Phòng ngừa nguy cơ tim mạch & rối loạn chuyển hóa ở phụ nữ mãn kinh
Ngoài loãng xương, hội chứng tiết niệu và bệnh phụ khoa, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh có nguy cơ phải đối mặc với bệnh tim và hội chứng rối loạn chuyển hóa. Điều này xuất phát từ việc hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, lượng hormone nữ Estrogen dần ít đi. Nó không chỉ làm thay đổi tâm sinh lý mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe, sắc đẹp đến nhiều chị em phụ nữ.
Mục lục
Nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ mãn kinh
Ở độ tuổi 20-40, tức độ tuổi sinh sản, hệ thống tim mạch của mỗi người phụ nữ sẽ được bảo vệ bởi các hormones dục nữ, đặc biệt là Estrogen. Tuy nhiên, một khi bước qua giai đoạn mãn kinh, các hormone này nhanh chóng giảm sút, hệ tim mạch cũng không còn khỏe mạnh như lúc đầu. Lúc này, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là rất cao.
Đối với hệ tim mạch, các Estrogen giữ vai trò như một hàng rào bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thành mạch. Nó giúp điều chuyển ion bên trong lòng mạch, nhất là đưa oxy vào bên trong tế bào. Do đó, nhờ có Estrogen mà nó giúp ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch.
Bên cạnh đó, Estrogen cũng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, thông qua việc giảm căng cơ thành mạch, giúp giãn mạch. Do đó, khi ở độ tuổi mãn kinh, khi nội tiết tố nữ là Estrogen giảm đi, các chị em phụ nữ phải đối mặt với các bệnh lý về tim.
Rối loạn chuyển hóa ở phụ nữ mãn kinh là gì?
Ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh, sự thiếu hụt về hormone estrogen trong cơ thể khiến họ dễ gặp phải những rối loạn về tim mạch, kinh nguyệt và chuyển hóa. Khi đó, hội chứng rối loạn chuyển hóa được hiểu là, cơ thể xuất hiện các rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt gây ra xơ vữa mạch máu. Từ đó, dẫn đến nguy cơ cao mắc một số bệnh chuyển hóa như tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Đồng thời, quá trình mãn kinh kéo theo sự lão hóa về tuổi tác, làm giảm hấp thụ canxi, từ đó mật độ xương cũng giảm đi, dễ dẫn đến loãng xương. Khi đó, người phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh rất dễ bị các vấn đề về xương như gãy xương, thoái hóa khớp, viêm xương khớp, gù,vv… Bên cạnh đó, do sự tích tụ mỡ trắng ở phần thân dưới, đặc biệt là ở đùi, hông khiến cơ thể bị mất cân đối.
Biểu hiện của triệu chứng tim mạch và rối loạn chuyển hóa ở phụ nữ mãn kinh
Mặc dù đều là hệ quả của quá trình mãn kinh ở phụ nữ, thế nhưng tim mạch và rối loạn chuyển hóa hoàn toàn là hai bệnh lý khác nhau. Do đó, biểu hiện của mỗi hội chứng cũng khác nhau, cần nắm rõ để có sự điều trị phù hợp.
Bộ 3 sản phẩm của Femarelle gồm Femarelle Recharge, Femarelle Rejuvenate, Femarelle Unstoppable là sản phẩm cần thiết dành cho các chị em phụ nữ đang ở giai đoạn mãn kinh. Sản phẩm được sản xuất bởi SE-CURE PHARMACEUTICALS LTD và được phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MEDPHARM.
Đối với triệu chứng tim mạch ở phụ nữ mãn kinh
Mệt mỏi: Đây là biểu hiện điển hình, các chị em thường thấy mệt hơn lúc trước. Cơ thể càng mệt hơn nếu đi nhanh, làm việc gì đó nặng thậm chí không đủ sức để đứng thẳng. Việc đi lại bình thường cũng cần phải gắng sức nhiều, đôi lúc thấy mệt toàn thân.
Khó thở: Bạn sẽ nhận thấy điều này sau khi thực hiện các hoạt động như tập thể dục, đi bộ đường dài. Ban đầu, có thể ngồi nghỉ ngơi sẽ hết mệt, tuy nhiên nếu về lâu dài, triệu chứng này biểu hiện rõ ràng hơn, gây cản trở đến cuộc sống thường ngày thì cần phải chú ý. Bạn cảm thấy mệt khi quét nhà, khó thở khi nằm hay không thể tự mặc quần áo thì cần nên đi khám ngay.
Đau vùng thượng vị: Bạn có thể nhầm lẫn với các cơn đau do bệnh dạ dày – tá tràng gây ra. Tuy nhiên, nó có thể xuất phát từ bệnh tim mạch, với biểu hiện cụ thể là đau âm ỉ, cảm giác đầy bụng. Đặc biệt, nó không đau thành cơn, đau khi đói, no hay dùng đồ cay, nóng như bệnh dạ dày.
Đau hàm, cổ và cánh tay: Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh tim mạch ở phụ nữ mãn kinh. Bạn sẽ thấy đau ở khu vực quai hàm, vùng cổ. Ngoài ra, còn gây ra cảm giác hồi hộp, đè nén ở trước ngực, sau đó thì lan ra cánh tay trái đến tận các ngón tay.
Rối loạn chuyển hóa ở phụ nữ mãn kinh
Rối loạn tâm sinh lý và tình dục: Các rối loạn chuyển hóa ở thời kỳ mãn kinh sẽ bao gồm các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, với các biểu hiện như mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc và rối loạn tâm thần, với các biểu hiện như tính khí thay đổi thất thường, dễ xúc động, hoảng sợ, lo lắng, hay giận hờn, trầm cảm. Các rối loạn tình dục như giảm ham muốn, không hứng thú và giao hợp đau rát.
Rối loạn vận mạch: Các biểu hiện thường là các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm, cảm giác hồi hộp, đánh trống trong lồng ngực. Ngoài ra, việc rối loạn chuyển hóa cũng gây lão hóa da, tóc đổi màu và dễ gãy rụng.
Rối loạn tiết niệu, sinh dục: Đây gọi là hội chứng tiết niệu sinh dục, một dạng rối loạn rất phổ biến ở phụ nữ mãn kinh. Các triệu chứng thường gặp như đi tiểu gấp, khó tiểu, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ. Phần âm đạo, âm hộ trở nên khô teo, ngứa rát, đau khi giao hợp, khó tiết dịch, dễ chảy máu và nhiễm trùng. Một số trường hợp có thể dẫn đến sa trực tràng, sa bàng quan, ư xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
Cần làm gì để kiểm soát tim mạch và rối loạn chuyển hóa ở thời kỳ mãn kinh?
Thực tế, theo thống kê, việc mãn kinh có thể gia tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ. Trong đó, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong, nhất là bệnh mạch vành, chiếm đến 45% các trường hợp. Ngược lại, hội chứng rối loạn chuyển hóa tuy biểu hiện đa dạng, song mức độ nguy hiểm không cao.
Tiền mãn kinh, mãn kinh là điều mà phụ nữ nào cũng trải qua một lần trong đời. Nếu may mắn, bạn có thể vượt qua nó một cách dễ dàng, êm ả với một nền tảng sức khỏe ổn định. Tuy vậy, cũng có những người gặp không ít phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc và cả hạnh phúc gia đình. Vì vậy, các chị em phụ nữ, nhất là ở độ tuổi mãn kinh cần chú ý những điều như sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Điều này cực kỳ quan trọng, khi bạn có một chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất như đạm, chất béo, vitamin (A, B1, B6, B9, B12, D, E, C), chất khoáng thì sẽ giảm được nguy cơ về sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường các thực phẩm như canxi (sữa, trứng, yaourt) tốt cho xương, trái cây, rau củ giảm stress, kali (cam, quý, chuối) tốt cho tim mạch. Đặc biệt, hãy bổ sung Estrogen tự nhiên qua các nhóm thực phẩm như đậu nành, hạt lanh, hạt mè, đậu xanh, ngũ cốc,…
Đồng thời, cần hạn chế các thức ăn nhiều dầu, mỡ, đồ ăn quá mặn, quá ngọt tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Chế độ luyện tập
Nguy cơ bị tim mạch ở những phụ nữ béo phì, đặc biệt là béo bụng luôn cao hơn với những người có cân nặng bình thường. Vì vậy, phụ nữ ở tuổi mãn kinh cần chủ động thay đổi lối sống bằng cách tập luyện thể thao thường xuyên hơn, để giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan, tránh xa bệnh tật.
Để rèn luyện sự dẻo dai, khỏe khoắn, các chị em chỉ cần lựa chọn các bộ môn đơn giản như đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh, khiêu vũ. Vừa giúp duy trì xương khớp dẻo dai, kiểm soát cân nặng cũng như đem đến vóc dáng gọn gàng.
Bổ sung các thực phẩm chức năng: Để phòng ngừa tim mạch, rối loạn chuyển hóa cũng như các bệnh lý khác liên quan đến mãn kinh, các chị em phụ nữ có thể chủ động bổ sung các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng viên uống bổ sung canxi, nội tiết tổ nữ cũng như thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác.
Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ dễ gây ra các bệnh tim mạch, nhất là ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Vì vậy, hãy kiểm soát huyết áp bằng việc hạn chế muối, tập thể dục mỗi ngày và do huyết áp thường xuyên. Ngoài ra, nếu gặp phải các rối loạn như mệt mỏi, khó thở, bốc hỏa,v… thì nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Tim mạch và các rối loạn chuyển hóa luôn nằm trong nhóm các bệnh lý phổ biến ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Đây là một quá trình sinh lý bình thường, là phụ nữ ai cũng phải đều trải qua. Vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là các chị em cần giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống, loại bỏ những lo âu, căng thẳng, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, hãy nhớ khám tổng quát, khám phụ khoa và đo loãng xương, huyết áp định kỳ mỗi năm 1-2 lần.