Các bài tập thể dục tốt cho những người bệnh trĩ
Đối với những người mắc bệnh trĩ, việc tập luyện thể dục hợp lý, đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho quá trình điều trị. Các bài tập thể dục phù hợp có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ vòng hậu môn, cải thiện nhu động ruột, từ đó hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ bị sa và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Nhờ vậy, người bệnh trĩ có thể nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Mục lục
Người bị trĩ có nên tập thể dục không?
Bệnh trĩ (lòi dom) là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến trực tràng và hậu môn do nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Ở phụ nữ, mang thai và sinh nở cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy không quá nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời, bệnh trĩ có thể dẫn đến những biến chứng đáng kể. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh trĩ. Trong đó, tập luyện thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Nhiều người lo ngại rằng hoạt động thể chất có thể khiến búi trĩ bị kích thích, gây đau và làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tập luyện đúng cách sẽ giúp cải thiện sức mạnh cơ thắt hậu môn, thu nhỏ búi trĩ, giảm tình trạng sung huyết, đồng thời ổn định nhu động ruột và thúc đẩy trao đổi chất. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ ít bị táo bón hơn, giảm áp lực và cảm giác khó chịu khi đi đại tiện. Theo các chuyên gia, tập luyện đều đặn còn giúp việc đại tiện diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế chảy máu do phân ma sát với búi trĩ, đồng thời hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương niêm mạc trực tràng – hậu môn.
Các bài tập thể dục tốt cho người bị trĩ
Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh trĩ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh cần lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân. Dưới đây là 8 bài tập thể dục được áp dụng phổ biến dành cho người bệnh trĩ:
Bài tập đi bộ
Đi bộ là bài tập thể dục phổ biến, đơn giản mà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người bệnh trĩ, bài tập đi bộ cần được thực hiện với một số lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất. So với các bài tập thông thường, bài tập đi bộ cho người bệnh trĩ có phần phức tạp hơn, tác động sâu vào vùng cơ hậu môn và kích thước búi trĩ. Việc luyện tập đều đặn sẽ giúp kích thích hoạt động tiêu hóa hiệu quả, giảm sung huyết búi trĩ và cải thiện cơn đau hậu môn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đứng thẳng người, thả lỏng cơ thể, hai tay xuôi dọc thân người, bàn tay và hàm khép nhẹ.
- Một chân bước lên phía trước như đang đi bộ, đồng thời thót cơ hậu môn.
- Tiếp tục bước chân còn lại và thực hiện động tác thót cơ hậu môn lần 2.
- Duy trì các động tác trên liên tục trong vòng 10 đến 15 phút.
Bài tập cho vùng đan điền
Bài tập tác dụng lực vào vùng đan điền mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe hậu môn và hệ tiêu hóa, đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và táo bón. Bài tập này tác động trực tiếp lên cơ vùng hậu môn, giúp cải thiện sức mạnh và khả năng co thắt, từ đó hỗ trợ làm co búi trĩ một cách tự nhiên. Đối với những người bị táo bón lâu ngày, bài tập này còn giúp kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm áp lực khi đi đại tiện.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị một không gian yên tĩnh, nằm thả lỏng trên giường hoặc sàn nhà, hai tay buông xuôi theo thân người, hai chân duỗi thẳng.
- Hít thở sâu và tập trung vào vùng bụng dưới, nằm cạnh xương mu (vùng đan điền).
- Khi hít vào, thót hậu môn lại, đồng thời co cơ bàn tay, các ngón tay hướng lên trên. Cắn chặt hai hàm răng và giữ nguyên tư thế trong 5 – 7 giây.
- Sau đó thở ra nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi khoảng 1 phút. Lặp lại động tác 20 lần cho mỗi bài tập.
Bài tập nâng hậu môn
Nâng hậu môn là bài tập thể dục đơn giản nhưng mang lại hiệu quả to lớn cho sức khỏe hậu môn, đặc biệt phù hợp cho người bệnh trĩ. Bài tập này có thể thực hiện dễ dàng tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, giúp tăng cường sức mạnh cho cơ vòng hậu môn, từ đó hỗ trợ điều trị rối loạn đại tiện, giảm đau rát và khó khăn khi đi vệ sinh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Ngồi thoải mái trên ghế, hai tay thả lỏng dọc theo thân người, giữ cổ và lưng thẳng.
- Dùng hai tay chống vào eo và đứng lên, đồng thời hít vào và thót nhẹ cơ hậu môn.
- Giữ nguyên tư thế trong 7 – 10 giây, cảm nhận sự co thắt của cơ hậu môn.
- Thở ra và thả lỏng cơ thể, thư giãn trong 5 giây.
- Lặp lại động tác 10 – 20 lần.
Bài tập co thắt phần cơ vòng hậu môn
Giống như bài tập vùng đan điền, bài tập co thắt cơ vòng hậu môn mang lại lợi ích thiết thực trong việc cải thiện hoạt động cơ vòng hậu môn, đặc biệt phù hợp với những người bệnh trĩ có búi trĩ bị sa ra ngoài. Bài tập này tác động trực tiếp lên cơ vòng, giúp đẩy búi trĩ vào trong và hạn chế tình trạng sung huyết hiệu quả. Điểm đặc biệt là bài tập có thể thực hiện ở nhiều tư thế, dù là nằm, ngồi hay đứng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh chọn tư thế thoải mái (nằm, ngồi hoặc đứng) và thả lỏng cơ thể.
- Hít vào thật sâu, đồng thời kẹp chặt đùi và mông. Sau đó, thực hiện động tác co thắt hậu môn giống như khi nhịn đại tiện. Lưu ý uốn nhẹ lưỡi lên hàm trên.
- Giữ nguyên tư thế siết chặt cơ và nhịn thở trong khoảng 10 giây. Sau đó thả lỏng cơ thể, đưa cơ hậu môn và lưỡi về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện động tác 20 – 30 lần, có thể nghỉ 30 giây giữa mỗi lần tập.
Bài tập Sarvanga Asana
Bài tập này giúp giảm thiểu tình trạng ứ đọng máu ở vùng bụng dưới, đồng thời kích thích co bóp cơ bụng và nhu động ruột, từ đó hỗ trợ cải thiện triệu chứng táo bón thường gặp ở người bệnh trĩ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối co áp sát ngực, đồng thời cả hai khuỷu tay chống xuống sàn và mông nâng lên cao.
- Hít sâu, kéo hai đầu gối về phía trước ngực, đồng thời chống khuỷu tay xuống sàn và nâng cao mông hơn.
- Thở ra đều đặn, giữ nguyên tư thế trong 3-5 giây, sau đó duỗi thẳng chân, dồn trọng lượng xuống vai và dùng tay đỡ phần eo để giữ thăng bằng.
- Hít vào, thở ra, đổi bên và thực hiện tương tự.
- Lặp lại động tác nhiều lần, dần dần tăng thời gian giữ tư thế.
Bài tập tăng cường tiêu hóa
Đây là một bài tập đơn giản tác động trực tiếp lên hệ tiêu hóa, giúp tăng cường nhu động ruột, đảm bảo chức năng đường ruột, giảm thiểu tình trạng táo bón và rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể tập luyện vào buổi sáng sớm khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ cũng như kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ và uống đủ nước để tăng hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Ở tư thế chuẩn bị bạn cần đứng thẳng, hai tay thả lỏng, hai chân dang rộng bằng vai.
- Từ từ cúi đầu xuống thấp, cố gắng đưa tay chạm vào mũi chân.
- Hít thở sâu kết hợp đưa lưỡi đánh lên hàm trên.
- Giữ nguyên tư thế cúi, đồng thời thót cơ hậu môn trong 10 giây. Kế đó thực hiện động tác 5 – 10 lần.
Bài tập tư thế con cá
Tư thế Con Cá, hay Matsyasana, là một bài tập yoga nhẹ nhàng mà hiệu quả, được nhiều người yêu thích bởi những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bài tập này giúp mở rộng vùng ngực, vai và cổ, đồng thời cải thiện lưu thông máu và giảm biến chứng cho người bệnh trĩ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trải thảm yoga và nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, khép sát nhau. Đồng thời hai tay đặt bên hông, với lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Hít sâu, kết hợp dùng lực của hai tay để nâng phần ngực cũng như thân trên lên cao, tạo thành một đường cong nhẹ từ đỉnh đầu đến xương cụt. Giữ trọng tâm cơ thể dồn vào hai tay và hai múi hông.
- Hít thở đều đặn, thư giãn cơ thể và giữ nguyên tư thế trong khoảng 4 nhịp thở (tương đương 16-24 giây).
- Thở ra, từ từ hạ thấp thân người xuống sàn, trở về vị trí nằm ngửa ban đầu.
- Lặp lại động tác 5-7 lần, mỗi lần giữ trong 4 nhịp thở.
Bài tập tư thế trồng cây chuối
Tuy có độ khó cao, tư thế Trồng Cây Chuối (Salamba Sarvangasana) lại mang đến vô số lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bài tập này giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn, hạn chế biến chứng bệnh trĩ, cải thiện chức năng phổi và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp toàn thân.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đặt hai khuỷu tay xuống sàn, hai bàn tay nắm lại tạo thành hình tam giác. Người gập về phía trước đảm bảo trán chạm sàn.
- Đặt phần đỉnh đầu xuống sàn, giữ hai tay đan vào nhau để làm trụ. Dùng sức mạnh cơ core để nâng hông và chân lên cao, tạo thành tư thế thẳng đứng như cây chuối.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, hít thở đều đặn. Phần lưng giữ thẳng và dồn trọng lượng lên khuỷu tay.
- Từ từ hạ thấp phần hông và chân xuống sàn, sau đó trở về tư thế quỳ gối ban đầu.
- Lặp lại động tác nhiều lần, tăng dần thời gian giữ tư thế Trồng Cây Chuối.
Hemocyl là viên uống chuyên biệt dùng để điều trị bệnh trĩ, mang lại hiệu quả mà không cần phẫu thuật. Rectovenal Acute là gel bôi trĩ, giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau và viêm.
Một số lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người bị trĩ
Bên cạnh những bài tập đơn giản, một số bài tập chữa bệnh trĩ có thể đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Để đảm bảo an toàn và tập đúng tư thế, bạn nên tham khảo ý kiến của kỹ thuật viên hoặc người thân có kinh nghiệm. Tuyệt đối tránh các bài tập gây áp lực lên vùng hậu môn như đạp xe, cưỡi ngựa, chèo thuyền, tập gym, cử tạ,… Trong quá trình luyện tập, bạn cũng cần lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt. Sau khi tập xong, thay đồ ngay để tránh mồ hôi ẩm ướt gây viêm nhiễm và kích ứng vùng trĩ. Nếu muốn tắm sau khi tập, bạn nên sử dụng nước ấm và ngâm mình trong bồn tắm để giúp xoa dịu và giảm cảm giác đau rát.
Để đạt hiệu quả điều trị trĩ tối ưu, việc tập luyện thường xuyên các bài tập dành riêng cho người bệnh trĩ đóng vai trò quan trọng. Người bệnh khi này cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp song song với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, cũng như tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để kiểm soát bệnh toàn diện và rút ngắn thời gian điều trị.