Trào ngược dạ dày thực quản: nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn liên quan đến đường tiêu hóa, xảy ra khi dịch dạ dày có tính axit hoặc thức ăn, chất lỏng trào ngược từ dạ dày vào thực quản. GERD được cho là ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Đặc biệt, bệnh trở nên nghiêm trọng vào mùa đông, có thể gây tái phát và trở nặng. Vì vậy, cần phải hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên do cũng như tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm.
Mục lục
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi liên tục di chuyển ngược lên thực quản. Những chất này đôi khi chứa quá nhiều axit có thể gây kích ứng thực quản. Nhiều người thỉnh thoảng có thể gặp phải các tình huống như trào ngược axit, khó tiêu hoặc ợ chua. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trào ngược axit xuất hiện nhiều hơn 2 lần mỗi tuần, người đó có thể đang mắc GERD.
Được biết, những người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh GERD cao hơn. Khi cơn hen bùng phát cũng là lúc cơ thắt thực quản dưới giãn ra, khiến các chất trong dạ dày chảy ngược trở lại thực quản. Một số loại thuốc điều trị hen suyễn, đặc biệt là theophylline, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Ngược lại, trào ngược axit cũng có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ, bằng cách kích thích đường thở và phổ. Trong môi trường khói và không khí lạnh, sự kích ứng này có thể gây ra sự phản ứng dị ứng, làm cho đường hô hấp trở nên nhạy cảm hơn.
Theo thống kê, có khoảng 10 đến 20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời. Tại Mỹ, GERD ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số nước họ. Dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị, nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng trào ngược thực quản dạ dày ở người lớn
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản đó là chứng ợ nóng dai dẳng, có thể bao gồm:
- Cảm giác nóng rát trong dạ dày, có thể lan lên ngực, cổ và cổ họng
- Nôn ra chất lỏng có vị chua hoạc đắng ở cổ họng hoặc miệng
Trào ngược thức ăn hoặc chất lỏng từ dạ dày vào miệng
Sự kết hợp giữa chứng ợ nóng và trào ngược chính là biểu hiện chung của bệnh trào ngược dạ dạy thực quản, có thể xác nhận ngay mà không cần đến xét nghiệm. Bên cạnh đó, GERD cũng xuất hiện với một số các triệu chứng ít phổ biến hơn là:
- Cảm giác no hoặc có khối u ở phía sau cổ họng (gọi là cảm giác globus)
- Ho mãn tính
- Giọng khàn khàn
- Hơi thở hôi
Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng báo động liên quan đến GERD. Các triệu chứng này thường dai dẳng, càng ngày càng trầm trọng hơn và đôi khi cũng chỉ ra một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Chúng có thể bao gồm chứng khó nuốt, đau khi nuốt, buồn nôn hoặc nôn mửa, giảm cân, thiếu máu, chảy máu.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Việc trẻ sơ sinh thỉnh thoảng nôn hoặc nôn ra thức ăn là điều bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp bé thường xuyên khạc nhổ hoặc nôn mửa, đó có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản. Khi đó, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu của GERD ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Từ chối ăn
- Khó nuốt
- Nghẹt thở
- Ợ hơi hoặc nấc cụt
- Khó chịu hoặc cong lưng trong và sau khi ăn
- Sụt cân hoặc tăng trưởng kém
- Ho tái phát hoặc viêm phổi
- Khó ngủ
Để chẩn đoán GERD, một số các xét nghiệm có thể được thực hiện, bao gồm chụp X – quang hệ tiêu hóa trên, nội soi (kiểm tra bên trong thực quản), xét nghiệm axit lưu động (theo dõi lượng axit trong thực quản), đo trở kháng thực quản (đo chuyển động của các chất trong thực quản).
Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày
Do sự hoạt động không đúng cách của LES
GERD thường gây ra sự trào ngược axit, điều đó có thể đến từ việc cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động không đúng cách. LES được biết là một dải cơ tròn nằm ở cuối thực quản. Khi nuốt, nó sẽ thư giãn và mở ra để thức ăn và chất lỏng đi từ miệng đến dạ dày. Sau đó, nóng thắt chặt và đóng lại.
Hiện tượng trào ngược axit xảy ra khi LES không thắt chặt lại hoặc đóng đúng cách. Điều này vô tình cho phép dịch tiêu hóa cũng như các chất khác trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Được biết, LES hoạt động không bình thường nếu như gặp phải một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như bị thoát vị khe hoành, thường xuyên ăn nhiều bữa, nằm ngay sau khi ăn.
Một số các yếu tố khác
Yếu tố về lối sống: Có thể góp phần gây trào ngược dai dẳng kèm theo viêm thực quản. Chúng thường bao gồm hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, ăn nhiều bữa trước khi nằm, sử dụng nhiều thuốc chống viêm không steroid như aspirin và ibuprofen.
Yếu tố về sức khỏe: Béo phì, thai kỳ, rối loạn mô liên kết, tuổi già đều có thể góp phần gây ra GERD. Bên cạnh đó, một số các vấn đề về sức khỏe khác cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Chúng bao gồm sự lo lắng, thai kỳ, bệnh hen suyễn, hội chứng ruột kích thích, rượu bia.
Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Những thay đổi trong lối sống
Để kiểm soát cũng như làm giảm các triệu chứng của GERD, người bệnh cần thực hiện một số các biện pháp khắc phục tại nhà và thói quen trong sinh hoạt, bao gồm:
- Thường xuyên luyện các bài tập thở
- Tiêu thụ các thực phẩm và chất lỏng giúp điều trị chứng trào ngược axit, chẳng hạn như rau, gừng, bột yến mạch,vv…
- Nỗ lực duy trì cân nặng ở mức vừa phải
- Bỏ hút thuốc lá, nếu không thể bỏ, bạn cần tránh ăn những bữa ăn no, nhất vào vào buổi tối
- Sau khi ăn no, đợi 2-3 tiếng mới được nằm
- Nâng cao đầu trong khi ngủ
- Tránh một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen (Aavil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve, Naprosyn)
Thuốc điều trị
Nếu những sự thay đổi về lối sống không khiến bệnh GERD thuyên giảm, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc nhằm mục đích giảm tiết axit dạ dày. Chúng có thể bao gồm một số loại thuốc sau:
- Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)
- Thuốc kháng axit
- Thuốc chẹn thụ thể H2
Các loại thuốc kê đơn và không kê đơn khác, chúng hoạt động chậm hơn thuốc kháng axit tuy nhiên lại giúp giảm đau lâu hơn.
Phẫu thuật
- Trong hầu hết các trường hợp, sự kết hợp giữa chiến lược về lối sống và thuốc men là đủ để ngăn ngừa các giảm bớt các triệu chứng của GERD. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mà áp dụng các phương pháp này không làm giảm các triệu chứng hoặc đã xuất hiện các biến chứng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật.
- Phẫu thuật fundoplication (Nissen): Nhằm mục đích để củng cố cơ vòng thực quản dưới
- Hệ thống quản lý trào ngược LINX
- Phẫu thuật giảm cân
Cách ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản
Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng trào ngược axit bằng một số thay đổi trong lối sống. Dưới đây là một số cách tự nhiên để giảm trào ngược axit và ợ nóng, tất cả đều được khoa học nghiên cứu chứng minh.
- Ngủ nghiêng về bên trái
- Kê đầu giường cao hơn
- Ăn tối sớm hơn
- Ăn nhiều bữa nhỏ
- Duy trì cân nặng vừa phải
- Thực hiện chế độ ăn kiêng low-carb
- Hạn chế uống rượu
- Tránh các thực phẩm có tính axit cao
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thường không quá nghiêm trọng, chỉ cần có những thay đổi tích cực trong lối sống, người bệnh có thể thoát khỏi chúng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, GERD đôi khi còn có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như loét thực quản, lép thực quản, Barrett thực quản hay các vấn đề về phổi. Vì vậy, nếu nghi ngờ bị GERD với các triệu chứng nặng dần, hãy đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.