Thời tiết chuyển mùa và bệnh đường hô hấp: giải pháp giảm ho khó thở, thở khò khè có đờm ở người lớn
Các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp thường tăng lên khi thời tiết chuyển mùa, gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè có đờm ở người lớn. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần có giải pháp bảo vệ đường hô hấp, phòng ngừa từ trước khi chuyển mùa.
Thời tiết thay đổi thất thường có thế tác động đến hệ miễn dịch vì cơ thể thường quen thuộc với một kiểu khí hậu nhất định nên khi có những thay đổi đột ngột, chúng cần phải cố gắng thích ứng. Khi chưa kịp điều chỉnh, một số vấn đề sức khỏe có thể xảy ra, thường thấy nhất là các bệnh về hô hấp. Triệu chứng phổ biến liên quan đến những vấn đề hô hấp trong thời điểm chuyển mùa ở người lớn là ho khó thở, thở khò khè, có đờm.
Mục lục
Thời tiết chuyển mùa có thể gây ra các bệnh đường hô hấp nào?
Thời tiết chuyển mùa khi nhiệt độ bỗng nhiên tăng lên hay hạ thấp có thể gây kích ứng đến đường hô hấp đầu tiên. Các bệnh đường hô hấp thường tăng cao trong khoảng giao mùa gồm:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Hiện tượng nhiễm trùng đường hô hấp do virus tăng theo mùa đã được ghi nhận từ lâu khi các đợt dịch cảm lạnh, cúm mùa thường xảy ra vào các tháng mùa đông. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến thời gian tồn tại, khả năng lây truyền của virus cũng khiến cho nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn.
Thời tiết quá nóng hay quá lạnh cũng tác động đến phản ứng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng thường gặp là:
- Ho, có thể có đờm
- Sốt
- Khàn giọng, thở khò khè
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi
- Đau họng
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Các vấn đề mạn tính về xoang và họng khiến thở khò khè có đờm
Thời tiết chuyển mùa có thể khiến cho độ ẩm không khí đao động, đồng thời xuất hiện thêm các tác nhân gây kích ứng theo mùa như phấn hoa, nấm mốc, bụi,… khiến cho bạn dễ mắc phải các vấn đề mạn tính ở xoang và họng.
Viêm xoang mạn tính khiến cho lớp niêm mạc xoang bên trong mũi bị viêm sưng lên, dẫn đến các triệu chứng như:
- Sổ mũi, tăng tiết dịch nhầy có kết cấu đặc hơn, có màu khác thường (đờm)
- Chảy dịch mũi sau
- Nghẹt mũi gây khó thở, thở khò khè
- Cảm thấy đau nhức, nhạy cảm, sưng ở quanh mắt, hai bên gò má, mũi hoặc trán
- Mất vị giác, khứu giác tạm thời.
Hen suyễn theo mùa gây ho khó thở
Không khí chuyển lạnh lúc giao mùa có thể kích thích cơn hen suyễn. Người bệnh nên chuẩn bị máy xông khí dung hoặc thuốc điều trị để tránh các cơn ho khó thở bùng phát khi thời tiết chuyển mùa.
Hệ miễn dịch hô hấp phản ứng với không khí lạnh có thể khiến đường thở hẹp lại, đôi khi co thắt chặt ở những người bệnh hen suyễn gây khó thở, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, bạn cần có biện pháp phòng ngừa trước để tăng cường sức khỏe hô hấp.
Viêm phế quản do không khí lạnh
Không khí lạnh cũng có thể làm tăng khả năng bị viêm phế quản cấp tính do nhiễm phải virus hoặc vi khuẩn. Triệu chứng thường thấy nhất là ho, có thể có hoặc không có đờm. Bên cạnh đó, người bệnh còn biểu hiện một số dấu hiệu khác:
- Đau nhức ở ngực
- Mệt mỏi
- Đau họng
- Đau đầu nhẹ
- Đau nhức cơ thể.
Dị ứng theo mùa (do phấn hoa)
Dị ứng theo mùa là một tình trạng rất phổ biến khi thời tiết chuyển sang mùa xuân – mùa sinh sản của nhiều loài thực vật khiến cho phấn hoa xuất hiện nhiều trong không khí. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng này, bạn sẽ có các triệu chứng sau:
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Ngứa mũi, mắt và họng
- Chảy nước mũi, chảy nước mắt
- Ho, thở khò khè
- Chảy dịch mũi sau
- Mệt mỏi.
Cảm lạnh, cúm mùa
Thời tiết chuyển mùa cũng là thời điểm dễ lây nhiễm cảm lạnh, cảm cúm. Triệu chứng cảm, cúm nói chung thường thấy gồm:
- Sốt, ớn lạnh
- Ho
- Đau rát họng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Đau nhức cơ thể
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Có thể khó thở, thở khò khè.
Nhìn chung, thời tiết chuyển mùa thường khiến đường hô hấp dễ bị viêm nhiễm, làm tăng tiết dịch nhầy, chảy dịch mũi sau, từ đó gây ho có thể có đờm, khó thở, thở khò khè.
Lý do thời tiết chuyển mùa gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Thời tiết chuyển mùa ngày càng thất thường do biến đổi khí hậu trong những năm gần đây sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe hô hấp vì:
- Trực tiếp thúc đẩy hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh đường hô hấp.
- Tăng mức độ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh đường hô hấp (phấn hoa, chất gây dị ứng, nấm mốc, bụi mịn,…).
Đặc biệt, những người đã mắc bệnh tim phổi từ trước có nguy cơ bệnh nặng hơn do biến đổi khí hậu. Sự biến đổi này khiến cho thời tiết ngày càng cực đoan hơn với những đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ thay đổi, mùa phấn hoa dài hơn, ô nhiễm không khí, bão lụt, mùa đông khắc nghiệt. Tất cả đều tác động đến sức khỏe hô hấp, với các bệnh lý đáng chú ý là hen suyễn, viêm xoang, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nhiễm trùng đường hô hấp.
Thời tiết nóng hay lạnh đều gây tác động đến hệ hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng hô hấp thường xảy ra nhiều hơn ở nhiệt độ thấp được cho là do phản ứng bảo vệ bên trong mũi bị ức chế vào thời tiết lạnh, khiến khả năng nhiễm trùng cao hơn. Mặt khác, không khí lạnh khiến mọi người có xu hướng tụ tập cùng nhau và tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh dễ lây lan hơn. Các yếu tố môi trường thay đổi theo thời tiết cũng ảnh hưởng đến khả năng sống sót và lây truyền của các virus gây bệnh hô hấp.
Đâu là giải pháp giảm ho, thở khò khè có đờm ở người lớn nhanh chóng?
Trước hết, bạn cần có biện pháp phòng ngừa các tác động của thay đổi thời tiết đến hệ hô hấp để giảm thiểu khả năng gặp phải các triệu chứng ho khó thở, thở khò khè có đờm:
- Giữ ấm hoặc làm mát cơ thể, uống đủ nước.
- Hạn chế ra ngoài trời khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc những ngày có chất lượng không khí kém.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước hoặc nước rửa tay khô (nồng độ cồn ít nhất 60%).
- Giữ khoảng cách với những người đang bị nhiễm trùng hô hấp (cảm lạnh, cúm,…).
- Cải thiện chất lượng không khí trong nhà, nên sử dụng máy lọc không khí có màng lọc HEPA.
Cùng với đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ miễn dịch hô hấp, cũng như giúp giảm nhanh các triệu chứng ho khó thở, giảm viêm, giảm tiết dịch nhầy. Thông thường, các sản phẩm chứa thành phần chống dị ứng hay thuốc xịt mũi họng có thể giúp giảm bớt triệu chứng tạm thời nhưng thường kèm theo một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô họng, làm mỏng niêm mạc hoặc dùng lâu gây ra tình trạng lờn, giảm hiệu quả sử dụng.
Hiểu được những bất lợi đó, thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp Clearwayz dạng viên nang cứng được sản xuất với sự kết hợp thành phần độc đáo gồm:
- Chiết xuất hạt nho
- Hỗn hợp pha trộn độc quyền Cellular Targeted:
- L-Arginine
- Choline bitartrate
- Whey protein isolate (milk)
- Bột vỏ quế
- Chiết xuất ca cao
- Chiết xuất lá bạch quả
- L-Glutamine
- L-Leucine
- L-Cysteine HCl
Các thành phần này đều hữu ích đối với hệ hô hấp, chẳng hạn như chiết xuất hạt nho có khả năng chống oxy hóa cao giúp bảo vệ tế bào hô hấp khỏi tổn thương hiệu cùng công nghệ “nhắm trúng đích” Cellular Targeted đem những thành phần hoạt chất đến được tế bào hô hấp, tăng cường hiệu quả bảo vệ lên nhiều lần. Các amino acid (L-Arginine, L-Glutamine, L-Leucine, L-Cysteine) làm tăng sản xuất NO nội sinh, duy trì sức khỏe đường hô hấp phối hợp với những hoạt chất khác giúp vận chuyển dịch nhầy ra khỏi đường thở, giảm tình trạng thở khò khè có đờm ở người lớn.
Sử dụng viên uống Clearwayz là một giải pháp vô cùng phù hợp khi thời tiết chuyển mùa, nhất là ở những người đang có bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, COPD, viêm mũi dị ứng,… Sản phẩm được mệnh danh là đa tác dụng với khả năng giảm viêm – tăng miễn dịch – cải thiện hô hấp, cùng những ưu điểm vượt trội như:
- Cải thiện triệu chứng khó thở chỉ sau 30 phút sử dụng
- Thành phần tự nhiên, không gây tác dụng phụ và không làm giảm tác dụng khi dùng lâu dài
- Đã được chứng minh hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng
- Phòng ngừa, cải thiện tình trạng bệnh hô hấp mạn tính ở người lớn, người cao tuổi, người có nguy cơ cao khi thời tiết chuyển mùa
Những người mắc bệnh hô hấp mạn tính khi dùng Clearwayz để giảm các triệu chứng ho khó thở, thở khò khè có đờm nên dùng với liệu trình 6 tuần, uống mỗi ngày 2 viên sẽ mang lại kết quả tối ưu.
Nguồn tham khảo
- Can a sudden change in the weather affect your health? https://www.piedmont.org/living-real-change/can-a-sudden-change-in-the-weather-affect-your-health Ngày truy cập 16/12/2024
- Upper Respiratory Infection https://my.clevelandclinic.org/health/articles/4022-upper-respiratory-infection Ngày truy cập 16/12/2024
- Chronic sinusitis https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-sinusitis/symptoms-causes/syc-20351661 Ngày truy cập 16/12/2024
- Chest Cold (Acute Bronchitis) Basics https://www.cdc.gov/acute-bronchitis/about/index.html Ngày truy cập 16/12/2024
- Seasonal Allergies (Allergic Rhinitis) https://www.yalemedicine.org/conditions/seasonal-allergies Ngày truy cập 16/12/2024
- Cold Versus Flu https://www.cdc.gov/flu/about/coldflu.html Ngày truy cập 16/12/2024
- Why Upper Respiratory Infections Are More Common in Colder Temperatures https://hms.harvard.edu/news/why-upper-respiratory-infections-are-more-common-colder-temperatures Ngày truy cập 16/12/2024
- Impact of ambient temperature on respiratory disease: a case-crossover study in Seoul https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10845516/ Ngày truy cập 16/12/2024
- Seasonality of Respiratory Viral Infections https://www.annualreviews.org/docserver/fulltext/virology/7/1/annurev-virology-012420-022445.pdf?expires=1733319135&id=id&accname=guest&checksum=313FCCC70BB54EB3F489493D1664C975 Ngày truy cập 16/12/2024
- Climate Change and the Health of Older Adults https://www.epa.gov/climateimpacts/climate-change-and-health-older-adults Ngày truy cập 16/12/2024
- Climate change and respiratory diseases https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9487563/ Ngày truy cập 16/12/2024
- Protecting Yourself This Respiratory Virus Season https://www.lung.org/blog/respiratory-virus-season-prevention Ngày truy cập 16/12/2024