9 câu hỏi cần phải biết về COPD
COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để chỉ một nhóm bệnh gây tắc nghẽn luồng khí và các vấn đề liên quan đến hô hấp. Là một căn bệnh nguy hiểm, diễn tiến nhanh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, tràn khí màng phổi. Dưới đây là list 9 câu hỏi về COPD ai cũng cần biết.
Mục lục
- COPD là bệnh gì?
- Bệnh COPD được chia làm mấy loại?
- Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh nhân COPD là gì?
- Nguyên nhân chính dẫn đến COPD là gì?
- Bệnh COPD tiến triển nhanh hay chậm?
- Có cách nào giúp nhận biết COPD tại nhà không?
- Nếu không điều trị kịp thời COPD gây ra biến chứng gì?
- Bệnh COPD có chữa khỏi được không?
- Cách để sống hòa bình với COPD
COPD là bệnh gì?
COPD, hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là bệnh lý viêm phổi mãn tính gây ra bởi luồng không khí bị tắc từ phổi. Được biết, căn bệnh này hiện đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới, bởi sự gia tăng việc hút thuốc lá ở các nước đang phát triển. Người bị COPD thường cảm thấy khó thở, bởi do đường thở bị hẹp, có thể dẫn đến suy hô hấp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Mỗi năm, ước tính có hơn 3.2 triệu ca tử vong và con số này vẫn tiếp tục tăng lên qua từng năm. Ở Việt Nam, bệnh COPD thường xảy ra ở người từ 40 tuổi, với tỉ lệ tử vong ở nam là 7.1% và ở nữ là 1.9%. Điều đó cho thấy, mức độ nguy hiểm của COPD cao hơn rất nhiều so với các bệnh lý khác hiện nay.
Bệnh COPD được chia làm mấy loại?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chia làm 2 dạng, đó là viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Dưới đây là cách phân biệt từng loại:
+ Viêm phế quản mạn tính: Là tình trạng viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản. Khi đó, các lớp niêm mạc bị sưng tấy, đỏ và chứa các chất nhầy, đây cũng là nguyên nhân gây đường thở hẹp. Người bị viêm phế quản mạn tính thường ho dai dẳng.
+ Khí phế thủng: Là tình trạng các túi phổi bị tổn thương, theo thời gian các thành của túi khí bị yếu đi và vỡ ra. Đó chính là lý do tạo ra các khoảng không khí lớn thay vì nhiều khoang nhỏ. Chính điều này làm giảm diện tích bề mặt phổi, dẫn đến giảm lượng oxy đi vào máu. Hầu hết người bị khí phế thũng cũng bị viêm phế quản mãn tính.
Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh nhân COPD là gì?
Các triệu chứng COPD ở mỗi người bệnh là khác nhau. Tuy nhiên, phần người sẽ gặp phải các triệu chứng được cho là phổ biến nhất là ho mãn tính, tiết nước bọt hoặc chất nhảy, mệt mỏi và khó thở (nhất là khi gắng sức). Các triệu chứng này sẽ tiến triển từ nhẹ đến nặng, một số trường hợp có các biểu hiện nặng và các đợt cấp thường xuyên.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân COPD mức độ nặng có thể kèm theo các triệu chứng khác, ít gặp hơn như giảm cân, sưng mắt cá chân do tích tụ chất lỏng (phù nề), đau ngực và ho ra máu. Những triệu chứng này thường chỉ xảy ra khi COPD đang đạt đến giai đoạn tiến triển mạnh.
Nguyên nhân chính dẫn đến COPD là gì?
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cứ 10 người thì có đến 9 người bị COPD do yếu tố này. Các chuyên gia cho biết, các hóa chất độc hại có trong khói thuốc lá có thể làm hỏng niêm mạch phổi và đường thở. Một số nghiên cứu khác cho thấy rằng, việc tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc COPD.
Ngoài ra, việc hít phải bụi và một số hóa chất tại nơi làm việc cũng làm hỏng phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm trong thời gian dài cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của phổi, có liên quan đến COPD. Bên cạnh đó, một người có khả năng mắc bệnh COPD nhiều hơn nếu họ hút thuốc và có người thân mắc bệnh này.
Bệnh COPD tiến triển nhanh hay chậm?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tiến triển hết sức thầm lặng, hầu hết bệnh nhân đều không biết mình bị COPD cho đến khi xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như khó thở. Khi đó, chỉ đi khám và thực hiện các chẩn đoán lâm sàng mới biết thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Đặc biệt, mỗi khi có đợt cấp do bội nhiễm hoặc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả nhồi máu cơ tim.
Có cách nào giúp nhận biết COPD tại nhà không?
Hầu hết người bệnh chỉ đến khi thấy các dấu hiệu trở nên mới đi khám và phát hiện bị COPD. Tuy nhiên, mỗi chúng ta hoàn toàn đều có thể tự tầm soát được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ngay tại nhà bằng cách xem xét một số các biển hiện đặc trưng. Ví dụ, bạn có bị ho nhiều lần trong ngày không, có khạc ra đờm không, có khó thở không, có đang hút thuốc không, có đang ở độ tuổi trên 40 không. Nếu phần lớn câu là trả là có, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có cơ hội điều trị sớm.
Nếu không điều trị kịp thời COPD gây ra biến chứng gì?
COPD là bệnh lý mãn tính không chữa khỏi hoàn toàn, người mắc bệnh phải sống chung với nó suốt đời. Theo các bác sĩ, đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nếu không phát hiện và kịp thời điều trị, nó có thể ảnh hưởng và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi đó, tình trạng khó thở tăng dần theo thời gian, gây hạn chế trong lao động, tập luyện và nhất là sinh hoạt tình dục.
Biến chứng của COPD có thể phát triển tại bất kỳ thời điểm nào, vì vậy người bệnh cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe và bệnh lý của mình. COPD ở diễn tiến nặng sẽ gây ra một số các biến chứng nghiêm trọng như các đợt cấp, nhiễm trùng phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, tràn khí màng phổi, suy tim, rung tâm nhĩ, loãng xương, tay chân yếu. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy suy nhược cơ thể, với lý do như sụt cân, giảm khối lượng cơ, mệt mỏi, khó ngủ,…
Bệnh COPD có chữa khỏi được không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh đột ngột xấu đi (các đợt cấp). Điều cần làm là bỏ thuốc lá, tránh xa sự ô nhiễm không khí và tiêm vắc xin. COPD có thể được điều trị bằng thuốc, oxy và các phương pháp phục hồi chức năng phổi (các chương trình tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng, cách kiểm soát bệnh).
Một số phương pháp điều trị có sẵn cho bệnh nhân COPD được đưa ra, trong đó phương pháp điều trị chính là thuốc dạng hít giúp giảm sưng và mở rộng đường hô hấp. Ngoài ra, còn có corticosteroid dạng hít để giảm viêm đường thở và ngăn ngừa bùng phát, trong khi đó steroid đường uống được sử dụng cho những người có triệu chứng xấu đi đột ngột, mặc dù đã điều trị thông thường.
Clearwayz là một sản phẩm hỗ trợ quan trọng trong việc quản lý bệnh COPD. Bằng cách làm thông thoáng đường thở, làm giảm tắc nghẽn, giảm kích ứng và viêm nhiễm, Clearwayz mang lại sự thoải mái và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị khó thở do bệnh COPD. Nhờ vào tính chất làm ẩm và làm mềm, sản phẩm này giúp làm mềm đào hạn nhờn trong phế quản và đào hạn nhớt trong các tổ chức mũi, giúp làm thông thoáng đường thở. Điều này cung cấp sự giảm bớt cho những người bị khó thở do bệnh COPD, cho phép họ thở dễ dàng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Cách để sống hòa bình với COPD
Nếu không thể thoát khỏi COPD, bạn vẫn có thể sống chung với nó bằng cách thay đổi lối sống. Theo đó, từ bỏ thuốc lá là điều quan trọng nhất cần làm, thêm vào đó nên tránh khói thuốc lá thụ động hoặc là khói từ bếp lửa. Bên cạnh đó, ăn uống đúng cách và tập thể thao cũng giúp cải thiện rất tốt các triệu chứng của COPD. Uống thuốc đúng cách, luyện nhịp thở, tránh nhiễm trùng, nghỉ ngơi nhiều hơn là điều mà bệnh nhân COPD nên chú ý.
Những câu hỏi về bệnh COPD trên đây hy vọng sẽ là những thông tin mà mọi người đang tìm kiếm. Theo đó, bệnh nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, việc điều trị trở nên dễ dàng, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Với những bệnh nhân khi nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng của COPD, tốt nhất nên đến bệnh viện ngay lập tức để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.