Các bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi 50
Từ độ tuổi 50 trở đi, hiện tượng suy giảm hormones và sự lão hóa của cơ thể có thể gây khởi phát một số bệnh lý quan trọng. Chẳng hạn như sỏi thận, loãng xương, Gout, viêm phổi,… Tuy nhiên, một tin tốt là ở độ tuổi trung niên, nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tốt và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số các vấn đề sức khỏe cần chú ý ở độ tuổi 50.
Mục lục
Tăng huyết áp
Bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niên là bệnh lý thường gặp ở những người nằm trong độ tuổi từ 48 đến 67. Đây chính là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim và đột quỵ, vì vậy cần được chú và điều trị kịp thời. Một lý do khiến huyết áp cao trở nên phổ biến là do hệ thống mạch máu thay đổi khi cơ thể già đi. Khi đó, các động mạch trở nên kém đàn hồi, dẫn đến áp lực bên trong của chúng tăng lên. Sự tăng lên về trọng lượng và căng thẳng ở tuổi trung niên cúng có thể góp phần tăng nguy cơ huyết áp cao.
Cách phòng tránh: Huyết áp cao có thể được kiểm soát tốt nhờ sử dụng thuốc điều độ kết hợp với điều chỉnh lối sống, bao gồm cả chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Vì bệnh lý này thường không có triệu chứng, vì thế rất dễ bỏ qua. Trên thực tế, gần 30% người bị tăng huyết áp không biết họ mắc bệnh này. Do đó, những người ở độ tuổi 50 nên kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.
Cholesterol cao
Cùng với huyết áp cao, bệnh tiểu đường thì cholesterol cao chính là ba yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh tim, đây chính là nguyên nhân gây tử vong số 1 ở Hoa Kỳ. Sự tích tụ cholesterol trong máu theo thời gian, hình thành nên mảng bám làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu. Khi mảng bám này vỡ ra, gây ra cục máu đông, thậm chí gây đau tim và đột quỵ. Các nguyên nhân khiến nồng độ cholesterol trong máu có thể đến từ di truyền, một số các thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt như ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.
Cách phòng tránh: Để kiểm soát tốt cholesterol, những người ở độ tuổi 50 có thể dùng thuốc, ăn kiêng, ăn các thực phẩm tốt cho tim, tập thể dục, bỏ thuốc lá, giảm cân và uống rượu điều độ. Cholesterol cao tương tự tăng huyết áp, không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo, do đó những người lớn tuổi cần thường xuyên thực hiện các xét nghiệm máu để đo nồng độ cholesterol.
Bệnh tiểu đường
Cùng với cholesterol trong máu cao, các bác sĩ có thể thông qua sàng lọc tiểu đường cho bạn, một tình trạng khác khá phổ biến ở độ tuổi 50. Theo thống kê, có hơn 37 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường, đa số là tiểu đường type 2 và những người ở độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Thêm vào đó, 96 triệu ngườ Mỹ mắc tiền tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Được biết, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến bệnh tim, bệnh thận, mù lòa cùng một số vấn đề khác.
Cách phòng tránh: Tăng cường vận động thể lực, ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe, ăn chất béo lành mạnh, kiêng thuốc lá là những cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh tiểu đường. Đồng thời, những người lớn tuổi càng cần chú ý đến việc kiểm tra lượng đường trong máu để kịp thời phát hiện và trĩ hoãn các biến chứng của tiểu đường.
Viêm khớp
Một tình trạng hay xuất hiện ở độ tuổi 50 nhưng thường bị bỏ qua, đó là viêm khớp, đặc biệt là viêm xương khớp, một điều xảy ra khi các sụn khớp giữa các xương bị tổn thương hoặc phân hủy đi. Được biết, viêm khớp có thể xảy ra ngay cả khi bạn chưa đến 50 tuổi, tuy nhiên từ 50 tuổi trở đi, các cơn đau kéo đến ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Để chắc chắn hơn, cách tốt nhất là hãy đến bệnh viện để kiểm tra, bởi đôi khi bạn có thể nhầm lẫn giữa viêm khớp và viêm khớp dạng thấp, một bệnh tự miễn.
Cách phòng tránh: Tăng cường các hoạt động thể chất có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau do viêm khớp gây ra. Ngoài ra, các bác sĩ thường sẽ khuyên bạn dùng thuốc giảm đau, có thể là kê đơn hoặc không kê đơn nhằm làm giảm bớt sự khó chịu.
Loãng xương
Khi bước sang độ tuổi 50, phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe xương khớp của mình. Đây là thời điểm dễ xuất hiện chứng loãng xương hoặc xương trở nên yếu đi. Trên thực tế, gần 20% phụ nữ từ 50 tuổi trở đi bị loãng xương. Theo đó, một trong những yếu tố nguy cơ gây loãng xương chính là sau mãn kinh. Khi cơ thể ngừng sản xuất estrogen cũng là lúc mật độ xương giảm xuống nhanh chóng. Theo đó, độ tuổi mãn bình trung bình của phụ nữ ở các nước phát triển là 51.
Cách phòng ngừa: Các bài tập chịu lực hay chịu sức nặng như đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh cũng như rèn luyện sức mạnh phần trên cơ thể có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Đồng thời, những người ở độ tuổi 50, nhất là các chị em phụ nữ, cần chú ý bổ sung thêm canxi và vitamin D, vì cả hai đều rất quan trọng đối với sức khỏe xương của bạn.
Bệnh ung thư
Tuổi cao chính là yếu tố rủi ro lớn nhất đối với bệnh ung thư, vì vậy hãy nên kịp thời thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ ở độ tuổi 50. Đối với phụ nữ, ở độ tuổi này nên tầm soát ung thư để sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng và thực hiện hai năm một lần, từ sau 35 tuổi. Đối với nam giới, khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt là một điều rất quan trọng. Ngoài ra, đối với cả nam lẫn nữ, thực hiện sàng lọc ung thư ruột kết cũng rất cần thiết.
Cách phòng tránh: Khi bước sang tuổi 50, phụ nữ có nguy cơ cao mắc khởi phát các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này chính là xây dựng lối sống lành mạnh. Cụ thể, phụ nữ tuổi 50 nên chăm chỉ tập thể dục đều đặn, là cách giúp giảm nguy cơ mắc 7 loại ung thư. Đơn giản là nhờ các bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, tập dưỡng sinh, yoga. Đồng thời, nên tăng cường ăn các loại rau, củ, quả trong chế độ ăn, chẳng hạn như rau họ cải, đậu, rau củ có màu tím,…
Trầm cảm, lo lắng
Đây cũng chính là một trong số các bệnh thường thấy ở phụ nữ tuổi 40 và cả 50. Dù là con cái, công việc hay cha mẹ già đều là những vấn đề khiến những người ở độ tuổi trung niên có thể bị căng thẳng. Và tất nhiên, những căng thẳng đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cả thể chất của bạn. Suy cho cùng, huyết áp, cân nặng, cholesterol, nguy cơ ung thư đều bắt nguồn từ hành vi của bạn, và những hành vi đó lại bắt nguồn từ chính cảm xúc của bạn.
Cách phòng ngừa: Để có thể sống vui khỏe, tận hưởng niềm vui tuổi trung niên, những người ở độ tuổi 5 cần chủ động xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường tập thể dục bằng các bộ môn phù hợp như thiền, yoga. Ngoài ra, phụ nữ tuổi 50 có thể tự tạo nên niềm vui cho riêng mình bằng cách tham gia các câu lạc bộ để có thể chủ động giao tiếp, chia sẻ với những người xung quanh. Từ đó, đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực, tránh làm bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng.
Femarelle Recharge thực phẩm chức năng cho phụ nữ tuổi 50
Femarelle Recharge là một sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ ở độ tuổi 50 và trên đó. Được thiết kế để hỗ trợ sức khỏe và cân bằng hormon trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, Femarelle Recharge đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều phụ nữ trên toàn thế giới.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nội tiết tố estrogen giảm đi một cách tự nhiên trong cơ thể phụ nữ, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nóng trong, đổ mồ hôi đêm, giảm ham muốn tình dục, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, chán ăn, tăng cân, và thay đổi tâm trạng. Femarelle Recharge chứa một công thức độc đáo được phát triển dựa trên các nghiên cứu khoa học và sự hiểu biết về sự thay đổi hormon trong cơ thể phụ nữ.
Công thức của Femarelle Recharge bao gồm các thành phần tự nhiên như DT56a, một chiết xuất từ hạt đậu đen, cung cấp các phytoestrogen tự nhiên. Phytoestrogen có khả năng tương tự như estrogen trong cơ thể, giúp điều chỉnh cân bằng hormon và giảm các triệu chứng khó chịu của mãn kinh. Ngoài ra, Femarelle Recharge cũng chứa vitamin D3 và các khoáng chất quan trọng như canxi và magiê, giúp hỗ trợ sức khỏe xương và tăng cường hệ miễn dịch.
Sử dụng Femarelle Recharge theo hướng dẫn của nhà sản xuất có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu của mãn kinh và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Có thể nói rằng, những bệnh thường thấy ở phụ nữ tuổi 50 không khác biệt đáng kể so với độ tuổi 40. Ngoài những bệnh lý ở trên, phụ nữ ở tuổi trung niên cũng cần chú ý đến một số vấn đề khác như bệnh phổi, bệnh Gout, sỏi mật, sỏi thận,…Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là nhận thức được các rủi ro cũng như chú ý, bảo vệ sức khỏe để có thể tiếp tục tận hưởng cuộc sống ở độ tuổi 60.