Bệnh hen suyễn có lây không?
Cùng với COPD, ung thư phổi, hen suyễn cũng là một trong những bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất. Không chỉ gây ra sự khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống mà hen suyễn, nếu không kịp thời điều trị có thể đi đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như tâm phế mãn tính, suy hô hấp,… Vì vậy, nhiều người vẫn mắc mắc không biết liệu bệnh hen suyễn có lây không? Có di truyền không? Nếu có thì nguy cơ lây bệnh cao không, hen suyễn lây qua đường nào?
Mục lục
- Bệnh hen suyễn là bệnh gì?
- Các triệu chứng của bệnh hen suyễn là gì?
- Nguyên nhân bị hen suyễn là gì?
- Bệnh hen suyễn có lây hay không?
- Hen suyễn có lây qua đường hôn nhau hay không?
- Bệnh hen suyễn có di truyền hay không?
- Có an toàn khi ở gần những người mắc hen suyễn không?
- Viêm phổi do hen suyễn có lây không?
- Bệnh hen suyễn có chữa được không?
- Làm thế nào để ngăn ngừa các cơn hen bùng phát?
Bệnh hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn được biết đến là một bệnh mãn tính phổ biến hiện nay, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, cụ thể là đường dẫn khí, hay còn gọi là phế quản, nơi mà không khí đi vào và đi ra khỏi phổi. Một khi đường dẫn khí bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp, ra gây hiện tượng khó thở, thở dốc, nó được gọi là cơn hen.
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn là gì?
Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà dấu hiệu hen suyễn cũng không giống nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể xác định hen suyễn thông qua một số các triệu chứng điển hình có thể kể đến như ho hoặc ho thường xuyên, thở khò khè, khó thở, tức hoặc đau ở ngực, rối loạn giấc ngủ do khó thở. Nếu gặp phải những triệu chứng này và chúng tái đi tái lại nhiều lần, có thể bạn đang bị hen suyễn.
Khi bị hen suyễn, bệnh nhân thường xuyên bị hành hạ bởi các cơn hen. Khi đó, đường thở bị sưng lên dẫn đến co thắt lại, mặt khác sự tăng tiết chất nhầy khiến cho phế quản bị tắc nghẽn hoặc trở nên thu hẹp. Bạn có thể nhận biết các đợt hen cấp tính bởi một số các đặc điểm như các triệu chứng trước đó tái phát nặng hơn, nhiều lần dùng ống hít khẩn cấp nhưng không đỡ, khó nói do thở gấp, không thể thực hiện bất cứ hoạt động thể chất nào.
Nguyên nhân bị hen suyễn là gì?
Hen suyễn khá phổ biến, nó thường xuất hiện lần đầu trong thời thơ ấu của mỗi người, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Tại Mỹ, cứ khoảng 13 người thì có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn. Theo đó, nguyên nhân gây ra hen suyễn được xác định là do các yếu tố môi trường, điển hình như việc tiếp xúc với bụi hoặc khói có thể gây ra các cơn hen ở một số người.
Ngoài ra, một số các nguyên nhân khác cũng gây khởi phát cơn hen bao gồm vi khuẩn, virus, hoạt động thể chất quá sức, không khí lạnh, một số loại thuốc như chen beta, aspirin, ibuprofen, tinh thần bị stress, xúc động, lo lắng, trào ngược dạ dày thực quản.
Các tác nhân khác nhau có thể gây ra những loại hen suyễn khác nhau. Nó có thể là hen suyễn khởi phát ở người lớn, co thắt phế quản do gắng sức (EIB), hen suyễn nghề nghiệp, chồng chéo hen suyễn – COPD, hen suyễn không dị ứng, hen suyễn dị ứng, hen suyễn ở trẻ. Một số triệu chứng hen suyễn có thể giống với các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn không lây từ người này sang người khác.
Bệnh hen suyễn có lây hay không?
Hen suyễn được xếp vào nhóm bệnh liên quan đến đường hô hấp, cùng với cúm, sởi, lao phổi và một số các bệnh lý khác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm, vì thế không lây truyền từ người này sang người khác, dù là qua đường nước bọt, tiếp xúc tay chân hay hô hấp.
Nguyên nhân được xác định là hen suyễn thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mãn tính vô khuẩn, nó không gây ra bởi bất kỳ virus hay vi khuẩn nào. Tuy nhiên, một số các yếu tố như nhiễm virus đường hô hấp, chẳng hạn như cúm, cảm lạnh có thể gây ra các biến chứng cho bệnh nhân hen suyễn.
Hen suyễn có lây qua đường hôn nhau hay không?
Như đã nói đến ở trên, hen suyễn là một bệnh lý mãn tính, vì vậy chúng không lây qua đường hôn nhau hay bất cứ các con đường nào khác. Tuy nhiên, hôn nhau có thể lây lan một số bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn như bệnh bạch cầu đơn nhân, cúm và một số loại virus khác.
Bệnh hen suyễn có di truyền hay không?
Cùng với câu hỏi bệnh hen suyễn có lây không, nhiều người cũng tỏ ra mắc mắc không biết hen suyễn có di truyền không. Câu trả lời là hen suyễn có tính di truyền. Điều đó có nghĩa rằng, nếu bố hoặc mẹ bị hen suyễn thì con sinh ra có khả năng mắc bệnh đến 30-35%. Đồng thời, nếu cả bố và mẹ đều đồng thời mắc bệnh, tỉ lệ này có thể tăng lên đến 50-70%. Ngược lại, nếu như trong gia đình không có ai mắc hen suyễn thì trẻ em mắc bệnh này chỉ khoảng 10-15%.
Có an toàn khi ở gần những người mắc hen suyễn không?
Câu trả lời có có, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi ở cạnh những người bị bệnh hen suyễn. Dù cho họ có thả ra các hạt virus, điều đó cũng không hề lây lan bệnh hay ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh dễ bị kích thích lên cơn hen suyễn, bạn cần lưu ý để họ tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu người thân hoặc bạn bè của bạn bị hen suyễn do tiếp xúc với lông thú cưng, hãy tránh mang theo chó của bạn khi đến thăm họ.
Viêm phổi do hen suyễn có lây không?
Viêm phổi được biết đến là một truyền nhiễm trong thời gian ngắn, không giống như bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, người bệnh hen suyễn có nhiều khả năng bị viêm phổi và các bệnh liên quan đến phổi khác so với những người không bị hen suyễn. Tuy bệnh hen suyễn không lây nhưng viêm phổi lại có thể lây nhiễm và thường cần điều trị bằng kháng sinh để khắc phục các triệu chứng.
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Hiện nay, đối với bệnh hen suyễn là một bệnh mãn tính vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để. Bù lại, nếu điều trị đúng cách có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Khi đó, đối với những trường hợp không có hoặc rất ít triệu chứng, người bệnh có thể sinh hoạt, làm việc một cách bình thường. Ngược lại, đối với các trường hợp nặng, tái đi tái lại nhiều lần, nếu không kịp thời điều trị hoặc điều trị sai cách,
Người bệnh hoàn toàn có thể sống hòa bình với bệnh hen suyễn nếu biết cách cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như hạn chế các cơn hen xảy ra. Việc tuân thủ điều trị cũng như đánh giá định kỳ tình trạng bệnh là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với người bệnh. Theo đó, cần tránh các yếu tố khởi phát cơn hen, dùng thuốc đúng cách và có chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý. Để kiểm soát các cơn hen, bệnh nhân có thể sử dụng đến các thuốc cắt cơn hen như albuterol dạng xịt họng hoặc khí dung.
Làm thế nào để ngăn ngừa các cơn hen bùng phát?
Các cơn hen ở mức độ nặng chính là nguyên nhân đe dọa đến tính mạng của người bệnh hen suyễn. Bên cạnh việc luôn cất giữa các thuốc cắt cơn bên mình, người bệnh cần lưu ý một số các vấn đề nhằm giúp kiểm soát cơn hen một cách tốt nhất.
- Không uống rượu bia, uống đủ 2-3 lít nước/ ngày
- Tránh xa các chất dễ gây kích ứng như khói, bụi, nấm mốc
- Hạn chế tiếp xúc các mùi lạ, lông thú cưng, phấn hoa, áo lông vũ
- Thăm khám định kỳ, sử dụng thuốc đúng cách do bác sĩ kê toa, không tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc
Qua những thông tin đã chia sẻ trên, hy vọng mọi người đã có cho mình câu trả lời thích đáng cho câu hỏi bệnh hen suyễn có lây không. Nhìn chúng, bệnh lý này không có gì đáng lo ngại, quan trọng là người bệnh cần nhận thức được biểu hiện của các cơn hen cấp, hen mức độ trung bình và nặng để có bức xử lý tốt nhằm tránh đi đến những diễn tiến nặng hơn của bệnh.