Tác hại của bụi mịn: làm sao để bảo vệ hệ hô hấp?
Để phòng tránh tác hại của bụi mịn, mỗi người nên chủ động bảo vệ đường hô hấp bằng các cách phù hợp, tăng cường khả năng miễn dịch hô hấp.
Cùng với sự phát triển và hiện đại hóa tại các thành thị, tình trạng ô nhiễm không khí ngày một trầm trọng hơn gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các phân tử hạt rắn (particle matters – PM) hay thường được gọi là bụi trong không khí ô nhiễm có khả năng gây bệnh được phân chia theo kích thước, thành phần, nguồn gốc, độ hòa tan và khả năng tạo ra gốc oxy hoạt động (yếu tố gây stress oxy hóa).
Trong đó, cảnh báo về bụi mịn (PM2,5) là thông tin chúng ta thường nghe thấy thời gian gần đây trên các tin tức liên quan đến ô nhiễm không khí. Vậy tác hại của bụi mịn là gì? Chỉ số bụi mịn bao nhiêu là an toàn và làm sao để bảo vệ hô hấp trước tình hình môi trường ô nhiễm hiện nay?
Mục lục
- Bụi mịn là gì? Tình trạng ô nhiễm không khí và chỉ số bụi mịn
- Tác hại của bụi mịn đến hệ hô hấp và sức khỏe
- Những đối tượng dễ bị tác động bởi bụi mịn
- Làm sao bảo vệ hệ hô hấp, tránh tác hại của bụi mịn?
- 1. Sử dụng khẩu trang thích hợp
- 2. Hạn chế ra ngoài trời vào những ngày có chỉ số bụi mịn ở mức cảnh báo
- 3. Sử dụng máy lọc không khí để nâng cao chất lượng môi trường sống trong nhà
- 4. Can thiệp để điều chỉnh các yếu tố nguy cơ theo từng cá nhân
- 5. Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất chống oxy hóa và chất chống viêm để chống lại tác hại của bụi mịn
- Nguồn tham khảo
Bụi mịn là gì? Tình trạng ô nhiễm không khí và chỉ số bụi mịn
Dựa theo kích thước, các hạt bụi được phân nhóm thành:
- Bụi thô: các hạt phân tử với đường kính từ 2,5 – 10 micromet (μm)
- Bụi mịn: là các hạt phân tử rắn có đường kính ≤ 2,5μm (ký hiệu là PM2,5)
- Bụi siêu mịn: có đường kính nhỏ hơn 0,1μm (PM0,1)
Từ kích thước bụi mịn trở xuống thì mắt người không thể nhìn thấy chúng với từng hạt riêng lẻ mà chỉ nhìn thấy ở dạng giống như sương mù được tạo thành từ hàng triệu hạt bụi mịn và gây tán xạ ánh sáng mặt trời. Bất kể ở kích thước nào thì các hạt bụi đều gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người nhưng nguy hiểm hơn vẫn là các hạt bụi mịn và siêu mịn.
Năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật hướng dẫn chất lượng không khí trung bình hàng năm ở mức an toàn là tiếp xúc bụi mịn PM2,5 ở mức 5μg/ m3. Tình trạng ô nhiễm bụi mịn ngày càng ở mức báo động, năm 2021 đã có 41.000 ca tử vong do bụi mịn ở Việt Nam. Số liệu tổng hợp năm 2021 cho thấy tiếp xúc với PM2,5 làm giảm tuổi thọ trung bình toàn cầu khoảng 1 năm 8 tháng.
Tuy nhiên, không có ngưỡng an toàn tuyệt đối nào cho việc hít phát bụi mịn. Việc tiếp xúc lâu dài với bụi mịn ở mức thấp cũng có khả năng liên quan đến các bệnh lý ung thư phổi, bệnh hô hấp không ác tính, tim mạch, hen suyễn, COPD,…
Tác hại của bụi mịn đến hệ hô hấp và sức khỏe
Kích thước của các hạt bụi có liên quan trực tiếp đến khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe. Các hạt bụi có đường kính dưới 10μm (nhất là PM2,5, PM0,1) gây ra những vấn đề lớn nhất vì chúng có thể đi sâu vào phổi, và lắng đọng tại đây, thậm chí hạt siêu mịn có thể đi vào máu giống như những phân tử oxy.
Nồng độ hạt bụi trong không khí tăng cao, đáng chú ý là bụi mịn và siêu mịn, có liên quan trực tiếp đến tình trạng làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh đường hô hấp, gây suy yếu chức năng phổi và tăng tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong do các bệnh tim, phổi.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ theo dõi 1,2 triệu người lớn ở Mỹ trong khoảng 26 năm (1982 – 2008) đã nhận thấy tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng 15 – 27% khi nồng độ PM2,5 trong không khí tăng 10μg/ m3. Nguy cơ này sẽ cao hơn ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Cơ chế gây ra tác hại của bụi mịn PM2,5 đến phổi được nghiên cứu phát hiện gồm:
- Gây ra tổn thương do sản xuất gốc tự do gây oxy hóa các tế bào phổi.
- Mất cân bằng ion canxi nội bào do PM2,5 làm sản xuất quá mức các gốc tự do, dẫn đến giảm khả năng chống oxy hóa của tế bào, thúc đẩy quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào và gây tăng nồng độ Ca2+ nội bào.
- Tổn thương do viêm khi PM2,5 liên quan đến các cytokine gây viêm.
Những đối tượng dễ bị tác động bởi bụi mịn
Mối tương quan giữa tác hại của bụi mịn và nguy cơ mắc bệnh hô hấp rõ ràng hơn ở một số đối tượng như:
- Người cao tuổi (trên 65 tuổi)
- Phụ nữ mang thai
- Thanh thiếu niên
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Người có tiền sử mắc các vấn đề về tim mạch, bệnh phổi (như hen suyễn, COPD)
- Béo phì hoặc mắc bệnh đái tháo đường
- Người đang hoặc đã từng hút thuốc.
Làm sao bảo vệ hệ hô hấp, tránh tác hại của bụi mịn?
Để bảo vệ hệ hô hấp, bạn cần có các biện pháp để giảm tiếp xúc với không khí ô nhiễm xung quanh, tránh tác hại của bụi mịn xuống thấp nhất có thể.
1. Sử dụng khẩu trang thích hợp
Khi không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm đang có ngưỡng bụi mịn vượt quá mức khuyến nghị, bạn nên cân nhắc sử dụng khẩu trang N95 theo đúng hướng dẫn. Khẩu trang N95 có khả năng lọc tới 95% các hạt bụi trong không khí, bao gồm cả bụi mịn PM2,5, bảo vệ phổi khỏi các chất ô nhiễm độc hại.
Hãy lựa chọn khẩu trang có kích thước vừa vặn với khuôn mặt, sử dụng trong những vùng bị ô nhiễm không khí nặng hoặc khi tham gia giao thông trong tình trạng đông đúc, nhiều khói bụi.
2. Hạn chế ra ngoài trời vào những ngày có chỉ số bụi mịn ở mức cảnh báo
Cảnh báo về chất lượng không khí thường được thông báo mỗi ngày trên các bản tin thời sự, thời tiết. Bạn nên chú ý theo dõi để nắm được chỉ số bụi mịn trong không khí hàng ngày đang ở mức độ nào và xem có phù hợp để đi ra ngoài hay không.
Thông thường, cảnh báo chất lượng không khí và những điều nên làm như sau:
3. Sử dụng máy lọc không khí để nâng cao chất lượng môi trường sống trong nhà
Hãy đầu tư máy lọc không khí có bộ lọc HEPA để nâng cao chất lượng không khí bên trong ngôi nhà của bạn. Máy lọc sẽ giúp loại bỏ bụi, phấn hoa, khói và các tác nhân ô nhiễm khác có mặt ở không khí trong nhà.
Bạn nên đặt máy lọc ở những căn phòng thường xuyên hoạt động, sử dụng như phòng khách, phòng ngủ. Đừng quên vệ sinh và thay mới bộ lọc định kỳ để đảm bảo khả năng lọc sạch không khí. Máy lọc cũng sẽ thông báo chỉ số chất lượng không khí để bạn dễ dàng theo dõi.
4. Can thiệp để điều chỉnh các yếu tố nguy cơ theo từng cá nhân
Mỗi cá nhân nên điều trị và kiểm soát các tình trạng hô hấp của bản thân:
- Kiểm soát tốt bệnh đường hô hấp nhờ vào các biện pháp chăm sóc tối ưu như theo dõi triệu chứng, kiểm tra chức năng phổi, dùng thuốc theo chỉ định.
- Can thiệp làm giảm các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, rối loạn chuyển hóa, lười vận động thể chất, cai thuốc lá, tránh hút thuốc thụ động. Điều này giúp làm giảm gánh nặng của tim, phổi khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí.
Những người mắc bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, COPD sẽ rất dễ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí, bao gồm cả không khí ngoài trời và trong nhà. Do đó, giảm thiểu các nguy cơ ở từng người sẽ giúp bảo vệ hô hấp tốt hơn, hạn chế tác hại của bụi mịn.
5. Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất chống oxy hóa và chất chống viêm để chống lại tác hại của bụi mịn
Việc hít phải các chất ô nhiễm không khí gây ra những kích thích trực tiếp cũng như gián tiếp của stress oxy hóa và tình trạng viêm đến quá trình bệnh sinh các bệnh lý hô hấp. Chế độ ăn uống tăng cường những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm có thể giảm nhẹ ảnh hưởng của stress oxy hóa. Bổ sung chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E cũng cho thấy giảm tình trạng suy giảm chức năng phổi, co thắt phế quản khi tiếp xúc ngắn hạn với bụi mịn, đồng thời giảm viêm đường thở.
Để tăng cường miễn dịch hô hấp, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Clearwayz với thành phần độc đáo kết hợp:
- Chiết xuất hạt nho
- Hỗn hợp pha trộn độc quyền – Cellular Targeted:
- L-Arginine
- Choline bitartrate
- Whey protein isolate (sữa)
- Bột vỏ quế
- Chiết xuất ca cao
- Chiết xuất lá bạch quả
- L-glutamine
- L-leucine
- L-cysteine HCl
Trong đó, chiết xuất nho có khả năng chống oxy hóa gấp 2 – 3 lần so với vitamin C, mang lại hiệu quả trong bảo vệ tế bào hô hấp khỏi tổn thương. Công nghệ Cellular Targeted giúp đưa các thành phần hữu ích đến tế bào hô hấp, tăng cường hiệu quả bảo vệ đến “đúng đích” dù chỉ với hàm lượng nhỏ. Cùng với đó, các amino acid như L-arginine, L-glutamine, L-leucine giúp tăng cường sản xuất NO nội sinh, duy trì sức khỏe đường thở.
Sản phẩm giúp cho đường hô hấp thông thoáng, cải thiện miễn dịch hô hấp nhưng không gây ảnh hưởng đến nhịp tim, không gây buồn ngủ như những thuốc kháng dị ứng thông thường. Đây là lựa chọn hiệu quả và an toàn cho những người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, hô hấp, có sức đề kháng yếu tránh được tác hại của bụi mịn từ ô nhiễm không khí.
Nguồn tham khảo
- Particle Pollution https://www.lung.org/clean-air/outdoors/what-makes-air-unhealthy/particle-pollution Ngày truy cập 12/12/2024
- Pollution Action Note – Data you need to know https://www.unep.org/interactives/air-pollution-note/ Ngày truy cập 12/12/2024
- The impact of PM2.5 on the human respiratory system https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4740125/ Ngày truy cập 12/12/2024
- Health and Environmental Effects of Particulate Matter (PM) https://www.epa.gov/pm-pollution/health-and-environmental-effects-particulate-matter-pm Ngày truy cập 12/12/2024
- Personal strategies to minimise effects of air pollution on respiratory health: advice for providers, patients and the public https://publications.ersnet.org/content/erj/55/6/1902056 Ngày truy cập 12/12/2024
- How to Protect Your Lungs from Air Pollution https://www.narayanahealth.org/blog/how-to-protect-your-lungs-from-air-pollution Ngày truy cập 12/12/2024
- Particle Pollution and Health https://www.health.ny.gov/environmental/indoors/air/pmq_a.htm Ngày truy cập 12/12/2024