Các cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Kể từ sau 6 tháng đầu đời, sức đề kháng ở trẻ bắt đầu suy giảm, cộng thêm với sự gia tăng tiếp xúc môi trường như ăn dặm, bò, đi, chạy nhảy khiến cho bé rất dễ mắc bệnh, hay ốm vặt. Lúc này, nhiều mẹ quan tâm đặc biệt đến vấn đề làm sao để tăng sức đề kháng cho trẻ, để bé khỏe mạnh và vui chơi tự nhiên. Trong giai đoạn này, bé cần mẹ là “người đồng hành”, giúp con xây dựng hệ thống miễn dịch tốt, tăng đề kháng để phát triển mỗi ngày.
Mục lục
Nhận biết dấu hiệu trẻ có sức đề kháng kém
Cơ thể mỗi bé là khác nhau, sức đề kháng ở từng trẻ cũng không hề giống nhau. Để con có một hệ thống miễn dịch tốt và một cơ thể khỏe mạnh, việc quan trọng nhất vẫn là tăng cường sức đề kháng cho con. Tuy nhiên, chúng ta cần biết bé như thế nào là có sức đề kháng yếu, để từ đó kịp thời hỗ trợ.
Trẻ hay ốm vặt
Ngay từ khi lọt lòng, bé sơ sinh đã có sẵn một lượng kháng thể miễn dịch nhất định từ sữa mẹ, tạo nên hàng rào để bảo vệ bé. Lúc này, hệ thống miễn dịch của con vẫn đang trong quá trình hoàn thành và chưa thực sự hoàn thiện. Do đó, khi bé tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường như bụi bặm, thời tiết bé sẽ rất nhạy cảm, dễ bị ốm vặt. Có thể kể đến như sốt, ho, sổ mũi, viêm họng,vv…
Bé biếng ăn
Nếu bé nhà bạn trở nên biếng ăn, ăn không ngon đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang đang bị bệnh hoặc mệt mỏi. Lúc này, bố mẹ cần nên để tâm đến và tìm cách để tăng đề kháng, giúp bé ăn một cách tự nhiên và có hứng thú với những đồ ăn có màu sắc hấp dẫn.
Bé tiêu hóa kém
Khi đề kháng ở trẻ kém đi cũng là lúc hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, cụ thể là triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đi phân sống. Khi đề kháng không có, hệ miễn dịch cũng yếu đi, dẫn đến quá trình trao đổi chất cũng vì đó là rối loạn theo. Việc bổ sung các loại thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ lúc này là cần thiết, để bé tiêu hóa một cách tốt hơn, giúp bé tiêu hóa tốt và tăng cân đều.
Bé bị mất nước
Bạn cũng biết, 70% cơ thể là nước, nó có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc trao đổi chất cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Việc bổ sung nước đầy đủ đủ nước tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Mất nước ở trẻ khiến cho cơ thể bị suy nhược, dễ mắc các vấn đề như khô da, viêm mạc lưỡi, mắc trũng,vv…
Khả năng chịu đựng kém
Khả năng chịu đựng, phản xạ của trẻ cũng bị chi phối ít nhiều bởi đề kháng của cơ thể. Bé có đề kháng kém thường có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, không có hứng thú vui chơi, chạy nhảy.
Nguyên nhân khiến trẻ có sức đề kháng kém
Mỗi khi giao mùa, nhiệt độ, thời tiết khiến cơ thể con trở nên nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn. Đây cũng là khoảng thời gian con dễ bị mắc một số bệnh về đường hô hấp, viêm da, tay chân miệng, tiêu chảy,vv… Nếu bé có đề kháng yếu sẽ khó tránh khỏi. Lúc này, bố mẹ cần phải tìm hiểu về nguyên do vì sao sức đề kháng con bị kém để kịp thời can thiệp.
Theo các bác sĩ, từ 6 tháng đến 3 tuổi được xem là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Trong 6 tháng đầu đời, nhờ có kháng thể từ sữa mẹ truyền sang con nên hệ miễn dịch của bé rất tốt. Qua thời gian này, kháng thể giảm dần đi, trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Do đó, trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt là về hô hấp và tiêu hóa. Đến năm 3-4 tuổi, cơ thể bé mới tự sản xuất được các kháng thể để tự bảo vệ mình.
Hơn nữa, nếu bé không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến hết 24 tháng cũng là nguyên do làm suy giảm sức đề kháng và khả năng chống bệnh tật. Song song với đó, khi con bắt đầu khám phá mọi thứ xung quanh như ăn dặm, chơi đùa, bò, chạy nhảy, nhai đồ chơi,vv… khiến con dễ nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, có một nguyên nhân mà bố mẹ không nghĩ đến đó chính là chế độ ăn của trẻ. Khi bé bắt đầu ăn dặm nhưng thực đơn lại không đầy đủ và đa dạng chất khiến bé bị suy dinh dưỡng. Khi cơ thể bé ốm yếu, thiếu sức sống cũng không thể tạo ra hàng rào miễn dịch tốt.
Thêm một nguyên do cũng không kém phần quan trọng, đến từ chính bố mẹ, đó là bỏ lỡ các lịch tiêm vắc xin cho con. Trong những năm đầu đời, bé cần tiêm đủ các mũi theo từng giai đoạn. Nếu như bé không được tiêm đủ mũi hoặc tiêm trễ lịch, các kháng thể trong vắc xin cũng sẽ không phát huy hết
Vì sao cần phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ?
Tăng đề kháng cho trẻ ngay từ những năm đầu đời là một điều cực kỳ quan trọng và đó cũng là cách để bố mẹ bảo vệ con một cách toàn diện. Chúng ta đều biết, đề kháng giống như một bức hàng rào vững chắc, giúp con chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu như đề kháng yếu đi chính là tạo cơ hội để các con vi rút, vi khuẩn xâm nhập và làm hại đến cơ thể non yếu của trẻ.
Đặc biệt, trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn non kém. Vào thời điểm chuyển mùa, con dễ gặp phải các bệnh như ho, sốt, cảm cúm. Nếu để tình trạng này lâu dài, rất dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng,vv… Đề kháng yếu cũng là nguyên do trẻ mắc các bệnh thường gặp như bại liệt, ho gà, uốn ván. Nguy hiểm hơn là bệnh sốt xuất huyết, lao, bạch hầu, đặc biệt là ung thư.
Do đó, các bậc cha mẹ hãy nên tăng cường sức đề kháng cho con càng sớm càng tốt, để bé luôn có một “chiếc áo giáp sắt” bên mình mọi lúc mọi nơi. Để khi không có bố mẹ bên cạnh, con vẫn có thể vui chơi một cách thoải mái, khỏe mạnh.
Các cách tăng sức đề kháng cho trẻ
Uống sữa công thức bổ sung HMO
HMO có trong sữa mẹ, được biết đến là một dưỡng chất vàng giúp con phát triển khỏe mạnh. Vì một lý do nào đó, bé nhà bạn không đủ sữa để bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến hết 24 tháng đầu đời, các mẹ có thể lựa chọn các dòng sữa có bổ sung HMO. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, dưỡng chất HMO cùng IgG chính là “bộ đôi hoàn hảo” giúp hệ miễn dịch của bé phát triển một cách tối ưu nhất.
Giờ đây, các nhà khoa học đã thành công trong việc đưa dưỡng chất 2’-FL HMO, loại HMO phổ biến nhất vào trong sữa công thức. Chúng đóng vai trò như là thức ăn của các vi khuẩn có lợi, từ đó giúp đường ruột bé luôn khỏe mạnh, tiêu hóa tốt. Cạnh đó, HMO có khả năng kích thích các tế bào miễn dịch, qua đó tạo hàng rào bảo vệ tối đa cho đường tiêu hóa và hệ hô hấp ở trẻ.
Bổ sung các loại thực phẩm chức năng giúp tăng đề kháng
Cách trực tiếp và nhanh nhất để tăng đề kháng cho trẻ phải kể đến các dòng thực phẩm chức năng. Các sản phẩm được điều chế dưới dạng siro, viên uống hoặc viên nhai. Rất dễ tìm thấy các sản phẩm có công dụng làm tăng sức đề kháng cho bé với nhiều mức giá, xuất xứ khác nhau. Quan trọng là các mẹ biết tìm hiểu kỹ và lựa chọn sản phẩm có chất lượng, phù hợp với từng bé.
Việc cải thiện đề kháng cho trẻ, không phải là ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình, cần sự kiên trì của các bà mẹ, ông bố. Để có thể tăng cường hiệu quả đề kháng của thuốc cũng như bảo vệ bé yêu của mình, các mẹ cần lựa chọn các sản phẩm chính hãng, có xuất xứ rõ ràng, nên ưu tiên các loại được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, để con dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, nên kiên trì sử dụng trong thời gian mà bác sĩ khuyến cáo, tránh vội vàng đổi sang loại khác hoặc dùng một lúc nhiều loại, điều này hoàn toàn không tốt cho bé.
Phương pháp tăng cường đề kháng tự nhiên ở trẻ
Uống sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng ở trẻ
Không có bất cứ loại sữa nào tốt hơn sữa mẹ, bởi trong sữa mẹ có đến hàng trăm loại HMO, dưỡng chất vàng giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ sức khỏe đường ruột cho trẻ. Theo nghiên cứu, bé bú sữa mẹ sẽ ít bị mắc bệnh hơn các bé uống sữa công thức. Vì vậy, các mẹ nhớ cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và nên kéo dài cho đến khi bé đủ 24 tháng tuổi.
Đặc biệt, các mẹ nhớ cho bé yêu bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, để bé bú được sữa non. Đây có thể xem là chất miễn dịch đầu tiên của trẻ, sữa cô đặc, màu vàng nhạt cực kỳ giàu chất đạm và các kháng thể. Bé bú sữa non không chỉ bảo vệ con trong suốt 6 tháng đầu đời mà còn giúp tăng sức đề kháng, phát triển trí não.
Ăn uống đầy đủ chất, tăng cường rau xanh và trái cây
Các mẹ cần biết, sức đề kháng của bé tốt hay kém một phần cũng bị tác động của những thực phẩm nạp vào cơ thể. Một chế độ ăn đầy đủ chất, cân đối và đa dạng, là tiền để cho bé phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Các mẹ nhớ xây dựng thực đơn của con phải đủ 4 nhóm chất gồm chất đường bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, mỗi bữa ăn con cũng cần phải có thêm rau xanh và trái cây.
Song song với việc nên cho con ăn thực phẩm nào tốt, bố mẹ cũng cần ghi nhớ thực phẩm nào là không tốt. Đồ ăn quá mặn, quá ngọt hay quá nhiều dầu mỡ đều không tốt cho sức khỏe của con. Nếu trẻ bị bệnh, bạn nên chú trọng bổ sung đầy đủ chất để tăng cường đề kháng, giúp con mau hết bệnh. Đồng thời, cũng đừng kiêng món này món kia quá mức, dễ khiến con bị thiếu chất, dẫn đến mất sức, yếu ớt hơn.
Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, C, Kẽm và Selen
Bên cạnh việc cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng phong phú, hợp lý, các mẹ cũng nên chú trọng đến việc cho con ăn nhiều hơn các loại thực phẩm chứa vitamin A, C, kẽm và Selen. Vitamin A có nhiều trong các loại thịt đỏ, gan động vật, cà rốt và rau ngót. Chúng không chỉ có khả năng chống lại vi rút có hại mà còn tăng cường chức năng miễn dịch.
Trong khi đó, vitamin C thường tìm thấy ở các loại trái cây như quýt, cam, ớt xanh lại rất có lợi trong việc hỗ trợ đề kháng, giúp các tế bào bị tổn thương phục hồi nhanh hơn. Kẽm và Selen có trong thịt nạc, lòng đỏ trứng, cá và hàu lại nổi bật ở công dụng kháng virus, tăng đề kháng.
Tiêm phòng đầy đủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Tiêm phòng là điều bạn làm ngay khi khi bé lọt lòng nhằm để nâng cao sức đề kháng, hạn chế bệnh tật. Trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu tiên sẽ được tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B ngay tại bệnh viện. Để không bỏ lỡ bất cứ mũi nào, các mẹ nên nắm rõ lịch tiêm vắc xin theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Đối với những mũi dịch vụ, bạn có thể cân nhắc tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế. Tốt nhất vẫn là nên tiêm đủ mũi, đặc biệt là mũi cúm mùa. Tiêm vắc xin đủ liều, đúng thời điểm sẽ tạo ra cơ chế tự vệ, giúp bé chống lại bệnh tật hiệu quả.
Cho bé ngủ đủ giấc và thường xuyên vận động
Để tạo điều kiện tốt nhất cho trí não và cơ thể, bố mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc. Để bố mẹ nhàn mà con lại ngủ ngon, ngủ sâu giấc, bạn nên tạo cho con một lịch trình ngủ khoa học, để cứ đến giờ bé sẽ tự ngủ. Đầu tiên, các mẹ cần tập cho con đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giấc. Trước giấc ngủ đêm, các mẹ nhớ cho bé bú đủ no, như vậy con sẽ không thức giấc vì đói.
Thêm vào đó, cả nhà nên để bé thoải mái vận động, chơi đùa và tự do khám phá những điều xung quanh. Ví dụ như chạy nhảy, vui đùa cùng con, cho bé đi bộ,vv… Vận động thường xuyên, hợp lý sẽ giúp bé ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó hệ miễn dịch cũng được cải thiện.
Tăng đề kháng cho trẻ bằng cách uống đủ nước
Nếu như trong 6 tháng đầu đời, bé được khuyến cáo không nên uống nước vì thực chất sữa mẹ đã cung cấp đủ lượng nước cơ thể con cần. Đến khi bé đủ 6 tháng tuổi, các mẹ nên bổ sung thêm nước thường xuyên, để tránh tình trạng mất nước, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng hoặc khi bé mắc bệnh. Các mẹ nên chủ động cho bé uống nước nếu bé còn nhỏ, đối với bé lớn hơn mẹ có thể nhắc nhở hoặc tập cho bé thói quen uống nước mỗi ngày. Đủ nước, thận sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố, tăng cường sự trao đổi chất và đồng thời cũng giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.
Giữ bé tránh xa khói thuốc
Rất nhiều bà mẹ thường không chủ động tăng đề kháng cho con mà đến khi trẻ bị đề kháng kém, hay ốm vặt mới bắt đầu chạy chữa. Trẻ có đề kháng không tốt, không hẳn là do hệ miễn dịch của trẻ yếu mà đôi khi còn khởi nguồn từ yếu tố bên ngoài, khói thuốc lá là một trong số đó.
Ít mẹ biết rằng, trong khói thuốc lá có đến 4.000 loại độc tố, chúng có thể gây kích ứng và thậm chí là tiêu diệt các tế bào trong cơ thể non yếu của trẻ. Nếu bé tiếp xúc với khói thuốc lá, nguy cơ dễ bị mắc các bệnh liên quan đến phổi như viêm phổi, ho, cúm, khó thở. Nguy hiểm hơn, nếu con thường xuyên sống chung với khói thuốc lá, có thể bị hen suyễn hoặc hô hấp mãn tính, mà bệnh này lại khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, các mẹ nhớ cho bé tránh xa khói thuốc để bảo vệ sức khỏe cho con ngay từ đầu.
Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
Các bé thường hay có sở thích đưa tay vào miệng ngay sau khi đã tiếp xúc với rất nhiều đồ chơi, vô tình tạo điều kiện để các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây ra vô số các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, bệnh tay chân miệng, tả, lỵ,vv… Do đó, bố mẹ cần giữ gìn vệ sinh tay chân cho con thật sạch sẽ, cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là rửa tay bằng xà phòng. Việc này giúp diệt đến 99% vi khuẩn trên tay, từ đó giảm đáng kể nguy cơ bị các bệnh nhiễm khuẩn, tiêu chảy cũng như phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ. Các mẹ nên tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh
Kháng sinh, nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng có thể điều trị bệnh khá tốt. Tuy nhiên nhiều mẹ lại đang có xu hướng lạm dụng thuốc kháng sinh, từ đó dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, là nguyên nhân khiến cho bệnh nặng hơn, tái phát nhiều lần và chi phí điều trị cũng cao hơn. Các bác sĩ cũng cho biết thêm, việc lạm dụng kháng sinh khiến trẻ dễ bị rối loạn đường ruột, thậm chí là hại đến cả gan, thận của trẻ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ
Trong một số trường hợp, có thể bổ sung các loại thuốc, siro để hỗ trợ tăng đề kháng. Song, chỉ nên sử dụng khi bé thuộc trường hợp sinh non, không bú sữa mẹ, trẻ thường xuyên mắc bệnh về tiêu hóa, hô hấp hay trẻ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm tăng sức đề kháng như thế nào cần có sự tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ.
Nên lựa chọn các dòng sản phẩm có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng, nên hướng đến các sản phẩm nổi tiếng, được nhiều người review và các bác sĩ khuyên dùng. Bên cạnh đó, khi đã chọn được sản phẩm ưng ý, các mẹ nên tìm đến các cửa hàng hoặc các website uy tín để mua đúng sản phẩm chính hãng. Việc sử dụng thuốc giả, kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến sức khỏe của bé yêu nhà bạn.
Để trẻ phát triển khỏe mạnh, tự nhiên, ít bệnh tật, bố mẹ nên ưu tiên việc ăn uống, vận động của con trẻ. Đây chính là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho bé. Cộng thêm đó là hãy tạo cho bé một môi trường sống sạch sẽ, cho trẻ uống đủ nước, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trong thời điểm chuyển mùa.
Khi sử dụng các loại thuốc, siro tăng cường đề kháng, các mẹ đừng thấy hiệu quả quá tốt mà lạm dụng. Các bác sĩ nhi đầu ngành cho biết, nếu như chúng ta lạm dụng hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng, rất dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, cơ thể bé không thể tự chống lại và dễ mắc bệnh hơn.
Không giống với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, là bậc cha mẹ thông thái, bạn cần chú trọng hơn đến việc tăng cường đề kháng cho trẻ. Một sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh chính là “chiến khiên” phòng vệ hoàn hảo, bảo vệ bé yêu nhà bạn trong suốt những năm tháng đầu đời. Hy vọng, với những chia sẻ ở trên, các mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích để làm hành trang nuôi dạy con tốt hơn.