Thở khò khè là bệnh gì? Nguyên nhân & cách điều trị
Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thở khò khè là một hiện tượng khá thường xuyên, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đối với người lớn, chứng thở khò khè lại không phổ biến, nó có thể khởi nguồn từ một bệnh lý nào đó. Vậy, thở khò khè là triệu chứng bệnh gì, cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin cụ thể sau đây.
Mục lục
Thở khò khè là gì?
Thở khò khè, có thể hiểu là một âm thanh liên tục, nhịp nhàng phát ra từ trong lồng ngực khi thử. Đôi khi, bạn thấy nó khá giống tiếng huýt sáo. Triệu chứng này có thể nói là kết quả của hiện tượng hẹp đường dẫn khí trong lòng ngực và giới hạn luồng khí thở ra. Hiện tượng khó thở, thở khò sẽ biểu hiện rõ ràng hơn khi người bệnh nằm xuống.
Hiện tượng thở khò khè có thể đi kèm với một số các triệu chứng khác như các cơn thở dốc, khó thở, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và cảm nhận đường thở của mình trở nên bị khô hơn. Đặc biệt, nếu bệnh nhân bị thở khò khè, kèm theo bị ho, mất giọng, có cảm giác tức ngực, khó chịu thì tuyệt đối không nên bỏ qua. Bởi đó là những dấu hiệu đặc trưng, cho thấy cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý nào đó.
Nguyên nhân của thở khò khè là gì?
Có thể nói, thở khò khè là một dấu hiệu cho thấy người bệnh đang gặp vấn đề có liên quan đến đường hô hấp. Để xác định bệnh một cách chi tiết và cụ thể hơn, cần đánh giá toàn diện người bệnh cũng như là các đặc điểm của thở khò khè. Theo các chuyên gia, nó có thể đến từ nhiều nguyên nhân sau đây:
Hen suyễn
Đây là một bệnh lý mạn tính của đường dẫn khí ở phổi. Dễ thấy các biểu hiện đi kèm như khó thở, thở khò khè, tức ngực, thường thở nhanh và gấp. Nguyên nhân người bị hen bị thở khò khè là do ống phế quản bị viêm, dẫn đến đường hô hấp hẹp đi. Khi đó, các tiểu phế quản hẹp lại, khiến cho việc hít thở của người bệnh trở nên khó khăn, không được thông suốt, gây ra sự khò khè nhất định.
Ở một khía cạnh khác, thở khò khè ở người bệnh hen đôi khi cũng đến từ việc dư thừa chất nhầy trong đường thở. Khi đó, để giảm thiểu tình trạng này, họ thường cố gắng khạc mạnh để tống đờm ra ngoài giúp thoải mái hơn.
Viêm phế quản
Một số các vấn đề của phế quản như viêm, sưng ống phế quản cũng như đường dẫn khí giữa miệng, mũi và phổi cũng gây ra hiện tượng thở khò khè, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ nhỏ có thể đến từ sự ô nhiễm không khí, khói bụi và các vi rút đơn bào hô hấp RSV.
Bệnh tim
Chứng khò khè không hẳn là hoàn toàn thuộc về đường hô hấp, một số trường hợp nó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Điển hình nhất vẫn là bệnh hen tim, đó là sự tích tụ các chất dịch trong phổi, dẫn đến làm tắt nghẽn đường thở, gây suy tim trái. Khi đó, nó có thể gây ra các triệu chứng giống như hen suyễn, bạn cần phân biệt rõ.
Hút thuốc
Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng thở khò khè. Việc hút thuốc liên tục khiến cho các chất như hắc ín, carbon monoxide, nitrosamines cùng một số hóa chất khác tổng hợp lại, gây ra co thắt đường thở. Đó gọi là cứng phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khiến luồng khí thở ra bị giới hạn, từ đó gây ra các triệu chứng như tổn thương phế nang, ho, khó thở và thở khò khè.
Bệnh viêm phổi
Hầu hết các bệnh về phổi đều được chẩn đoán là gây ra tăng tiết dịch nhầy, gây viêm và tổn thương phổi, khó thở. Đặc biệt, bệnh viêm phổi sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn như thở khò khè, kèm với đó là ớn lạnh, sốt cao, khó thở và ho. Yếu tố gây bệnh thường được xác định là vi khuẩn và vi rút. Khi đó, các chất nhầy kết hợp với chất lỏng tích tụ càng nhiều thì khiến bệnh tình càng thêm nặng hơn.
Bệnh xơ nang
Khi bị xơ nang, rất nhiều các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, trong đó có cả phổi. Đây thực chất là một dạng rối loạn di truyền do đột biến gen, làm cho chất nhầy trở nên dày và dính chặt. Điều đó có thể làm tắc nghẽn đường thở, khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những bệnh lý kể trên, bạn cũng có thể nghĩ đến các nguyên nhân khác, ít thường gặp hơn như dị vật đường thở, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, suy giảm miễn dịch,vv…
Làm gì khi bị thở khò khè?
Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng, thở khò khè là một triệu chứng đến từ những bệnh lý nguy hiểm như hen suyễn, viêm phổi,vv.. Vì vậy, không nên chủ quan hoặc tự điều trị ở nhà, bởi nếu để lâu không được điều trị sẽ khiến cho bệnh tình trở nên nặng thêm. Tốt nhất, nếu gặp trường hợp thở khò khè có dấu hiệu trở nặng, có thể đi kèm sốt, ho, mệt mỏi, nên đến bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán, điều trị.
Trong trường hợp chưa thể đến bệnh viện ngay, người nhà cần chú ý một số các vấn đề như sau:
- Để bệnh nhân ở tư thế cao đầu, không để các dị vật, chất nhầy làm tắc nghẽn đường thở của người bệnh.
- Chú ý toàn thân của người bệnh, khi thấy người trở nên tím tái, mệt mỏi cần ngay lập tức đưa đến các cơ quan y tế gần nhất.
- Đối với trẻ sơ sinh, kích thước lỗ mũi nhỏ, lại chủ yếu thở bằng mũi, vì thế rất dễ bị tắc khi bị cảm ho, làm cho trẻ thở nghe khò khè. Khi đó, bạn chỉ cần xịt khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý, bé sẽ bớt bị nghẹt mũi hơn. Đối với người lớn, nếu bị do hen suyễn, có thể dùng thuốc xịt giãn phế quản để giúp giảm viêm và mở rộng đường hô hấp.
Clearwayz – Trợ thủ đường thở và bệnh hô hấp mãn tính. Clearwayz giữ đường thở luôn thông thoáng, tăng miễn dịch hô hấp cho người bị dị ứng thời tiết, phấn hoa…thường dẫn đến hắt hơi, khó thở; các bệnh mãn tính như COPD, hen suyễn, tim mạch…thường gây khó thở, nhất là vào ban đêm.
Các biện pháp tự nhiên giúp khắc phục chứng thở khò khè
Thở khò khè thường đến từ các bệnh lý như hen suyễn, suy tim, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể tự làm giảm sự khó chịu của thở khò khè bằng một số các phương pháp đơn giản sau đây.
Uống nước ấm
Được biết, nước ấm rất hữu hiệu trong việc giúp đánh tan các chất nhầy trong khí quản, yếu tố gây ra triệu chứng thở khò khè. Việc mất nước cũng có thể khiến đường thở bị khô, làm trầm trọng thêm tình trạng thở khò khè. Do đó, hãy cố gắng uống nhiều nước ấm mỗi ngày, mục đích là để giữ ẩm và giúp trơn tru đường thở.
Ăn nhiều trái cây và rau củ
Từ các nghiên cứu cho thấy, vitamin C có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ hệ hô hấp. Theo đó, việc bổ sung vitamin C từ các thực phẩm giàu loại vitamin này như bông cải xanh, cam, bưởi, ổi, ớt chuông, rau chân vịt,… giúp kiểm soát rất tốt các bệnh hô hấp mạn tính. Từ đó, giúp giảm thiểu rõ rệt chứng thở khò khè.
Bên cạnh đó, một chế độ giàu vitamin D và E cũng giúp cải thiện đường hô hấp tốt hơn. Bạn có thể tìm thấy vitamin khá nhiều trong các thực phẩm như các loại thịt đỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa, dầu cá, lòng đỏ trứng,vv… Trong khi đó, vitamin E lại có một lượng lớn ở nhóm thực phẩm như rau chân vịt, hạt hướng dương, hạn nhân,…
Bỏ thói quen hút thuốc lá
Khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các bệnh lý như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, trẻ em khi hít phải khói thuốc lá cũng có thể bị hen suyễn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, bạn nên học cách từ bỏ thuốc lá nếu như không muốn triệu chứng này tiếp diễn và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn.
Hít không khí ẩm mỗi ngày
Theo các bác sĩ đầu ngành, để giảm thiểu chứng khò khè, giúp đường thở lưu thông thì việc giảm chất nhầy và các yếu tố gây tắc nghẽn trong đường thở là rất quan trọng. Theo đó, bạn hãy thường xuyên hít không khí ẩm hoặc hơi nước ẩm, sẽ thấy hiệu quả tích cực. Cụ thể, bạn có thể tắm nước ấm bằng vòi hoa sen, đặt máy tạo độ ẩm trong nhà, thư giãn tại các phòng xông hơi (tránh không khí khô và nóng).
Tập thở mím môi
Đôi với bệnh hen suyễn, tập thở cũng là một liệu pháp để giúp làm giảm triệu chứng của bệnh, cùng với sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị tiêu chuẩn khác. Trong số nhiều kỹ thuật thở, thở chúm môi, hay còn gọi là thở mím môi, thường được sử dụng để giúp làm giảm bớt tình trạng khó thở, thở khò khè.
Cụ thể, để bắt đầu liệu trình tập thở này, bạn cần chọn nơi có không khí trong lành, thoáng mát cùng một chiếc ghế để có thể tựa vào chắc chắn. Trước khi tập, bạn cần đảm bảo ngồi thẳng lưng, thả lỏng cơ vai và cổ, hai chân đặt bằng và vuông góc với mặt đất, hai tay đặt lên đùi. Đầu tiên, bạn cần mím môi lại, hít vào bằng mũi trong 2 nhịp, sau đó chúm môi lại và bắt đầu thở ra trong 4 nhịp. Để đảm bảo hiệu quả, bạn cần tập ít nhất mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10-15 phút.
Không tập thể dục trong thời tiết khô
Trong điều kiện thời tiết khô, việc tập luyện thể dục có thể khiến một số người bị thắt đường thở, nó được gọi là co thắt phế quản cho tập thể dục. Do đó, nếu nhận thấy khi tập ở bên ngoài với thời tiết lạnh, khô bạn dễ bị thở khò khè thì hãy thử chuyển việc tập luyện vào trong nhà.
Thở khò khè tuy không phải là một biểu hiện quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu bạn thấy nó đi kèm với các triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, thở không kiểm soát, chóng mặt, da tái xanh,.. thì tốt nhất nên đến bệnh viện ngay lập tức. Hy vọng, với những thông tin chi tiết ở trên, bạn có thể chủ động ngăn ngừa triệu chứng này và bảo vệ sức khỏe hô hấp của mình một cách tốt nhất.