Bạn đã biết cách ổn định đường huyết tại nhà để vẫn thưởng thức được món ăn yêu thích chưa?
Chế độ ăn uống gây ra những ảnh hưởng trực tiếp, tức thì đến lượng đường trong máu. Do đó, nếu biết cách ổn định đường huyết tại nhà, bạn sẽ kiểm soát được chỉ số này trong phạm vi an toàn, tốt cho sức khỏe.
Lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến năng lượng và cảm giác của bạn mỗi ngày. Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương đến các mạch máu, cơ quan, mô và tế bào thần kinh. Từ đó, nhiều hệ quả khác sẽ xảy ra theo, ví dụ mạch máu bị tổn thương, dòng máu đến tim, não và các cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mù lòa, tổn thương thần kinh, hoại tử chi.
Học cách ổn định đường huyết, giữ lượng đường ở mức cân bằng là bí quyết giữ sức khỏe lâu dài, giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, thận, mất thị lực,…
Mục lục
Những yếu tố khiến nồng độ đường huyết tăng cao
Lối sống và thực phẩm (bao gồm đồ ăn, thức uống) có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu. Những yếu tố khiến đường huyết tăng lên bao gồm:
- Ăn nhiều carbohydrate hoặc thực phẩm có nhiều đường
- Ít tập thể dục, thời gian vận động không đủ theo khuyến cáo
- Mất nước
- Căng thẳng
- Không ngủ đủ giấc
- Ảnh hưởng bởi bệnh lý khác, bị chấn thương hoặc nhiễm trùng
- Tác dụng phụ của một số thuốc, chẳng hạn như steroid
Để kiểm soát, ổn định đường huyết hiệu quả, bạn cần chú ý thay đổi để hạn chế tác động từ các yếu tố trên, nhất là về lối sống, chế độ ăn uống.
Khi đường huyết tăng cao, bạn có thể gặp phải những triệu chứng như:
- Đi tiểu thường xuyên
- Tăng cảm giác khát nước
- Yếu ớt, mệt mỏi
- Nhìn mờ, giảm thị lực
- Giảm sự tập trung
- Đau đầu
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Dễ bị nhiễm trùng tái đi tái lại
Thức ăn ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào?
Carbohydrate là nhóm chất có tác động đáng kể đến lượng đường trong máu. Về cơ bản, sự cân bằng giữa lượng insulin trong cơ thể và lượng carbohydrate tiêu thụ sẽ quyết định nồng độ đường huyết. Để giải thích cách các thực phẩm giàu carbohydrate khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết như thế nào thì các chuyên gia dựa vào chỉ số đường huyết để phân loại các carbohydrate, nhất cho dành cho nhóm thực phẩm giàu chất bột đường.
Chỉ số đường huyết (GI) xếp hạng carbohydrate theo thang điểm từ 0 – 100 dựa trên tốc độ và mức độ làm tăng đường huyết của thực phẩm sau khi ăn. Những thực phẩm có GI cao như bánh mì trắng được tiêu hóa nhanh và khiến lượng đường trong máu dao động đáng kể trong thời gian ngắn. Trong khi đó, thực phẩm có GI thấp như ngũ cốc nguyên hạt sẽ được tiêu hóa chậm hơn, làm tăng đường huyết từ từ. Những lưu ý về chỉ số đường huyết của thực phẩm gồm:
- Thực phẩm có GI thấp khi chỉ số này ≤ 55, GI cao khi chỉ số từ 70 – 100 và GI trung bình là từ 56 – 69.
- Ăn nhiều thực phẩm có GI cao gây tăng mạnh lượng đường trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim, thừa cân. Một số nghiên cứu còn thấy có mối liên hệ giữa chế độ ăn có GI cao với tình trạng thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, vô sinh do rụng trứng, ung thư trực tràng.
- Thực phẩm có GI thấp được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2, ổn định đường huyết, cải thiện quá trình giảm cân, hoặc mang lại lợi ích chống viêm.
Tuy nhiên, chỉ số đường huyết của một thực phẩm có thể thay đổi bởi cách chế biến, độ thô của thực phẩm, hàm lượng chất xơ, độ chín (trái cây, rau củ), hàm lượng chất béo và axit.
Những cách giúp bạn ổn định đường huyết hiệu quả tại nhà
Hiểu về cách thức ăn hay carbohydrate tác động đến lượng đường trong máu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi xây dựng chế độ ăn uống. Không có một con số cụ thể nào về lượng carbohydrate khuyến nghị cho tất cả mọi người, dù có đang bị đái tháo đường hay chưa. Lượng carbohydrate phù hợp sẽ tùy thuộc theo giới tính, mức độ hoạt động và kế hoạch quản lý, kiểm soát đường huyết ở mỗi người cùng nhiều yếu tố khác. Bạn vẫn có thể thưởng thức những món ăn yêu thích nhưng cần chú ý về khẩu phần ăn mỗi bữa và kết hợp với những thực phẩm khác để làm giảm tốc độ tiêu hóa, chuyển hóa đường vào máu.
Cách ổn định đường huyết khi lên kế hoạch ăn uống có tinh bột, carbohydrate cần chú ý:
- Chọn các thực phẩm chứa carbohydrate cùng nhiều chất xơ, như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt thực vật và kết hợp thực phẩm carbohydrate cùng chất béo và/ hoặc protein. Cách này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thu glucose từ carbohydrate, từ đó lượng đường trong máu cũng tăng chậm hơn sau khi ăn.
- Đi bộ nhanh hoặc thực hiện một số hoạt động thể chất khác sau bữa ăn để tăng cường quá trình đốt cháy glucose từ thức ăn. Thậm chí, bạn chỉ cần vận động 5 – 10 phút cũng giúp hạ đường huyết hoặc ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến.
- Chia lượng carbohydrate trong các bữa ăn (sáng, trưa, tối) gần như nhau mỗi ngày để tạo sự nhất quán về thời điểm dao động đường huyết cao và thấp.
- Kiểm tra đường huyết sau khi ăn để đánh giá khả năng làm tăng đường huyết của các loại thực phẩm, từ đó dễ dàng xây dựng chế độ ăn cũng như lựa chọn những thực phẩm phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng bổ sung dược trà Saturex với thành phần 100% từ nguyên liệu thiên nhiên là lá trà đen và thảo dược Satureja khuzestanica để ổn định đường huyết tốt hơn. Saturex có quy trình sản xuất độc đáo giúp bảo tồn các chất chống oxy hóa một cách tốt nhất đem đến tác dụng trung hòa gốc tự do, giảm tình trạng kháng insulin, hiệu quả chỉ sau 1 tháng sử dụng. Ngoài ra, nhờ hoạt tính chống oxy hóa mạnh mà dược trà Saturex cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ gặp phải biến chứng tim mạch, thần kinh hay các cơ quan khác ở người bệnh đái tháo đường.
Saturex có dạng trà túi lọc với mùi vị hấp dẫn và dễ sử dụng. Bạn chỉ cần pha 1 túi trà cùng 500ml nước sôi và chờ 15 phút là có thể sử dụng ngay. Bạn nên uống 1 -2 gói mỗi ngày, sau bữa ăn 30 phút để mang lại tác dụng ổn định đường huyết.
Nguồn tham khảo
- Natural ways to balance your blood sugar https://www.piedmont.org/living-real-change/natural-ways-to-balance-your-blood-sugar Ngày truy cập 23/11/2024
- How Does Food Impact Blood Glucose? https://diabetesfoodhub.org/blog/how-does-food-impact-blood-glucose Ngày truy cập 23/11/2024
- Healthy eating for blood sugar control https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/healthy-eating-for-blood-sugar-control Ngày truy cập 23/11/2024
- Food and Blood Glucose https://diabetes.org/food-nutrition/food-blood-sugar Ngày truy cập 23/11/2024
- Carbohydrates and Blood Sugar https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/carbohydrates/carbohydrates-and-blood-sugar/ Ngày truy cập 23/11/2024