Tìm hiểu ngay phương pháp chữa bệnh trĩ vừa hiệu quả lại còn tiết kiệm!
Các phương pháp chữa bệnh trĩ rất đa dạng do trĩ có nhiều loại thương tổn và ở nhiều mức độ khác nhau. Lựa chọn đúng cách chữa trĩ hiệu quả, phù hợp sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí.
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn bị sưng to, giãn ra và hình thành búi trĩ có thể nằm bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Người bị trĩ nội thì thường cảm thấy ngứa, đau ở hậu môn, đi cầu thấy phân dính máu hoặc đôi khi không có triệu chứng nếu búi trĩ chưa lòi ra ngoài. Trĩ ngoại sẽ gây ngứa, sờ thấy cục sưng ở gần hậu môn, chạm vào hoặc ngồi thấy đau, chảy máu trực tràng. Người bị sa búi trĩ nặng sẽ rất đau đớn, khó chịu kể cả trong những sinh hoạt thường ngày. Do đó, người bệnh trĩ rất quan tâm tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả, tiết kiệm để có được chất lượng sống tốt hơn.
Mục lục
Các phương pháp chữa bệnh trĩ hiện nay
1. Phương pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh trĩ
Các cách điều trị bệnh trĩ tại nhà sẽ giúp giảm nhẹ những triệu chứng bùng phát như giảm đau, làm dịu tình trạng sưng, viêm búi trĩ, bao gồm:
- Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút, thực hiện 2 – 3 lần ngâm như vậy trong một ngày.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống với nhiều chất xơ hơn, uống nhiều nước để làm mềm phân và tạo khối phân để dễ dàng được tống xuất ra ngoài.
- Sử dụng các thuốc không kê đơn để điều trị tại chỗ (như thuốc bôi chứa hydrocortisone, chiết xuất cây phỉ giúp gây tê) hoặc uống thuốc giảm đau (như paracetamol, ibuprofen, aspirin,…).
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng khăn lau mềm sau khi đại tiện để tránh gây kích ứng thêm búi trĩ.
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để bổ sung các chất chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường tuần hoàn máu để cải thiện bệnh trĩ.
Khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà này thì triệu chứng sẽ giảm dần và hết sau khoảng 1 tuần. Nếu bạn vẫn cảm thấy bệnh trĩ gây đau đớn dữ dội hoặc bị chảy máu trực tràng thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
2. Điều trị nội khoa bằng thuốc
Trường hợp trĩ có biến chứng hoặc bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ cần điều trị nội khoa bằng các thuốc dạng viên đặt hoặc uống, kết hợp với kháng sinh, kháng viêm.
Nếu đau nhiều, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm có tác dụng mạnh hơn.
Người bệnh cũng có thể dùng phương pháp điều trị nội khoa bằng y học cổ truyền cho bệnh trĩ nội độ 1, 2 có hoặc không kèm theo chảy máu, tắc mạch; trĩ độ 3, 4 có kèm theo các bệnh lý toàn thân nên không thể can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật. Bạn chỉ nên dùng các bài thuốc được kê đơn với liều lượng cụ thể bởi thầy thuốc được đào tạo chuyên môn thay vì các bài thuốc dân gian truyền miệng không rõ nguồn gốc.
3. Điều trị can thiệp búi trĩ bằng tiểu phẫu/ phẫu thuật
Với những trường hợp búi trĩ gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật trĩ, bao gồm:
- Thắt vòng cao su: phù hợp điều trị cho trĩ nội độ 2, 3 từng búi riêng lẻ hoặc trĩ triệu chứng đang bị xuất huyết nặng. Không dành cho các trường hợp trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, sa búi trĩ lớn khó đẩy vào trong, trĩ kèm các bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn.
- Đốt laser: chỉ định cho trĩ ngoại tắc mạch, nhú lồi hậu môn không kèm theo nứt kẽ, trĩ ngoại nhỏ hoặc da thừa hậu môn.
- Phẫu thuật Milligan – Morgan/ Toupet/ Longo: cần dùng thuốc kháng sinh, giảm đau sau khi phẫu thuật.
Chi phí của các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Một vấn đề thường gặp ở người bệnh trĩ là tiêu tốn quá nhiều tiền để điều trị nhưng vẫn cảm thấy bệnh không thuyên giảm. Cụ thể, các phương pháp điều trị bệnh trĩ có mức chi phí trung bình như sau:
- Sử dụng thuốc bôi, thuốc đặt: giá trung bình của một tuýp thuốc dao động từ 200.000 – 400.000 VNĐ. Mỗi tháng, người bệnh cần dùng khoảng 2 – 3 tuýp thuốc bôi hoặc 1 – 2 hộp thuốc đặt. Như vậy, tổng chi phí dùng để mua thuốc lên tới 1 – 1,5 triệu đồng. Thế nhưng, nhược điểm của các loại thuốc này là chỉ giúp giảm triệu chứng tại thời điểm sử dụng, sau khi ngưng dùng sẽ dễ tái phát bệnh trĩ trở lại sau 1 – 2 tháng. Do đó, người bệnh cứ phải dùng nhiều đợt trong năm và tiêu tốn đến 4 – 6 triệu đồng mỗi năm.
- Chi phí phẫu thuật cắt trĩ: tùy theo mức giá ở từng cơ sở y tế thực hiện nhưng thường dao động từ 15 – 20 triệu đồng. Cùng với đó, người bệnh còn cần mua thuốc uống sau khi phẫu thuật, cộng với chi phí nằm viện, chăm sóc sau mổ sẽ tốn thêm 4 – 6 triệu đồng. Tổng cộng, một lần phẫu thuật trĩ có thể mất đến 20 – 25 triệu đồng nhưng vẫn không đảm bảo chắc chắn trĩ không tái phát lại.
Theo kinh nghiệm từ Bác sĩ CKI. Danh Chường – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh BV. Huyết học Truyền máu Cần Thơ chia sẻ có 3 yếu tố quyết định chi phí điều trị bệnh trĩ là:
- Thời điểm điều trị: phát hiện càng sớm thì chi phí chữa trị càng thấp. Mỗi độ trĩ tăng lên sẽ khiến chi phí tăng gấp đôi.
- Phương pháp điều trị bệnh trĩ: các loại thuốc bôi, thuốc đặt để giảm triệu chứng tạm thời thường có giá thành tương đối rẻ nhưng không chữa trị tận gốc, bệnh dễ tái phát khiến việc sử dụng thuốc kéo dài khiến tổng chi phí thật sự tăng lên gấp 2 – 3 lần. Do đó, người bệnh cần lựa chọn sản phẩm có khả năng điều trị tận gốc, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát trĩ.
- Thực hiện các biện pháp phòng trĩ tái phát: việc này giúp tiết kiệm được chi phí chữa bệnh gấp 10 lần. Khi bạn điều trị trĩ tái phát có thể mất khoảng 13 – 27 triệu đồng/ năm nhưng nếu có biện pháp phòng ngừa chỉ tiêu tốn 1,3 – 2,7 triệu đồng/ năm. Do đó, người bệnh cần ý thức thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn về lâu dài.
Về sản phẩm giúp điều trị trĩ từ bên trong, hiện nay có Hemocyl – một giải pháp đến từ châu Âu với thành phần độc quyền có sự kết hợp của:
- Chiết xuất Hoàng liên gai: giảm tắc nghẽn búi trĩ, ngăn ngừa nhiễm trùng
- Chiết xuất Rau diếp xoăn: giảm viêm, tăng lưu thông máu
- Chiết xuất lá Phỉ: giảm viêm, tăng sức khỏe mạch máu.
Hemocyl có tác động hiệp lực từ 3 thành phần trên giúp co búi trĩ từ bên trong, phục hồi độ đàn hồi thành mạch, tăng đàn hồi mô liên kết. Báo cáo cho thấy 80 – 90% người dùng thấy cải thiện triệu chứng rõ rệt sau 3 – 5 ngày. Không những thế, hiệu quả ngăn ngừa trĩ tái phát còn duy trì trong 6 – 12 tháng. Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng trên 1.500 người bệnh ở Croatia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ với tỷ lệ thành công đạt 95%. Về giá thành, Hemocyl có giá niêm yết là 1.358.000 VNĐ/ hộp 28 viên. Một liệu trình, người bệnh trĩ chỉ cần dùng 14 – 28 ngày (tương đương 1 – 2 hộp Hemocyl) là sẽ duy trì được hiệu quả từ 6 – 12 tháng. Như vậy, so với việc lựa chọn các phương pháp khác trong điều trị bệnh trĩ vẫn tiết kiệm hơn rất nhiều khi:
- Thuốc bôi, thuốc đặt mất khoảng 4 – 6 triệu đồng/ năm.
- Phẫu thuật có chi phí 20 – 25 triệu đồng nhưng vẫn có khả năng bị tái phát.
Trong khi đó, bạn có thể uống Hemocyl khoảng 2 – 3 hộp trong năm đầu và chỉ cần 1 – 2 hộp để điều trị duy trì trong năm tiếp theo, tổng chi phí mất 4 – 6 triệu đồng trong vòng 2 năm, tiết kiệm khoảng 50% so với dùng thuốc bôi, thuốc đặt.
Khắc phục, chữa trị bệnh trĩ hiệu quả và tiết kiệm
Khi đã mắc bệnh trĩ, người bệnh nên nhớ là căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát tốt để sống chung với bệnh mà không phải “chịu đựng” những triệu chứng khó chịu.nếu không điều trị duy trì, quản lý tốt thì đến 80% người bệnh trĩ sẽ tái phát.
Do đó, để có phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả với mức chi phí hợp lý, duy trì được trạng thái ổn định, không tái phát trĩ thì người bệnh cần tạo được những thói quen tốt để ngăn ngừa yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ. Cùng với đó là sử dụng thêm sản phẩm chữa bệnh trĩ từ bên trong thay vì chỉ dùng những thuốc giảm nhanh triệu chứng tạm thời. Để phát huy hết hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo dùng đủ liệu trình cần thiết. Với Hemocyl, phác đồ điều trị chuẩn như sau:
- Trĩ độ 1 – 2: uống 2 viên/ ngày trước khi ăn sáng 30 phút, dùng trong 14 ngày (1 hộp Hemocyl)
- Trĩ độ 3 trở lên: uống 2 viên/ ngày trước khi ăn sáng 30 phút, dùng trong 28 ngày (2 hộp Hemocyl)
Tùy theo mức độ bệnh trĩ mà hiệu quả sẽ được duy trì trong vòng 6 – 12 tháng. Người bệnh dùng sản phẩm kết hợp với thay đổi lối sống, tập thể dục như đi bộ, bài tập sàn chậu, hạn chế tình trạng táo bón sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt, búi trĩ co lại 50 – 60% so với ban đầu sau khoảng 2 – 3 tuần điều trị.
Lựa chọn đúng phương pháp chữa bệnh trĩ kèm theo điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt, đại tiện tốt sẽ là cách kiểm soát trĩ hiệu quả, tiết kiệm nhất có thể, ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát trở lại.
Nguồn tham khảo
- Phác đồ điều trị bệnh trĩ http://benhvientanphu.vn/Image/Picture/phac%20do%20dieu%20tri/YHCT-VLTL/23_%20TR%C4%A8.pdf Ngày truy cập 18/01/2025
- Hemorrhoids https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/diagnosis-treatment/drc-20360280 Ngày truy cập 18/01/2025
- Hemorrhoids https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15120-hemorrhoids Ngày truy cập 18/01/2025