Bị trĩ phải làm sao? 7 cách trị trĩ hiệu quả tại nhà để phòng ngừa trĩ tái phát
Bị trĩ phải làm sao để có thể “tạm biệt” các triệu chứng đau nhức, khó chịu gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống? Hãy thử ngay 7 cách trị trĩ tại nhà được đề xuất trong bài viết này nhé!
Bệnh trĩ thường gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng sống mỗi khi các triệu chứng bùng phát. Khi tìm hiểu về cách trị trĩ, bạn sẽ thấy có rất nhiều phương pháp khác nhau để giúp giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn ngừa trĩ tái phát hoặc tiến triển nặng. Vậy khi bị trĩ phải làm sao? Những việc nên làm khi phát hiện mình bị trĩ là gì?
Bị trĩ phải làm sao?
Cách trị trĩ rất đa dạng từ Tây y sang Đông y như:
- Điều trị nội khoa với các loại thuốc, dạng thuốc khác nhau.
- Điều trị ngoại khoa bằng cách can thiệp thủ thuật, phẫu thuật.
- Ứng dụng y học cổ truyền với các bài thuốc uống, thuốc bôi hoặc ngâm,…
Vì bệnh trĩ có nhiều loại thương tổn và nhiều mức độ thương tổn khác nhau nên cách điều trị trĩ cũng thay đổi tùy theo từng trường hợp. Do đó, khi phát hiện bản thân bị trĩ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, nhận được chẩn đoán chính xác về loại trĩ mắc phải và mức độ trĩ hiện tại. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn về phác đồ điều trị cũng như phương pháp phù hợp, hiệu quả.
Chú ý, trước khi điều trị trĩ thì bạn cần điều trị những rối loạn được coi là yếu tố thuận lợi gây phát sinh bệnh trĩ như táo bón, tiêu chảy mạn tính, rối loạn đại tiện,… Đồng thời, người bệnh cũng cần giảm thiểu những yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh trĩ hoặc làm trĩ tái phát, tiến triển như ngồi lâu một chỗ, thói quen đại tiện không tốt, ăn uống thiếu chất xơ, thức khuya,…
Với những trường hợp bị trĩ nhẹ, trĩ độ I, II thì bạn có thể thử các cách trị trĩ tại nhà để giữ cho triệu chứng trĩ không tái phát, cải thiện khả năng đại tiện thuận lợi hơn, tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Cách trị trĩ tại nhà để ngăn ngừa trĩ tái phát
Trĩ nhẹ và vừa có thể dịu đi, không biểu hiện triệu chứng nếu biết cách quản lý tốt, ngăn ngừa tái phát. Việc này cũng giúp giảm những rủi ro biến chứng liên quan bệnh trĩ, tiết kiệm chi phí điều trị nếu bệnh trĩ tiến triển nặng.
1. Ngâm hậu môn trong nước ấm
Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày có thể giúp giảm đau rát, kích ứng và tình trạng co thắt do bệnh trĩ gây ra. Việc này cũng giúp giữ vệ sinh cho vùng hậu môn. Sau khi ngâm bạn nên cẩn thận lau khô hậu môn, không chà xát hoặc lau quá mạnh.
Để thực hiện việc ngồi ngâm hậu môn thoải mái, bạn có thể mua những chiếc bồn nhỏ được thiết kế vừa với bệ ngồi bồn cầu rồi pha nước ấm đủ để khi ngồi lên thì hậu môn nằm trong nước. Nếu không có thì bạn có thể ngồi trong bồn tắm hoặc chậu nước có kích thước vừa vặn để ngồi thoải mái với lượng nước ấm cao khoảng 10cm.
2. Chườm lạnh bên ngoài hậu môn
Sử dụng túi chườm lạnh lên búi trĩ ngoại hoặc trĩ nội lòi ra ngoài cũng giúp giảm đau nhanh chóng, đồng thời giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Để thực hiện cách trị trĩ tại nhà bằng chườm lạnh, bạn cho khoảng 2 – 3 viên đá vào một túi vải hoặc quấn trong một miếng vải sạch rồi chườm lên vùng hậu môn khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý khi để trực tiếp đá lạnh lên da vì sẽ gây kích thích, tổn thương vùng da vốn đang nhạy cảm khi bị trĩ.
3. Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống
Thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây ra táo bón khiến việc đi đại tiện khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ bị trĩ. Do đó, hãy bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn uống từ rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp làm mềm phân, tạo khối phân dễ đi ngoài, tránh gây co thắt nhu động ruột.
Tuy nhiên, quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón do ruột vận chuyển chậm hơn bình thường. Chất xơ dư thừa nằm lại trong ruột và khiến tình trạng táo bón nặng hơn. Khi bắt đầu tăng lượng chất xơ vào chế độ ăn, hãy tăng từ từ để tránh bị đầy hơi.
4. Bôi trơn quá trình tiêu hóa cũng là một cách trị trĩ
Bạn có thể giúp quá trình tiêu hóa, bài tiết trơn tru hơn bằng cách trộn thêm một thìa dầu khoáng với nước xốt táo hoặc sữa chua vào bữa ăn sáng hoặc trưa. Điều này giúp phân dễ dàng được tống xuất ra ngoài khi bị trĩ.
Chú ý, không nên áp dụng cách này trong thời gian dài vì có khả năng bị bài tiết không tự chủ dầu thừa qua hậu môn.
5. Tập thói quen đại tiện tốt
Hình thành thói quen đại tiện tốt sẽ giúp nhu động ruột ổn định hơn, phân được bài tiết kịp thời để không gây áp lực lên các búi tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Bạn nên:
- Đi đại tiện ngay khi cảm thấy mắc và không cố gắng rặn khi bạn chưa có cảm giác muốn đại tiện. Nhu động ruột bị tăng kích thích do dùng sức gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Nếu bạn cố dùng sức rặn khi đại tiện có thể khiến trĩ nội trở thành trĩ ngoại.
- Đừng kéo dài thời gian ngồi trên bồn cầu như đọc sách, lướt điện thoại, chơi trò chơi,… trong nhà vệ sinh, kể cả khi bạn đi đại tiện hay không. Ngồi lâu sẽ khiến bạn có xu hướng dùng sức rặn gây kích thích nhu động ruột, đồng thời tư thế ngồi cũng làm tăng áp lực lên các mạch máu ở hậu môn. Điều này làm tăng nguy cơ bị trĩ hoặc tái phát trĩ.
- Hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ sẽ là cách trị trĩ, ngừa tái phát hiệu quả. Bạn có thể thử tập phản xạ cho cơ thể để dễ đi đại tiện vào cùng một khung giờ mỗi ngày hoặc cách đều ngày, chẳng hạn như vào ngồi trong nhà vệ sinh vài phút sau một bữa ăn nào đó trong ngày.
6. Tập thể dục, vận động thể chất
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa, phòng ngừa táo bón. Khi ít vận động, các chức năng đều chậm lại, bao gồm cả nhu động ruột, ảnh hưởng đến quá trình đại tiện.
Tập thể dục sẽ giúp các chất thải di chuyển dễ dàng trong đường ruột, phòng ngừa táo bón, phân bị ứ đọng khô, cứng. Bạn có thể tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào theo sở thích như đi bộ, chạy bộ cự ly ngắn, đạp xe, tập yoga,..
Lưu ý, nếu đang bùng phát trĩ thì bạn nên tránh các động tác ngồi xổm, squat, nâng tạ nặng hay những bài tập tương tự làm tăng áp lực xuống phần bụng dưới. Các động tác này sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi ở những người bệnh trĩ.
7. Sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hemocyl
Để giảm tạm thời các triệu chứng đau rát do bệnh trĩ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi hoặc thuốc uống giảm đau không kê đơn để xoa dịu triệu chứng theo hướng dẫn của dược sĩ. Tuy nhiên, các thuốc này không có hiệu quả ngăn ngừa trĩ tái phát về lâu dài và còn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng dài ngày.
Lúc này, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hemocyl với thành phần hoạt chất được có chiết xuất từ dược liệu để vừa cải thiện nhanh các triệu chứng lại vừa duy trì hiệu quả lâu dài. Cụ thể, Hemocyl sở hữu sự kết hợp độc quyền của 3 thành phần:
- Chiết xuất hoàng liên gai: giúp giảm tắc nghẽn búi trĩ, ngăn nhiễm trùng.
- Chiết xuất lá phỉ: giảm viêm, tăng cường lưu thông máu.
- Chiết xuất rau diếp xoăn: giảm viêm, tăng sức khỏe mạch máu.
Với liệu trình ngắn từ 14 – 28 ngày nhưng hiệu quả sẽ kéo dài khoảng 6 – 12 tháng, Hemocyl đem đến các công dụng sau:
- Chống huyết khối và sự phát triển vi sinh vật, giảm quá trình và nhiễm trùng thứ phát ở hậu môn.
- Tăng cường tuần hoàn tĩnh mạch trĩ thông qua tĩnh mạch cửa ở gan và lách, giảm áp lực lên tuần hoàn ở hậu môn.
- Cải thiện các triệu chứng đau rát, ngứa, chảy máu sau 3 – 5 ngày sử dụng.
- Cải thiện được kích thước búi trĩ, duy trì hiệu quả lâu dài nên giảm khả năng bùng phát trĩ.
Đây là cách trị trĩ phù hợp cho cả người bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Khi sử dụng lần đầu, liều dùng khuyến cáo là 2 viên/ lần/ ngày trước khi ăn 30 phút, dùng trong 14 ngày liên tiếp. Nếu cần thiết có thể dùng tiếp 7 – 14 ngày đến khi hết triệu chứng, tối đa là 28 ngày. Đối với người đã sử dụng, dùng tiếp 2 viên/ lần/ ngày trước khi ăn sáng 30 phút, trong 7 ngày liên tiếp, dùng tối đa 14 ngày.
Nguồn tham khảo
- 5 Simple Ways To Prevent Hemorrhoids https://health.clevelandclinic.org/5-simple-ways-you-can-prevent-hemorrhoids Ngày truy cập 17/01/2025
- Phác đồ điều trị bệnh trĩ http://benhvientanphu.vn/Image/Picture/phac%20do%20dieu%20tri/YHCT-VLTL/23_%20TR%C4%A8.pdf Ngày truy cập 17/01/2025
- Treating Hemorrhoids: Self-Care https://www.saintlukeskc.org/health-library/treating-hemorrhoids-self-care Ngày truy cập 17/01/2025
- Hemorrhoids and what to do about them https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/hemorrhoids_and_what_to_do_about_them Ngày truy cập 17/01/2025
- Treatment of Hemorrhoids https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/hemorrhoids/treatment Ngày truy cập 17/01/2025
- 6 self-help tips for hemorrhoid flare-ups https://www.health.harvard.edu/blog/6-self-help-tips-for-hemorrhoid-flare-ups-201307196496 Ngày truy cập 17/01/2025