo bón. Đặc biệt, đối với các chị em phụ nữ, cần ăn nhiều rau xanh hơn, tránh ngồi một chỗ, nhất là với phụ nữ mang thai cần đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày. Điều đó sẽ giúp các chị em phụ nữ dễ dàng thoát khỏi sự “tấn công” của trĩ.