Ai dễ bị mắc bệnh trĩ? Đối tượng nào là chủ yếu
Là một căn bệnh phổ biến nên ai dễ bị mắc bệnh trĩ, những đối tượng nào chủ yếu là các vấn đề được quan tâm nhiều. Vậy thì theo bạn những ai mới có nguy cơ dễ bị bệnh trĩ và bạn có nằm trong danh sách các đối tượng nên lưu ý hay không? Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời dành cho bạn.
Mục lục
Tỷ lệ mắc bệnh trĩ tăng cao ở đối tượng trẻ tuổi
Theo nhiều nghiên cứu y học được thực hiện trong nước đã cho thấy bệnh trĩ có tỷ lệ người mắc ở Việt Nam rất cao, lên đến hơn 50%, đặc biệt trong số bệnh nhân có chiều hướng tăng cao và ngày càng trẻ hoá. Nếu như lúc trước thì đối tượng bị trĩ thường là người cao tuổi do cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn trở nên lỏng lẻo, thì hiện nay số người mắc trĩ trong độ tuổi trẻ hơn lại đang chiếm phần đông. Một số báo cáo đã cho thấy kết quả độ tuổi mắc bệnh trĩ trung bình ở Việt Nam là những người khoảng 45 tuổi.
Những ai dễ bị mắc bệnh trĩ, chủ yếu là đối tượng nào?
Theo kết quả thống kê thì có khoảng 30% – 50% dân số Việt Nam bị bệnh trĩ và độ tuổi cũng đang trẻ hoá dần. Khi các tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh phần hậu môn bị phình giãn quá mức sẽ gây ra bệnh trĩ. Lý do là tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, dẫn đến việc máu đi đến đây sẽ không lưu thông được nữa, bị ứ đọng làm cho tĩnh mạch giãn, phình to ra. Nếu thắc mắc ai dễ bị mắc bệnh trĩ thì các đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao, cần phải lưu ý.
- Dân làm việc văn phòng
Nếu hỏi ai dễ bị mắc bệnh trĩ nhất thì dân văn phòng sẽ là đối tượng được nhắc đến nhiều nhất. Cũng không quá khó hiểu khi những người làm việc trong văn phòng chiếm tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất. Đầu tiên là vì đặc thù công việc phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động nên sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể. Đó cũng là nguyên nhân chính gây ra việc dân văn phòng sẽ dễ mắc bệnh trĩ nhất cũng như là táo bón.
Ngoài ra thì việc uống không đủ nước hay chế độ ăn uống không lành mạnh như hay ăn thức ăn nhanh, thiếu chất xơ,… rồi cũng có người nhịn đại tiện vì bận xử lý công việc quá nhiều hay là căng thẳng do áp lực công việc cũng sẽ gây nên trĩ hay táo bón cho dân văn phòng.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú cũng là đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ và bị táo bón. Vì trong thời gian mang thai thì tử cung của họ sẽ mở rộng làm tăng áp lực tĩnh mạch khu vực hậu môn. Áp lực tăng cao làm ảnh hưởng đến sự hồi lưu máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết và mở rộng ra. Từ đó sẽ làm đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt nên gây ra lý do những thai phụ sẽ bị trĩ. Bệnh táo bón trong lúc mang thai cũng là bệnh thường gặp. Đơn giản là do phụ nữ lúc này cần phải bổ sung nhiều canxi và sắt cũng như lại ít vận động hơn lúc bình thường. Nên sẽ dễ táo bón dẫn đến nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.
Với những phụ nữ đang trong thời gian cho con bú cũng dễ mắc bệnh trĩ, táo bón chính là do hậu quả của quá trình mang thai để lại. Đồng thời trong thời gian cho con bú thì người mẹ thường có thói quen kiêng khem trong chế độ ăn uống, sinh hoạt. Điều này càng làm tăng nguy cơ dễ mắc bệnh trĩ hơn.
- Tài xế, lái xe
Cũng giống với dân văn phòng, những người có công việc ngồi nhiều như tài xế lái xe cũng dễ mắc trĩ do đặc thù tính chất công việc. Ngoài việc phải ngồi lâu thì họ cũng thường nhịn đi đại tiện vì không có thời gian hay điều kiện lái xe đường dài không cho phép. Từ đó đã làm mất dần phản xạ đại tiện, ảnh hưởng đến nhịp độ và tần suất của đại tiện nên dễ gây táo bón thường xuyên và dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, thì tài xế hay công nhân cũng thường hay uống cà phê, hút thuốc và chế độ ăn không đảm bảo đủ chất xơ cũng làm họ dễ bị táo bón và bị trĩ hơn.
- Công nhân làm việc nặng
Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng, công nhân xây dựng,…) cũng là đối tượng nên lưu ý. Vì công việc nặng nhọc đó sẽ làm cho áp lực trong ổ bụng, nhất là áp lực tĩnh mạch trực tràng hậu môn tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm làm các mạch này bị chùng dãn, gây ra bệnh trĩ. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không điều độ hay lành mạnh cũng là yếu tố góp phần gây ra táo bón với trĩ.
- Người lười vận động, lười tập thể dục thể thao, đi cầu lâu
Những ai có thói quen lười vận động sẽ làm gia tăng áp lực lên phần hậu môn, trực tràng của cơ thể. Điều này sẽ khiến cho các tĩnh mạch bị giãn nở dần ra và hình thành các búi trĩ. Từ đó gây nên các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Những người có thói quen đi cầu lâu, hay đem báo, laptop, điện thoại ngồi đọc khi đi cầu cũng là đối tượng nên thay đổi thói quen này. Bởi vì đây là một thói quen không tốt và làm tăng nguy cơ mắc trĩ do ngồi lâu tại một chỗ.
- Người bị táo bón kinh niên, viêm đại tràng mãn tính
Khi mắc những bệnh này, bệnh nhân đi cầu cần phải rặn mạnh làm áp lực trong ống hậu môn tăng lên. Từ đó khiến tĩnh mạch hậu môn bị căng lên khi phân đi qua. Việc dồn áp lực lên hệ tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng này sẽ khiến chúng bị giãn nở quá mức và bị cọ xát mạnh. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch vùng này bị mất trương lực, dễ chảy máu nếu bị cọ xát mạnh vào thành hậu môn. Táo bón lâu ngày với viêm đại tràng mãn tính chính là các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.
Ngoài ra, người mắc các bệnh viêm phế quản gây ho nhiều, suy tim, xơ gan (các nguyên nhân làm tăng áp lực trong ổ bụng ), hội chứng lỵ, sa sàn chậu, những u bướu vùng hậu môn trực tràng cũng có thể mắc trĩ. Tuy nhiên, số này chỉ chiếm ít phần trăm người bị bệnh trĩ, không phổ biến và nhiều như những đối tượng đã liệt kê phía trên.
Những cách phòng ngừa bệnh trĩ
Dù bạn có thuộc những đối tượng dễ bị mắc bệnh trĩ hay không thì cũng nhớ thực hiện những cách phòng ngừa bệnh trĩ như sau để tránh nguy cơ gặp các vấn đề về táo bón, tiêu hoá cũng như ảnh hưởng đến việc sinh hoạt thường ngày.
- Hạn chế việc ngồi quá lâu một chỗ hay một tư thế mà nên thay đổi, có thể đứng lên đi lại khoảng 5 phút sau khi đã ngồi tầm 30 phút – 1 giờ.
- Tăng cường vận động bằng cách đi bộ, leo cầu thang thường xuyên.
- Luyện tập thể dục trong khả năng để giúp cải thiện lưu thông máu, đặc biệt đến các vùng hậu môn và trực tràng.
- Để hạn chế việc táo bón thì nên ăn nhiều rau xanh, ăn ít đồ chiên dầu mỡ, hạn chế uống bia rượu, ít hút thuốc lá, uống đủ nước và bổ sung trái cây.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng lúc và chỉ trong khoảng thời gian nhất định, không nên ngồi quá lâu.
- Nếu bạn có những dấu hiệu như đi ngoài ra máu, táo bón kéo dài, đau rát hậu môn,… thì nên đi khám sớm để tránh việc bệnh lâu ngày dẫn đến điều trị sẽ khó khăn hơn.
Những thông tin trên là để giải đáp cho câu hỏi ai dễ bị mắc bệnh trĩ nhất, đối tượng nào có nguy cơ nhiều hơn. Bệnh trĩ khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, khiến người bệnh luôn ở trong tâm trạng không thoải mái. Vậy nên dù bạn có thuộc trong nhóm đối tượng đó hay không thì cũng nhớ có kế hoạch sinh hoạt cũng như vận động hợp lý để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh trĩ. Điều đó cũng giúp cơ thể chúng ta khoẻ mạnh hơn, có cuộc sống thoải mái và nhẹ nhàng hơn.