Phân biệt trĩ nội với trĩ ngoại
Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên loại bệnh này được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại, do đó người bệnh đôi khi nhầm lẫn hai loại này dẫn đến việc lựa chọn cách thức điều trị không phù hợp. Vì mỗi loại bệnh trĩ đều có phương pháp điều trị khác nhau nên cần phân biệt trĩ nội với trĩ ngoại để có cách chữa trị hiệu quả nhất.
Mục lục
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh lý có tình trạng phần tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sưng lên. Căn bệnh này có thể gây tổn thương lên các mạch máu khiến các tĩnh mạch bị phình to, gây đau đớn và chảy máu khi đi người bệnh đại tiểu tiện.
Hiện nay bệnh trĩ đang khá phổ biến và khiến nhiều người gặp khó khăn trong lúc sinh hoạt thường ngày. Người mắc bệnh trĩ có thể ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ em đến người già, từ phụ nữ đến đàn ông, mà biểu hiện ban đầu dễ nhận thấy chính là chứng bệnh táo bón lâu ngày.
Dựa trên vị trí của búi trĩ và để dễ dàng trong việc điều trị thì sẽ cần phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội nghĩa là có búi trĩ hình thành bên trong trực tràng còn trĩ ngoại nghĩa là búi trĩ sẽ hình thành ở dưới lớp da hậu môn.
Cách phân biệt trĩ nội với trĩ ngoại
Sự khác biệt lớn nhất giữa trĩ nội và trĩ ngoại là tình trạng sa búi trĩ. Để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại thì sẽ chủ yếu dựa vào những vấn đề như sau: vị trí, bề mặt trĩ, biểu hiện, dây thần kinh cảm giác, các mức độ.
- Về vị trí hình thành và bề mặt trĩ
Bệnh trĩ nội: xuất hiện ở phía trên đường lược – là nơi không có dây thần kinh cảm giác và bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại: xuất hiện phía dưới đường lược – là nơi có thần kinh cảm giác và bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.
- Về các biểu hiện
Bệnh trĩ nội: Người bệnh sẽ bị ra máu tươi, sa nghẹt búi trĩ và bị viêm da quanh vùng hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại: Phần búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn, gây đau rát và chảy máu.
- Các mức độ
Bệnh trĩ nội: được chia làm 4 mức độ
- Giai đoạn 1: Có búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn.
- Giai đoạn 2: Búi trĩ có thể sa ra ngoài khỏi hậu môn và tự co lên ngay sau đó.
- Giai đoạn 3: Búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn và người bệnh cần phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong.
- Giai đoạn 4: Búi trĩ sa hẳn hoàn toàn ra ngoài và không thể co vào trong được.
Bệnh trĩ ngoại: được chia thành 4 thời kỳ
- Thời kỳ 1: Búi trĩ sẽ hình thành ở bên ngoài mép hậu môn hoặc ngay lỗ hậu môn.
- Thời kỳ 2: Búi trĩ phát triển lớn và có thể kèm theo các đường tĩnh mạch trĩ bao xung quanh.
- Thời kỳ 3: Búi trĩ có thể đạt đến kích thước nhất định, gây tình trạng tắc lỗ hậu môn, tắc mạch hoặc chảy máu
- Thời kỳ 4: Có thể gây ra bệnh trĩ huyết khối, gây đau đớn nghiêm trọng hoặc làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.
Những dấu hiệu của bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại
Vì đều là bệnh trĩ nên sẽ có những dấu hiệu chung mà cả người bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại đều gặp, đó là:
- Tình trạng chảy máu ở trực tràng hoặc ở hậu môn. Khi đi đại tiện hoặc khi lau chùi vùng hậu môn có thể sẽ thấy xuất hiện máu tươi.
- Tăng tiết dịch nhầy liên tục gây cảm giác ẩm ướt, khó chịu và kích ứng.
- Cảm thấy thường xuyên ngứa rát ở hậu môn, nhất là lúc đi vệ sinh.
Bên cạnh những dấu hiệu triệu chứng chung, thì vẫn có dấu hiệu riêng để phân biệt trĩ nội với trĩ ngoại, cụ thể là:
- Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là tình trạng khi các tĩnh mạch ở cuối trực tràng bị giãn, tạo thành búi trĩ nổi trên thành niêm mạc nên ta không thể sờ thấy hoặc nhìn thấy được. Cho đến khi bệnh trở nặng dần, búi trĩ bị sa ra ngoài trong lúc đi đại tiện thì mới có thể cảm nhận rõ. Đối với bệnh trĩ nội, búi trĩ thường có thể tự co lại vị trí cũ sau khi đi vệ sinh hoặc người bệnh có thể dùng tay đẩy ngược búi trĩ vào trong.
So với bệnh trĩ ngoại thì trĩ nội thường không gây đau đớn nghiêm trọng mà thay vào đó là các triệu chứng điển hình hơn như:
- Tăng tiết dịch nhầy.
- Có thể ban đầu chưa bị đau ngay cả khi thấy máu chảy ra ở hậu môn. Nếu khi đi ngoài mà rặn mạnh có thể khiến búi trĩ và ống hậu môn bị xước nhẹ, từ đó gây ra viêm nhiễm và bị ngứa ngáy. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn ở những người bệnh có nhiều dịch nhầy hậu môn tiết ra.
- Người bệnh luôn có cảm giác chưa đi hết phân nhưng không thể đẩy hết.
Khi bệnh trĩ nội còn nhẹ thì sẽ khó phát hiện do không sờ hay nhìn thấy được. Sau một thời gian, búi trĩ nội có thể sa ra ngoài nhất là khi rặn mạnh lúc đại tiện. Người bệnh có thể nhìn thấy phần búi trĩ này với đặc điểm như là kích thước to nhỏ tùy mức độ của bệnh, chạm tay vào sẽ thấy mềm, có màu hơi hồng đỏ.
- Dấu hiệu đặc trưng bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại thì hình thành ở ngay bên ngoài hậu môn, nổi rõ lên quanh vùng hậu môn nên sẽ dễ dàng nhìn và sờ thấy được kể cả khi búi trĩ kích thước còn nhỏ. Trĩ ngoại sẽ gây đau từ sớm và tình trạng đau sẽ nghiêm trọng hơn khi vùng hậu môn bên ngoài bị cọ sát với quần áo hoặc khi ngồi quá lâu. Các triệu chứng đặc trưng của trĩ ngoại gồm:
- Bị ngứa và sưng xung quanh vùng da hậu môn.
- Nhìn thấy và có thể sờ thấy có một hoặc nhiều cục u nổi quanh hậu môn.
- Bị chảy máu trong và sau khi đi đại tiện nhưng tình trạng này thường ít hơn so với bệnh trĩ nội.
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn và khó chịu ở hậu môn.
- Tăng tiết dịch nhầy hoặc có thể có tình trạng bị rò rỉ phân.
Bệnh trĩ có chữa trị được không?
Bệnh trĩ là một căn bệnh rất khó để điều trị dứt điểm nhưng có thể cải thiện được tình trạng bệnh nếu như phát hiện kịp thời. Việc chữa bệnh trĩ, kể cả trĩ nội và trĩ ngoại đều phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống của người bệnh. Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón.
Bên cạnh đó cũng kết hợp sử dụng những dưỡng chất giúp hoạt huyết, bền vững thành mạch, nhuận tràng, kháng viêm và mau lành vết thương để giúp phòng ngừa các triệu chứng thường thấy ở người bệnh trĩ.
Đối với trĩ nội thì khi người bệnh đang ở mức độ nhẹ trong khoảng từ 1 – 3 thì dựa theo tình trạng bệnh mà sẽ ưu tiên sử dụng các phương pháp nội khoa như sử dụng thuốc, bôi thuốc để làm giảm sự đau đớn, viêm nhiễm cũng như cải thiện tình trạng bệnh,… Còn trong những trường hợp bệnh đã chuyển sang cấp độ nặng và sử dụng thuốc cũng sẽ không mang lại hiệu quả thì sẽ phải thực hiện các phương pháp ngoại khoa đó là phẫu thuật cắt trĩ.
Hemocyl là giải pháp đột phá trong điều trị bệnh trĩ mà không cần phẫu thuật, trừ phi có chỉ định bác sĩ. Hemocyl là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ dễ dàng và thuận tiện nhất hiện nay. Với 2 viên trước khi ăn sáng 30 phút trong 14 ngày liên tục, liệu trình đầu tiên sẽ giúp cải thiện phần lớn các triệu chứng, kéo dài ít nhất 6 tháng.
Còn đối với trĩ ngoại, cũng tùy vào bệnh nhân đang ở thời kỳ nào mà các bác sĩ sẽ xác định một phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Phác đồ điều trị này cũng tuân thủ theo quy tắc mức độ nhẹ thì dùng phương pháp bảo tồn, nặng hơn thì phải phẫu thuật cắt bỏ.
Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì cũng là một căn bệnh nguy hiểm, gây nên nhiều sự bất tiện trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Vì thế khi có triệu chứng thì người bệnh cần đi khám bác sĩ để phân biệt chính xác 2 loại bệnh trĩ này và có cách điều trị hợp lý.