10 câu hỏi cần biết về chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một trong những hội chứng rất được quan tâm trong vài năm trở lại đây. Tuy không được nhắc đến nhiều, song thực tế nó có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong ở cả người lớn và trẻ em. Dưới đây là 10 câu hỏi về chứng ngưng thở khi ngủ đã được các bác sĩ đưa ra nhằm nâng cao hơn mức độ nhận biết của công dân Việt Nam cũng như các nhân viên y tế.
Mục lục
- Ngưng thở khi ngủ là hội chứng gì?
- Phân loại ngưng thở khi ngủ như thế nào?
- Nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ có những biểu hiện gì?
- Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?
- Những ai dễ bị chứng ngưng thở khi ngủ nhiều nhất?
- Cần làm gì để cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ?
- Làm thế nào để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ?
- Nếu không được điều trị, chứng ngưng thở gây ra biến chứng và rủi ro nào?
- Cách tự tầm soát bệnh ngưng thở khi ngủ tại nhà
Ngưng thở khi ngủ là hội chứng gì?
Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA )được cho là triệu chứng rối loạn giấc ngủ khi đó hơi thở ngừng lại trong một khoảng thời gian ngắn sau đó thở lại. Hội chứng này thường phổ biến hơn ở nam giới. Đặc biệt là những người lớn tuổi, béo phì có nguy cơ hơn. Hầu hết những người mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ ngáy cảm thấy mệt mỏi sau một giấc ngủ cả đêm.
Phân loại ngưng thở khi ngủ như thế nào?
Dựa vào biểu hiện cũng như mức độ nguy hiểm mà người ta chia chứng ngưng thở khi ngủ thành 3 loại. Đó là ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ trung ương và ngưng thở khi ngủ phức tạp.
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): Khi đó đường hô hấp trên bị tắc nghẽn hoàn toàn, kéo dài hơn 10 giây và tình trạng này thường lặp đi lại lại nhiều lần trong đêm. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy không thể thở được và giật mình gây thức giấc.
- Ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA): Là một rối loạn trong giấc ngủ, tuy nhiên CSA sẽ ít gặp hơn so với OSA. Hội chứng này xảy ra khi trung tâm hô hấp có sự bất ổn khiến cho não không kịp gửi tín hiệu đến để kiểm soát hoạt động của hơi thở.
- Ngưng thở khi ngủ phức tạp: Đây chính là loại thứ ba, là tổng hợp của cả hai loại ở phía trên. Nghĩa là, một người đồng thời có thể bị cả ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn và bị ngưng thở khi ngủ trung ương.
Nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hay ngưng thở khi ngủ do trung ương đến từ những nguyên nhân riêng biệt. Trong trường hợp do tắc nghẽn, có thể hiểu đó là do các cơ ở vị trí phía sau cổ hỏng thư giãn trong khi ngủ, làm thu hẹp không gian luồng không khí đi qua. Khi đường thở bị thu hẹp và trở nên tắt nghẽn, không nhận đủ oxy dẫn đến hiện tượng ngáy.
Trong khi đó, ngưng thở khi ngủ trung ương là do có vấn đề ở cách não giao tiếp với các bộ phận hô hấp. Khi đó, một phần của bộ não, gọi là thân não nhận biết không đúng mức carbon dioxide trong cơ thể khi ngủ. Đó là lý do dẫn đến các đợt thở lặp đi lặp lại một cách chậm và nông hơn.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có những biểu hiện gì?
Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và trung ương đôi khi xuất hiện chồng chéo lên nhau, gây khó khăn cho việc xác định bạn thuộc loại nào. Dưới đây là một số các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý này.
- Ngáy to, nhất là khi nằm ngửa, giảm khi nằm nghiêng
- Thở hổn hển trong khi ngủ
- Thức dậy với một cái miệng khô khóc
- Nhức đầu vào buổi sáng sau khi thức dậy
- Khó ngủ, được gọi là chứng mất ngủ
- Ban ngày buồn ngủ quá mức
- Khó chú ý khi tỉnh táo
- Cáu gắt
Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?
Thực tế, hội chứng này có thể làm gián đoạn nghiêm trọng cuộc sống của bạn cũng như tăng nguy cơ mắc một số các vấn đề, có thể đe dọa đến tính mạng. Dù không gây ra những biến chứng nguy hiểm song người bị chứng ngưng thở khi ngủ thường không có một giấc ngủ ngon, họ thường cảm thấy mệt mỏi. Khi đó, một số trường hợp mệt mỏi dẫn đến ngủ gật vào ban ngày, dễ dẫn đến các tai nạn cũng như ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
Những ai dễ bị chứng ngưng thở khi ngủ nhiều nhất?
Một số các nghiên cứu cho thấy, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn xảy ra ở nam giới gấp đôi phụ nữ, chủ yếu nằm ở độ tuổi từ 18 đến 60. Ngoài ra, một số nhóm người cũng có nguy cơ cao hơn là người béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, người nghiện thuốc lá và rượu nặng, người có lối sống tĩnh tại, người trong gia đình có tiền sử bị bệnh.
Cần làm gì để cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ?
Không có cách nào để đảm bảo rằng mỗi người sẽ không bị ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro mắc bệnh. Điều quan trọng là bạn phải có một lối sống lành mạnh, năng động, bao gồm cả việc tránh uống rượu, hút thuốc cũng như có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, cần duy trì cân nặng khỏe mạnh phù hợp với độ tuổi, chiều cao. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa chứng ngưng thở khi ngủ mà còn đem đến vô vàn các lợi ích khác cho sức khỏe.
Làm thế nào để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ?
Có rất nhiều phương pháp để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Hầu hết các trường hợp, người bệnh cần thay đổi lối sống để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt hơn. Cụ thể là giảm cân và loại bỏ thuốc lá.
Ngoài ra, một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất chính là sử dụng thiết bị CPAP. Đây là máy thở áp lực dương để bệnh nhân đeo vào người ban đêm. Khi đó, nhờ vào áp lực mà đường thở mở ra, giúp bệnh nhân dễ dàng thở hơn. Cạnh đó, có một lựa chọn khách đó là thiết bị nha khoa, giúp định vị lại hàm và lưỡi tạo điều kiện cho bệnh nhân thở tốt hơn.
Trong trường hợp, nếu áp dụng các phương pháp trên không hiệu quả hoặc là khi phát hiện các bất thường về thể chất ở cổ họng, các bác sĩ có thể sẽ khuyên phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật sẽ được thực hiện ở đường hô hấp trên, nhằm để loại bỏ các mô thừa trong đường thở.
Clearwayz là một sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đặc biệt được thiết kế để ngăn ngừa chứng ngưng thở khi ngủ. Với công nghệ tiên tiến, Clearwayz giúp làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp và tăng cường thông khí, đảm bảo luồng không khí thông suốt khi bạn đang ngủ. Sử dụng Clearwayz giúp duy trì việc hô hấp tự nhiên, giảm nguy cơ chứng ngưng thở và các vấn đề liên quan đến hô hấp trong giấc ngủ. Điều này giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn, tăng cường sức khỏe và năng suất hàng ngày. Với Clearwayz, bạn có thể tránh được những phiền toái và tác động tiêu cực của chứng ngưng thở khi ngủ, mang lại sự thoải mái và an toàn cho giấc ngủ của bạn.
Nếu không được điều trị, chứng ngưng thở gây ra biến chứng và rủi ro nào?
Ngưng thở khi ngủ mặc dù không gây ra tử vong ngay lập tức nhưng nó là một tình trạng khá nguy hiểm. Nếu để kéo dài và không kịp điều trị, có thể gây ra các biến chứng khác nhau, trong đó có các biến chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là một số các biến chứng thường gặp cho hội chứng này.
Tổn thương tim và gây suy tim: Việc ngưng thở khi ngủ vô tình gây gia tăng sự áp lực lên các mạch máu quanh tim cũng như một số buồng tim. Chính sự gia tăng áp lực đó khiến cho tim của bạn trở nên căng thẳng, từ đó gây tổn thương cho chính cơ tim.
Rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung tâm nhĩ: Rung tâm nhĩ được coi là một rối loạn nhịp tim nguy hiểm, bởi nó làm gián đoạn dòng máu chảy qua buồng tim bên trái của bạn. Nếu kéo dài quá lâu, sự gián đoạn đó khiến máu dồn lại, gây ra cục máu đông. Khi đó, nó có thể ra khỏi tim và đi thẳng lên não, gây ra đột quỵ.
Đột tử do tim: Chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra một số các rối loạn nhịp tim và đột tử do tim là một trong số đó. Đột tử do tim, hay còn gọi là SCD là một thuật ngữ để chỉ một cái chết đột ngột, bất ngờ do mất chức năng tim, cũng chính là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất.
Buồn ngủ vào ban ngày: Mặc dù, buồn ngủ vào ban ngày có vẻ như không gây nguy hiểm, song thực tế nó lại cực kỳ nguy hại. Chứng ngưng thở khi ngủ gây ra sự thức giấc liên tục, khiến cho người bệnh dễ bị buồn ngủ vào ban ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xuất hiện khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc thì rất nguy hiểm, nó có thể gây ra tai nạn, làm bị thương hoặc tử vong cho chính bạn hoặc những người xung quanh.
Cách tự tầm soát bệnh ngưng thở khi ngủ tại nhà
Thay vì đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, mỗi người đều có thể tự biết bản thân mình đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Để tự tầm soát mình, bạn cần trả lời một số câu hỏi. Ví dụ như mình có ngáy to khi ngủ không, có cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày không, có ai chứng kiến cơn ngừng thở khi ngủ của bạn không, có bị huyết áp không, chỉ số BMI có trên 35 không, bạn có phải là nam không, bạn có chỉ số vòng cổ trên 40cm không,… Nếu phần lớn câu trả lời là có thì nguy cơ bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.
Ngáy to có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng trong giấc ngủ, tuy nhiên không phải ai bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng ngáy. Vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn ngủ và cáu kỉnh, hãy đến gặp bác sĩ, họ sẽ hỏi thăm và tiến hành chẩn đoán để đưa ra quyết định cuối cùng là bạn có bị mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ hay không.