Bệnh trĩ ngoại: nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán & ngăn ngừa
Một trong những căn bệnh phổ biến liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng là bệnh trĩ ngoại. Vì có các biểu hiện gần giống nhau nên có thể bị nhầm lẫn với trĩ nội có sa búi trĩ. Vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại, nhất là ở giai đoạn nhẹ là rất cần thiết, giúp sớm phát hiện bệnh và kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh trĩ: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Mục lục
Trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là tình trạng có một hoặc nhiều vết sưng mềm, gọi là búi trĩ hình thành dưới da xung quanh hậu môn. Các búi trĩ đó vốn là các mạch máu, do áp lực dẫn đến giãn nở khiến chúng to lên và nhô ra. Đây chính là những búi trĩ khó chịu nhất, có thể gây ngứa, đau và sần. Trĩ ngoại cũng có thể đi kèm với trĩ nội, tạo thành trĩ hỗn hợp.
Cùng với trĩ nội và trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại cũng là một dạng của trĩ. Tuy nhiên, khác với trĩ nội, các búi trĩ thường nằm sâu ở vùng trực tràng hậu môn (trên đường lược) thì đối với trĩ ngoại, các búi trĩ sẽ phát triển dưới da bên ngoài hậu môn (dưới đường lược). Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ đều không đáng lo ngại, tuy nhiên lại có xu hướng gây bất tiện, gây khó chịu và tự ti cho người mắc phải.
Nguyên nhân gây ra trĩ ngoại là gì?
Nguyên nhân gây ra trĩ nội và trĩ ngoại về cơ bản khá giống nhau, chỉ khác vị trí khởi phát bệnh cùng các biểu hiện đi kèm. Một số các yếu tố gây ra và làm gia tăng bệnh trĩ ngoại có thể kể đến như sau:
- Căng thẳng trong khi đi đại tiện: Đây có thể xem là nguyên nhân chính của bệnh trĩ ngoại, cụ thể nó được gây ra bởi chứng táo bón hoặc tiêu chảy ở mức độ nghiêm trọng. Một khi cơ thể cố gắng rặn mạnh để thải phân ra ngoài thì vô tình khiến máu dồn lại một chỗ, gây áp lực và tạo nên trĩ.
- Ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài: Nếu bạn duy trì thói quen ngồi trong toilet để vừa đi đại tiện, vừa lướt web hoặc đọc báo thì càng có nguy cơ bị trĩ ngoại nhiều hơn. Chính thói quen xấu này gây áp lực lên các mô xung quanh trực tràng và hậu môn, khiến các búi trĩ to dần và làm nghiêm trọng các triệu chứng.
- Ngoài ra, trĩ ngoại còn đến từ một số các yếu tố nguy cơ khác như sự suy yếu của các mô hỗ trợ, phụ nữ mang thai, béo phì, nâng vật nặng, chế độ ăn ít chất xơ. Ngoài ra, các biểu hiện của trĩ cũng có thể đến từ thói quen đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, ít uống nước,vv… Nếu bố mẹ bạn đã từng mắc bệnh trĩ, bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn người khác.
Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ
Người bị trĩ ngoại có thể gặp phải một loạt các triệu chứng đến cùng một lúc và nó cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi bị trĩ ngoại, bạn có thể gặp một số các biểu hiện như sau:
- Xuất hiện một hoặc nhiều cục u mềm, màu xanh trên da gần lỗ hậu môn
- Cảm giác ngứa quanh hậu môn hoặc vùng trực tràng
- Đau quanh hậu môn, đặc biệt là khi trĩ khởi phát và khi ngồi xuống
- Máu chảy khi đi vệ sinh, có thể là dính trên giấy vệ sinh hoặc trên bồn cầu.
- Các khối u xung quanh hậu môn có cảm giác như đang bị sưng lên
- Các búi trĩ ngoại lớn thường gây khó khăn cho việc vệ sinh
Ngoài những biểu hiện trên, người bị trĩ ngoại có thể xác định được các dấu hiệu trĩ ngoại ở thể nhẹ như đi ngoài ra máu đỏ tươi, mót rặn ở hậu môn, đau rát hậu môn trong và sau khi đi đại tiện, âm ỉ vùng hậu môn cả ngày, nhất là khi ngồi.
Đối với bệnh nhân trĩ ở thể nặng, các triệu chứng sẽ rõ ràng và nặng nề hơn. Cụ thể là xuất hiện các mô thịt thừa ở hậu môn, búi trĩ màu đỏ hoặc là xanh tím, hậu môn luôn có cảm giác nóng rát. Đặc biệt, có thể dẫn đến trĩ huyết khối, gây đau đớn tột vùng và dễ vỡ khi cọ xát.
Bệnh trĩ ngoại có thể gây ra những biến chứng nào?
Cũng như trĩ nội, bệnh trĩ ngoại nếu như không có sự can thiệp sớm, có thể đi đến các biến chứng nghiêm trọng. Nó không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái, có phần tự ti mà về lâu dài, còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, nếu để tình trạng chảy máu kéo dài, người bệnh có thể bị thiếu máu, dẫn đến chóng mặt, thiếu sức sống. Một khi để trĩ sa nghẹt, nghĩa là búi trĩ trở nên sưng to, căng lên và bọng máu thì có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến hoại tử.
Cạnh đó, ngày càng có nhiều áp lực lên búi trĩ, dễ hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ, không chỉ gây đau đớn mà còn khiến búi trĩ bị hoại tử. Khi búi trĩ thò ra ngoài, tiếp tục với các yếu tố như phân, nước tiểu và bị cọ xát liên tục, rất dễ khiến vùng da quanh hậu môn bị viêm và nhiễm trùng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ ngoại
Để chẩn đoán bệnh trĩ ngoại, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý cũng như các triệu chứng của người bệnh. Một số trường hợp được xác định là trĩ ngoại bằng cách kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn. Ngoài ra, cũng có thể tiến hành nội soi để tìm hiểu các vấn đề bên trong ống hậu môn và trực tràng, bao gồm cả trĩ nội.
Điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, hầu hết các trường hợp, mọi người có thể tự điều trị trĩ ngoại tại nhà và tự khỏi. Thực tế, bệnh trĩ thường không cần điều trị y tế, trừ một số trường hợp búi trĩ to, gây đau đớn cho người bệnh. Nếu bị đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), chẳng hạn như ibuprofen, axit acetylsalicylic (ASA) hoặc acetaminophen.
Các biện pháp khắc phục tại nhà:
Chườm lạnh: Cụ thể, bạn sử dụng một miếng vải có bọc đá và tiến hành chườm lên các búi trĩ mỗi lần không quá 15 phút. Động tác này tuy đơn giản nhưng có thể giảm sưng và đau một cách đáng kể. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ là hãy bọc đá bên trong miếng vải chứ tuyệt đối không nên chườm trực tiếp đá lạnh lên da.
Tắm ngồi: Cách này giúp phần hậu môn của bạn được ngâm hoàn toàn trong nước ấm. Cụ thể, bạn hãy chuẩn bị một chiếc thau lớn để bạn có thể ngồi hoặc nằm trong đó một cách thoải mái. Đổ nước ấm vào đó và cố gắng ngâm trong ít nhất 15 phút sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên ngâm từ 2-3 lần mỗi ngày, nhất là sau khi đi đại tiện, có thể thêm một ít muối Epsom không mùi nếu có sẵn.
Bôi thuốc mỡ hoặc khăn lau: Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ hoặc là khăn có thấm các thành phần tự nhiên như nước cây phỉ hoặc lô hội để nhẹ nhàng lau lên vùng xuất hiện búi trĩ. Cách này được cho là khá hữu hiệu vì giúp giảm sưng và đau do trĩ.
Đồng thời, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, nhóm chất có nhiều trng trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu trong 1 tuần áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà mà các triệu chứng trĩ không biến mất, hoặc thấy máu chảy từ trực tràng, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám.
Điều trị y tế
Đối với các trường hợp được xác nhận là trĩ ngoại ở mức độ nghiêm trọng, không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, gọi là cắt trĩ. Một số các phương pháp loại bỏ trĩ được đưa ra là cắt trĩ bằng tia laser, dao mổ hoặc thiết bị đốt.
Sau phẫu thuật, các bệnh nhân sẽ được cho thuốc theo toa. Các loại thuốc có thể bao gồm nitroglycerin tại chỗ — thuốc mỡ 0,4%, nifedipin bôi, tiêm độc tố botulinum (Botox) vào cơ vòng hậu môn. Đây là những việc làm cần thiết để tránh nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành đồng thời ngăn ngừa trĩ tái phát.
Hemocyl là một sản phẩm được sử dụng trong điều trị trĩ ngoại, một tình trạng khá phổ biến gặp phải trong cộng đồng. Hemocyl là một giải pháp tiên tiến và hiệu quả để giảm triệu chứng và giúp làm giảm sự khó chịu do trĩ ngoại gây ra. Với công thức độc đáo và thành phần tự nhiên, Hemocyl không chỉ giúp làm giảm sưng đau, ngứa và chảy máu mà còn hỗ trợ trong việc phục hồi mô mềm xung quanh vùng trĩ. Sản phẩm này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được các chuyên gia y tế khuyên dùng như một phương pháp không phẫu thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị trĩ ngoại.
Làm cách nào để ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại?
Không có một phương pháp phòng ngừa riêng biệt cho bệnh trĩ ngoại, chỉ có thể là áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bệnh trĩ nói chung, bao gồm cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
- Tránh ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài, tránh ra sức rặn khi đi đại tiện
- Tránh táo bón bằng cách nhiều nhiều rau xanh và chất xơ, uống nhiều nước và các loại thuốc giúp mềm phần hoặc nhuận tràng.
- Tránh ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
- Không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, cứ cách 30 phút lại đứng dậy đi lại vận động một lần.
- Kích thích nhu động ruột bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Tránh khuân vác vật nặng, luyện tập hoặc hoạt động quá sức gây áp lực lên vùng trực tràng hậu môn.
- Bổ sung các thực phẩm giàu collagen, chẳng hạn như rong biển, cá ngừ, cá hồi,…
Trĩ ngoại là một tình trạng phổ biến, thường tự biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần. Nếu không may gặp phải các triệu chứng của trĩ, bạn chỉ cần thực hiện một số bước để giảm tỉ lệ táo bón cũng như căng thẳng khi đi tiêu. Đây được xem là cách nhanh nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất để ngăn ngừa trĩ cũng như giảm bớt các triệu chứng trước đó.