Các bệnh liên quan, thường gặp về thận
Là bộ phận quan trọng thuộc hệ tiết niệu, có hình dạng hạt đậu, thận thực hiện chức năng thiết yếu chính là lọc máu để loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Thận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp, nồng độ huyết sắc tố, cân bằng điện giải. Tuy nhiên, có rất nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng xấu đến thận của bạn, dưới đây là những bệnh liên quan đến thận phổ biến nhất.
Mục lục
Bệnh thận mãn tính (CKD)
CKD là bệnh lý gây ra tổn thương kéo dài ở thận khiến nó mất khả năng lọc chất thải và chất lỏng ra khỏi máu. Một khi chất thải tích tụ trong cơ thể sẽ gây hại đến sức khỏe người bệnh. Khi đó, chức năng của thận trở nên tồi tệ hơn theo thời gian hoặc cho đến khi thận ngừng hoạt động hoàn toàn. Tình trạng này được gọi là suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối.
Nguyên nhân: Bệnh tiểu đường được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mãn tính. Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như huyết áp cao, bệnh tim và một số bệnh di truyền điển hình như bệnh thận đa nang.
Biểu hiện: Giai đoạn đầu của CKD có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, tuy nhiên khi thận bị tổn thương đáng kể, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng và dấu hiệu như sưng ở bàn chân, chân, mặt hoặc tay, chuột rút cơ bắp, da ngứa khô, đau ngực, tê, hụt hơi, mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, buồn nôn, nôn mửa
Chấn thương thận cấp tính (AKI)
Về các bệnh liên quan đến thận, chấn thương thận cấp tính (AKI) hay còn gọi là suy thận cấp (ARF) cũng là một tình trạng khá phổ biến. AKI gây tổn thương hoặc suy thận trong một khoảng thời gian ngắn. Nó cũng có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác chẳng hạn như tim, phổi và não.
Nguyên nhân: Các nguyên nhân của chấn thương thận cấp tính thường bao gồm bỏng nặng, sốc (hạ huyết áp đột ngột), chảy máu quá nhiều, mất nước nghiêm trọng hoặc sử dụng thuốc. AKI thường xảy ra thường xuyên hơn ở những người lớn tuổi và bệnh nhân nhập viện, nhất là những người cần được chăm sóc đặc biệt.
Biểu hiện: Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Một số người có thể không có triệu chứng, một số người khác lại gặp phải một số vấn đề như lượng nước tiểu giảm, bọng quanh mắt, sưng ở mắt cá và bàn chân, buồn nôn, hụt hơi, mệt mỏi, lú lẫn, đau ngực hoặc áp lực, co giật.
Sỏi thận
Sỏi thận là sự lắng đọng của khoáng chất hoặc muối hình thành bên trong thận. Sỏi có thể hình thận bên trong niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận) hoặc bàng quang (cấu trúc nhận nước tiểu từ thận qua niệu quản). Khi có quá nhiều muối khoáng, chẳng hạn như canxi oxalat, canxi photphat hoặc axit uric trong cơ thể sẽ gây ra sỏi thận.
Nguyên nhân: Chế độ uống không đủ nước, dị dạng bẩm sinh, người bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang, nhiễm trùng vùng sinh dục, nằm một chỗ trong thời gian dài là những nguyên nhân chính gây ra sỏi thận. Bệnh cạnh đó, việc ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat, canxi, dùng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu quay, acetazolamide, thiazide, vitamin C, vitamin D trong thời gian dài cũng góp phần gây ra sỏi thận.
Biểu hiện: Đau ở hai bên sườn, bụng dưới hoặc háng, máu trong nước tiểu (nước tiểu màu hồng, nâu hoặc đỏ), đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, khó đi tiểu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa, sốt kèm theo ớn lạnh (nếu có nhiễm trùng), nhiễm trùng tiết niệu lặp đi lặp lại (UTI).
Nhiễm trùng thận
Hay còn gọi là viêm bể thận, là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) đặc biệt, thường xảy ra ở bất cứ phần nào của đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo). Nhiễm trùng thận thường xảy ra do nhiễm trùng trong đường tiết niệu lan sang một bên hoặc cả hai quả thận. Nó có thể xảy ra đột ngột hoặc mãn tính, gây ra đau đớn và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân: Một số trường hợp ít phổ biến hơn là sự nhiễm trùng lây lan từ các vị trí khác trong cơ thể đến thận qua đường máu hoặc sau phẫu thuật thận.
Biểu hiện: Khoảng hai ngày sau nhiễm trùng, các triệu chứng nhiễm trùng thận sẽ xuất hiện với các biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi. Chúng thường bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, đau ở hai bên sườn, lưng, bụng hoặc háng, tăng tần suất đi tiểu, đau hoặc rát khi đi tiểu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, máu trong nước tiểu (hồng, nâu hoặc đỏ).
U nang thận
U nang thận là bệnh lý để chỉ một túi chứa đầy chất lòng hoặc cấu trúc giống như túi. Nó còn được gọi là u nang thận đơn giản, để phân biệt với tình trạng di truyền gọi là bệnh thận đa nang (PKD) gây ra sự hình thành nhiều u nang làm tổn thương thận. U nang thận có thể kết hợp với các rối loạn làm suy giảm chức năng thận. Bệnh lý này không phải là ung thư và hiếm khi xảy ra vấn đề nghiêm trọng.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của u nang thận đơn giản hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Chúng có thể mắc phải khi bị chấn thương thận khiến chất lỏng tích tụ ở một khu vực nhỏ, dẫn đến hình thành u nang.
Biểu hiện: U nang thận có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào cho đến khi du nang vỡ ra, chảy máu hoặc phát triển lớn hơn và bắt đầu chèn ép các bộ phận lân cận, chẳng hạn như dây thần kinh. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý này bao gồm đau ở hai bên sườn, lưng hoặc bụng, tăng tần suất nước tiểu, máu trong nước tiểu.
Ung thư thận
Ung thư thận xảy ra khi các tế bào trong thận phát triển ngoài tầm kiểm soát. Loại ung thư thận phổ biến nhất được gọi là ung thư biểu mô tế bào thận, chiếm khoảng 90% tổng số ca ung thư thận. Các loại ung thư thận khác bao gồm ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, khối u Wilms (u nguyên bào thận) và sarcoma thận.
Nguyên nhân: Mắc dù lý do gây ung thư thận vẫn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, chẳng hạn như hút thuốc, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư thận, béo phì và cao huyết áp.
Biểu hiện: Ung thư thận thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào cho đến khi nó chuyển sang giai đoạn nặng. Một số các dấu hiệu bệnh nhân thường gặp như máu ở nước tiểu, đau hai bên sườn, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên do, da dẻ nhợt nhạt, ăn mất ngon.
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư là một chứng rối loạn thận khiến cơ thể thỉ quá nhiều protein qua nước tiểu. Hội chứng thận hư thường do tổn thương các mô mạch máu nhỏ trong thận có chức năng lọc chất thải và nước dư thừa từ máu. Tình trạng này gây sưng tấy, đặc biệt ở bàn chân và mắt cá nhân, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.
Nguyên nhân: Hội chứng thận hư xuất hiện khi màng lọc của thận bị viêm, bộ phận này có tác dụng lọc máu cơ thể khi đi qua thận, các cầu thận khỏe mạnh giữ lại protein trong máu, chủ yếu là albumin không đi qua màng lọc.
Biểu hiện: Sưng nghiêm trọng (phù nề), đặc biệt là ở quanh mắt, mắt cá bàn chân, nước tiểu có bọt do thừa protein, tăng cân do giữ nước, mệt mỏi, ăn mất ngon.
Ngoài các bệnh liên quan về thận phổ biến ở trên, còn có một số câu trả lời khác được đưa ra như viêm ống thận cấp, bệnh thận nhiễm mỡ, viêm cầu thận,vv… Hầu hết các bệnh lý này đều diễn biến âm thầm, đến khi bệnh trở nặng người bệnh mới nhận ra. Do đó, với những người có nguy cơ cao như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim, hút thuốc lá, béo phì, tiền sử gia định mắc bệnh thận cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.