6 bệnh có thể là nguyên nhân của việc đi tiêu ra máu
Phân có máu còn được gọi là chảy máu trực tràng, có thể là triệu chứng của tình trạng bệnh lý: một số là lành tính, một số lại ác tính. Có thể thể máu ở bồn cầu, máu dính trên phân hoặc chỉ trên giấy vệ sinh sau khi lau. Máu có thể có màu đỏ tươi, màu đỏ sẫm hoặc thậm chí là màu tối. Vậy việc đi vệ sinh ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn thấy có máu trong phân. Và bệnh trĩ thì nó được xem là bệnh lành tính.
Trĩ là một cụm mách máu bình thường nằm ở trực tràng của cơ thể chúng ta. Ai cũng có, và những gì mà chúng ta nghĩ về bệnh trĩ thực sự là bệnh trĩ bị viêm bởi các mạch máu vẫn luôn ở đó, nó có bị viêm hay không mà thôi. Nhiều người mắc bệnh trĩ thấy một lượng máu đỏ trên phân, trên bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu.
Một số cách giúp ngăn ngừa bệnh trĩ cơ bản:
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ
- Sở dụng thuốc làm mềm phân hoặc chất bổ sung chất xơ
- Uống đủ nước
- Tránh rặn khi đi đại tiện
- Tránh ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu
Hemocyl là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ dễ dàng và thuận tiện nhất hiện nay. Hemocyl là giải pháp đột phá trong quản lý bệnh trĩ mà không cần phẫu thuật (trừ khi có chỉ định bắt buộc của bác sĩ). Với 2 viên trước khi ăn sáng 30 phút trong 14 ngày liên tục, liệu trình đầu tiên sẽ giúp cải thiện phần lớn các triệu chứng, kéo dài ít nhất 6 tháng.
Nứt hậu môn
Nứt hậu môn là những vết cắt nhỏ xảy ra ở hậu môn. Một tiến sĩ y khoa giải thích rằng “nó giống như khi bạn mở miệng thật rộng và bạn sẽ dễ bị một vết nứ ở khoé miệng. Vết nứt ở khoé miệng thường gây đau và chảy máu. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các vết nứt hậu môn”. Nứt hậu môn nó vốn dĩ giống như rách da nên khá là đau và khó chịu.
Trên thực tế, sự khác biệt đáng chú ý giữa chảy máu do bệnh trĩ và chảy máu do nứt hậu môn chính là cơ đau. Nếu đi đại tiện thấy đau và có màu thì có thể bạn đã bị nứt hậu môn.
Vết nứt hậu môn có thể xảy ra vì nhiều lý do: bị táo bón, bị căng thẳng mãn tính, rặn mạnh khi đi cầu,… Ngoài ra nứt hậu mốn cũng xảy ra khi bị tiêu chảy mãn tính và với phụ nữ sau khi sinh con.
Vết nứt hậu môn có khả năng chảy máu đỏ tươi và bạn có thể nhìn thấy trên giấy vệ sinh tuỳ thuộc vào độ lớn nhỏ của vết rách hoặc vị trí rách.
Một số cách giúp ngăn ngừa nứt hậu môn:
- Sử dụng thuốc nhuận tràng nếu phân cứng
- Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn
Bệnh viêm ruột (IBD)
Tiêu chảy ra máu cũng là dấu hiệu của bệnh viêm ruôt (IBD), một thuật ngữ chung để chỉ về các rối loạn gây viêm mãn tính trong đường tiêu hóa.
Bệnh viêm ruột (IBD) là một tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát trong đường ruột. Bệnh này bao gồm hai dạng phổ biến: bệnh đại tràng viêm loét (ulcerative colitis) và bệnh viêm đại tràng (Crohn’s disease).
Bệnh đại tràng viêm loét chỉ ảnh hưởng đến niêm mạc đại tràng và hậu môn. Các triệu chứng của bệnh đại tràng viêm loét bao gồm tiêu chảy có máu, đau bụng, cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong việc giữ chặt. Bệnh viêm đại tràng là bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, từ miệng cho đến hậu môn.
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chảy máu đại tràng, giảm cân, mệt mỏi và sốt. IBD là một bệnh lý khá phức tạp và không có nguyên nhân cụ thể. Mặc dù không có phương pháp điều trị hoàn toàn cho IBD, nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng cách:
- Không hút thuốc
- Tầm soát ung thư đại trực tràng và cổ tử cung
- Kiểm tra mật độ xương
- Chế độ ăn lành mạnh
Nhiễm trùng
“E. coli và các vi khuẩn khác gây nhiễm trùng xâm lấn, cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tiêu chảy ra máu”. Nhiễm trùng có thể gây ra phân có máu bao gồm:
- Nhiễm trùng GI: Các loại nhiễm trùng GI phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng bao gồm viêm đại tràng nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm .
- Viêm túi thừa: Một loại nhiễm trùng khác xảy ra khi túi thừa (mô phình ở thành đại tràng) hình thành và bị viêm. Nếu một người bị chảy máu đáng kể do viêm túi thừa , đôi khi họ sẽ cần phẫu thuật để ngăn tình trạng này tái diễn.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh lậu, chlamydia, mụn rộp và giang mai là những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng.
Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng GI bằng cách thực hành vệ sinh tốt. Và bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách thực hành tình dục an toàn và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn và âm đạo).
Ung thư đại trực tràng
Một trong những nguyên nhân đáng sợ nhất của tiêu chảy ra máu là ung thư đại trực tràng. Mặc dù trước đây mọi người tin rằng ung thư đại trực tràng chỉ xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng giờ đây các nhà chuyên gia y khoa cho hay trên thực tế những người trẻ và trẻ hơn đã được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng. Sự gia tăng ung thư đại trực tràng ở những người trẻ tuổi là một lý do quan trọng khiến bạn nên đi khám bác sĩ nếu nhận thấy có máu trong phân. Tốt nhất là loại trừ ung thư hơn là chờ xem tình trạng chảy máu có trầm trọng hơn không.
Khi bạn có người lớn bị chảy máu trực tràng không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có liên quan đến giảm cân hoặc nếu họ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột kết hoặc bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác, họ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa vì đó có thể là ung thư.
Ung thư đại trực tràng có thể gây tiêu chảy hoặc phân có máu khi khối u rò rỉ máu. Toàn bộ khối u sẽ tiếp tục phát triển; để làm như vậy, chúng thâm nhập vào nguồn cung cấp máu của bạn để hút tất cả chất dinh dưỡng.
Khi chúng ở trong đường tiêu hóa của bạn, chúng có thể rỉ máu mà bạn có thể nhìn thấy bên trong bồn cầu hoặc điều đó có thể khiến phân của bạn sẫm màu hơn bình thường. Nếu bạn nhận thấy phân có màu nâu sẫm hoặc đen hoặc máu đỏ tươi trên khăn giấy, đó có thể là triệu chứng của ung thư đại trực tràng.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ của mình về việc khám sàng lọc ung thư đại trực tràng định kỳ, bắt đầu từ tuổi 45. Khám sàng lọc sớm có thể giúp phát hiện các polyp tiền ung thư trước khi ung thư tiến triển.
Các bước khác mà bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng bao gồm:
- Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh: giảm số lượng chất béo động vật và tăng số lượng trái cây, rau và ngũ cốc
- Dùng aspirin liều thấp
- Tập thể dục thường xuyên
- Giảm bia rượu
- Không hút thuốc
Loét
Loét là vết loét chậm lành hoặc tiếp tục quay lại. Và giống như viêm loét đại tràng, vết loét hình thành do các rối loạn khác có thể gây tiêu chảy ra máu. Tuy nhiên, những loại loét này rất hiếm. Nó được gọi là hội chứng loét trực tràng đơn độc (SRUS). Bạn có những vết loét lớn này trong ruột kết, đặc biệt là ở trực tràng.
Ngoài chảy máu trực tràng, nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của SRUS phổ biến nhất bao gồm:
- Chất nhầy chảy ra từ trực tràng
- Căng thẳng quá mức trong thời gian dài
- Đau ở vùng đáy chậu và bụng
- Táo bón
- Sa trực tràng (xảy ra khi một phần ruột già trượt ra ngoài qua hậu môn)
Máu trong phân có thể do một số nguyên nhân—bao gồm viêm, nhiễm trùng, trĩ, nứt hậu môn, loét hoặc ung thư đại trực tràng. Hầu hết những nguyên nhân gây chảy máu trực tràng không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy có máu trong phân, hãy liên hệ với bác sĩ của mình.