Có nên điều trị bệnh trĩ tại nhà hay không?
Do tâm lý tự ti, xấu hổ, không ít người tìm đến các phương pháp điều trị trĩ tại nhà nhằm để giảm bớt những đau đớn, phiền toái mà không muốn người khác biết đến. Tuy nhiên, đã có không ít các trường hợp tự chữa tại nhà không nhưng không thuyên giảm mà bệnh tình còn nặng thêm. Vậy, thực tế có nên điều trị bệnh trĩ tại nhà? Các biện pháp chữa trĩ tại nhà nào hiệu quả? Khi nào nên đi khám trĩ? Tất cả những thắc mắc này sẽ được các chuyên gia đưa ra những câu trả lời xác đáng nhất cho bạn.
Mục lục
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ, dân gian gọi là lòi dom, là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị sưng, gây đau, ngứa và chảy máu. Tuỳ thuộc vào vị trí búi trĩ phát triển mà chia thành hai loại, trĩ nội hoặc trĩ ngoại. Theo đó, trĩ nội là trĩ nằm bên trong trực tràng, thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được. Trĩ ngoại là trĩ nằm ở vùng da bên ngoài hậu môn.
Có nên điều trị bệnh trĩ tại nhà?
Hầu hết các bệnh lý, trong đó có bệnh trĩ đều được các bác sĩ khuyến cáo là không nên tự điều trị tại nhà mà nên đến bệnh viện để được thăm khám. Khác với những căn bệnh khác, bệnh trĩ lại tạo cho người bệnh cảm giác xấu hổ, e ngại bởi vị trí xuất hiện của nó. Chính vì xuất phát từ tâm lý e dè, sợ mọi người biết mà phần lớn người bệnh thường lựa chọn cách tự chữa trĩ tại nhà. Tuy nhiên, chỉ đợi đến khi bệnh tình trở nặng, các búi trĩ to phồng lên, đau rát thì mới vội vàng đến bệnh viện.
Đối với bệnh trĩ, nguyên tắc vàng là điều trị càng sớm càng tốt. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, những triệu chứng ở trĩ càng nhẹ thì việc chữa khỏi hoàn toàn là điều có thể. Bệnh trĩ để càng lâu mà không điều trị hoặc điều trị sai cách thì rất dễ tái phát, thậm chí các biến chứng còn trở nên nghiêm trọng hơn. Thoạt đầu, trĩ có thể gây chảy máu, hơi đau rát, càng về sau, máu chảy thành tia, búi trĩ sưng to, phồng rộp gây đau đớn tột độ. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc trĩ độ 3, 4 búi trĩ sa ra ngoài, sưng lên kèm tiết dịch nhầy, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trong cuộc sống của người bệnh như ngồi, đi lại hoặc vận động mạnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, người bị trĩ hoàn toàn không cần đến bệnh viện, thay vào đó họ có thể tự chữa khỏi bệnh trĩ bằng cách sử dụng khăn lau và kem làm dịu. Song, việc điều trị tại nhà chỉ nên thực hiện khi người bệnh mới vừa mắc bệnh, các triệu chứng còn nhẹ. Trong một số trường hợp thấy máu dính vào giấy vệ sinh, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập là trĩ sẽ biến mất. Ngoài ra, chữa trị tại nhà cũng sẽ được áp dụng sau khi thăm khám và có sự hướng dẫn của bác sĩ, bằng cách kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống phù hợp.
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Một số biện pháp có thể giúp khắc phục bệnh trĩ tại nhà thông qua việc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, để trĩ thuyên giảm, không tái phát người bệnh cần hiểu rõ là thực hiện đều đặn, thường xuyên và đúng theo lời chỉ dẫn của y sĩ.
Tắm nước ấm với muối Epsom
Việc tắm nước ấm có thể giúp làm dịu sự kích ứng do trĩ. Bạn hãy chuẩn bị một bồn tắm sitz, một loại bồn nhựa nhỏ vừa với bệ toilet để ngâm vùng hậu môn hoặc có thể tắm trong bồn. Để đạt hiệu quả cao nhất, hãy cố gắng tắm ngồi khoảng 20 phút sau mỗi lần đi tiêu. Việc thêm muối Epsom vào bồn có thể giúp giảm đau.
Chườm lạnh
Một túi nước đá được chuẩn bị sẵn để chườm vào hậu môn là một trong những cách điều trị bệnh trĩ tại nhà được các bác sĩ khuyến khích. Thực hiện 15 phút mỗi lần sẽ giúp giúp búi trĩ và các vùng xung quanh bớt sưng. Đối với những búi trĩ to, gây đau đớn, việc chườm lạnh có thể coi là phương pháp thần kỳ bởi tính hiệu quả cao. Lưu ý, hãy bọc đá bên trong một lớp vải mỏng, tuyệt đối không chườm trực tiếp đá lạnh lên da.
Cây phỉ
Nhựa cây phỉ có thể giúp giảm ngứa và đau, hai triệu chứng chính của bệnh trĩ ngoại. Đó là một chất chống viêm tự nhiên, vì vậy nó cũng giúp giảm sưng tấy. Bạn có thể trị trĩ bằng cây phỉ bằng hai cách, đó là mua dạng lỏng để bôi trực tiếp lên búi trĩ ngoại hoặc các sản phẩm khăn lông chống ngứa và xà phòng.
Nha đam (lô hội)
Nhờ có đặc tính chống viêm, giúp giảm kích ứng mà nha đam thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ và các bệnh về da. Để tránh các thành phần và chất phụ gia có thể gây kích ứng cho bệnh trĩ có trong các sản phẩm chứa nha đam như kem chống nắng, kem dưỡng da, bạn chỉ nên sử dụng gel nha đam nguyên chất. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra thử có bị dị ứng với nha đam bằng cách bôi một lượng nhỏ lên bàn tay, chờ trong vòng 24 đến 48 tiếng để xem phản ứng.
Lau nhẹ nhàng bằng khăn
Việc sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiêu có thể kích thích bệnh trĩ. Vì vậy, hãy sắm một chiếc khăn lau ẩm, vừa giúp sạch sẽ vùng hậu môn mà không gây kích ứng. Đồng thời, người bệnh cũng có thể dùng khăn đó để thêm vào các thành phần chống trĩ, chẳng hạn như cây phỉ hoặc lô hội. Lưu ý, lựa chọn loại khăn lông không chứa cồn, nước hoa hoặc các chất kích ứng khác, chúng chính là nguyên nhân làm cho bệnh trĩ trầm trọng hơn.
Mặc quần áo cotton rộng rãi
Thay vì mặc quần áo chật, bạn nên lựa chọn quần áo bằng vải cotton thoáng khí, đặc biệt là đồ lót nhằm để giúp vùng da hậu môn vừa sạch sẽ vừa khô thoáng. Điều này có khả năng làm giảm các triệu chứng cũng như các nguy cơ nhiễm trùng ở vết loét hở, da khô, bị tổn thương. Khi giặt quần áo, nhớ tránh sử dụng chất tẩy rửa có mùi thơm cũng như chất làm mềm vải để giúp giảm kích ứng.
Tinh dầu cây chè
Tinh dầu của cây chè được biết đến là một chất khử trùng tự nhiên giúp giảm đau, ngứa và khó chịu. Đồng thời, nó cũng giúp chống lại vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng ở vùng da bị tổn thương hoặc bị kích thích. Mặc dù, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của tinh dầu cây chè với bệnh trĩ, song một nghiên cứu vào năm 2012 đã cho thấy rằng, phương pháp điều trị bệnh trĩ kéo dài 2 tuần kết hợp tinh dầu cây chè, axit hyaluronic và methyl-sulfonyl-methane đã giúp giảm đáng kể các cơn đau, chảy máu và viêm so với giả dược.
Một số phương pháp điều trị không cần kê đơn
Để có thể đẩy nhanh việc điều trị trĩ, người bệnh có thể kết hợp song song giữa chế độ ăn uống, các mẹo điều trị tại nhà cùng với các loại thuốc không kê đơn. Với những loại thuốc này, bạn hoàn toàn có thể mua tại các tiệm thuốc và được chỉ dẫn bởi các dược sĩ.
Thuốc mỡ OTC: Thuốc mỡ và kem OTV, chẳng hạn như thuốc Preparation H, có thể tìm thấy ở hầu hết các hiệu thuốc và chúng giúp giảm đau ngay lập tức. Một số loại thậm chí còn có thể làm giảm sưng tây, giúp bệnh trĩ nhanh lành hơn. Tuy nhiên, nếu dùng kem có chứa hydrocortisone thì không nên sử dụng quá 1 tuần mỗi lần.
Thuốc làm mềm phân
Theo Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận, chất làm mềm phân hoặc chất bổ sung chất xơ, như psyllium, có thể giúp giảm táo bón bằng cách làm mềm phân, giúp việc đi tiêu nhanh chóng, không đau và dễ dàng hơn. Những chất làm mềm phần này có dạng bột, viên nang và chất lỏng, được chỉ định uống từ 1-3 lần mỗi ngày.
Sử dụng Hemocyl
Được chế tạo từ các thành phần tự nhiên, Hemocyl không chỉ giảm viêm, ngưng chảy máu mà còn giúp giảm sưng đau và đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Một điểm đặc biệt đáng chú ý là Hemocyl có thể sử dụng tại nhà, không cần đến phòng mạch hay phẫu thuật đau đớn.
Nhờ vào Hemocyl, việc điều trị bệnh trĩ trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết. Sản phẩm này không chỉ giúp giảm các triệu chứng của trĩ mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể. Các thành phần tự nhiên trong sản phẩm giúp cải thiện sức khỏe của mô xương và ngăn chặn việc tái phát bệnh. Đồng thời, Hemocyl không chỉ là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe mà còn là sự lựa chọn thông minh cho những người muốn tự chăm sóc và giải quyết vấn đề trĩ tại nhà một cách hiệu quả và an toàn.
Khi nào nên đi khám trĩ?
Thực tế, bệnh trĩ thường dễ điều trị và tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng. Cụ thể là mất máu mãn tính, do thiếu máu, thiếu hồng cầu bởi trĩ. Bệnh trĩ nội cũng có thể bị cắt nguồn cung cấp máu, dẫn đến búi trĩ bị bóp nghẹt, gây đau đớn tột cùng.
Nếu việc áp dụng các phương pháp điều trị trĩ tại nhà không có hiệu quả sau 2 tuần, bạn nên sắp xếp đến gặp bác sĩ. Khi đó, bệnh của bạn sẽ được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Thường thì các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với các loại như kem bôi, thuốc mỡ và thuốc đạn. Sau đó, nếu điều trị nội khoa bằng thuốc vẫn không hiệu quả, các bác sĩ có thể đề nghị một số các phương pháp điều trị khác như thắt dây cao su hoặc phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
Để trả lời cho câu hỏi “Có nên điều trị bệnh trĩ tại nhà”, người bệnh cần xem xét đến mức độ nghiêm trọng để đưa ra quyết định cho bản thân. Theo đó, nếu mới chớm bị trĩ, chưa có thời gian để đến bệnh viện, bạn hoàn toàn có thể bôi kem, đặc biệt cần điều chỉnh về lối sống thì chỉ sau 1 tuần, bệnh tình sẽ thuyên giảm mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, nếu xác định bệnh đã trở nặng, khó thể phục hồi, hãy dẹp bỏ tâm lý tự tin và đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, trước khi bệnh trĩ để lại biến chứng khó lường.