Nứt kẽ hậu môn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cảm giác đau nhói như vết rách hoặc nứt khi phân đi qua thường là biểu hiện của chứng nứt kẽ hậu môn. Nó gây ra đau đớn, khó chịu ở người bệnh khi vết nứt trở nên lớn hơn, không khỏi trong một thời gian dài. Mặc dù là một tình trạng phổ biến, không phải là ung thư và không gây biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên nó cần được can thiệp kịp thời.
Mục lục
Nứt kẽ hậu môn là gì?
Phân được lưu trữ tạm thời trong trực tràng và thải ra khỏi cơ thể thông qua hậu môn. Khi đó, nứt hậu môn được hiểu là vết rách hoặc vết nứt ở niêm mạc hậu môn. Nếu nhìn thấy máu trong phân hoặc bị đau, khó chịu ở mông, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nứt hậu môn. Chấn thương hậu môn thường gây ra vết nứt, đặc biệt là do gắng sức trong lúc đi đại tiện phân cứng.
Nứt hậu môn ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi, song phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh, người trung niên và phụ nữ mang thai. Các bác sĩ cho biết thêm, đó không phải là một tình trạng nghiêm trọng, hầu hết các trường hợp đều có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với các vết nứt tái phát hoặc các vết nứt không dễ lành có thể gây ra sự lo ngại cho người bệnh.
Phân loại nứt kẽ hậu môn
Tùy thuộc vào từng yếu tố khác nhau, nứt kẽ hậu môn có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Hệ thống phân loại tình trạng này thường dựa trên nguyên nhân, vị trí cũng như các triệu chứng. Cụ thể như sau:
+ Dựa trên nguyên nhân (yếu tố gây bệnh), ta chia chúng thành 2 loại:
Nứt kẽ hậu môn nguyên phát: Do chấn thương cục bộ như phân cứng, tiêu chảy kéo dài, sinh ngả âm đạo, chấn thương lặp đi lặp lại. Vị trí xảy ra thường là phía sau hoặc phía trước.
Nứt kẽ hậu môn thứ phát: Do các thủ thuật phẫu thuật trước đó ở vùng hậu môn, bệnh viêm ruột, bệnh lao, bệnh sarcoidosis, HIV/AIDS, giang mai. Vị trí vết nứt thường xuất hiện ở hai bên hậu môn.
+ Dựa trên vị trí, vết nứt hậu môn chia thành 2 loại chính:
Vết nứt hậu môn sau: Chiếm 90% các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn.
Vết nứt hậu môn trước: Gặp ở 10% trường hợp còn lại.
+ Dựa trên thời gian của các triệu chứng, ta có thể phân thành 2 loại:
Vết nứt hậu môn cấp tính: Là các trường hợp vết nứt xảy ra từ 4-8 tuần
Vết nứt hậu môn mãn tính: Kéo dài dai dẳng trên 2 tháng.
Cách triệu chứng của nứt kẽ hậu môn
Với sự giống nhau về biểu hiện cũng như vị trí phát bệnh, trĩ và nứt kẽ hậu môn vẫn thường bị nhiều người nhầm lẫn. Thực tế, cả hai đều là những tình trạng riêng biệt. Nếu như trĩ chỉ các tĩnh mạch bên trong hoặc ngoài ống hậu môn sưng lên thì nứt kẽ hậu môn lại chỉ các vết nứt ở các phần da xung quanh hậu môn. Nó đi kèm một số biểu hiện dễ nhận biết sau:
- Vết rách có thể nhìn thấy bằng mắt ở vùng da xung quanh hậu môn
- Đau dữ dội khi đi đại tiện, cơn đau có thể kéo dài vài phút cho đến cả ngày.
- Cảm giác nóng rát hoặc ngứa ở vùng hậu môn sau khi đi tiêu
- Vệt máu xuất hiện trên phân hoặc giấy vệ sinh sau khi lau
Đó là những biểu hiện phổ biến nhất của nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, một số người khác cũng có thể gặp phải các tình trạng hiếm gặp hơn, chẳng hạn như một khối u trên da gần vết rách hoặc cơ thắt cơ hậu môn. Nhìn chung, hầu hết người bị nứt kẽ hậu môn đều cảm thấy đau, khó chịu nhất là khi đi tiêu và cơn đau có thể kéo dài hàng giờ sau đó. Một số người cảm nhận cơn đau có thể lan xuống mông, đùi hoặc lưng dưới.
Nguyên nhân gây nứt hậu môn là gì?
Các vết nứt hậu môn thường xảy ra do sự tổn thương niêm mạc hậu môn hoặc ống hậu môn, phần cuối của ruột già. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người bị táo bón, khi phân cứng hoặc lớn làm rách niêm mạc ống hậu môn. Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy thường xuyên đôi khi cũng làm rách vùng da xung quanh hậu môn của bạn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các vết nứt hậu môn đều là dấu hiệu của chế độ ăn ít chất xơ và táo bón. Một số vết nứt khó lành hoặc những vết nứt nằm ở vị trí không phải phần sau hoặc đường giữa của hậu môn có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe khác. Một số các yếu tố gây nứt kẽ hậu môn khác có thể bao gồm:
- Căng thẳng khi mang thai hoặc sinh con
- Mắc bệnh viêm ruột (IBD), chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
- Bị giảm lưu lượng máu đến vùng hậu môn trực tràng
- Cơ vòng hậu môn bất thường, quá chặt hoặc cơ cứng dẫn đến làm tăng sức căng trong ống hậu môn, khiến nó dễ bị rách hơn.
- Đôi khi, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), chẳng hạn như giang mai, mụn rộp có thể lây nhiễm và lãm hỏng ống hậu môn.
- Trong một số ít trường hợp, vết nứt hậu môn có thể phát triển do ung thư hậu môn, HIV, bệnh lao,vv…
Cách điều trị nứt kẽ hậu môn
Điều trị không phẫu thuật
Trong các trường hợp nứt hậu môn nhẹ, các bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc cũng như các thay đổi trong ăn uống nhằm giảm thiểu các cơn đau. Cụ thể bao gồm:
- Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ và bổ sung chất xơ không cần kê toa (từ 25-35 gam chất xơ/ ngày) mục đích để làm mềm phân, định hình và tạo khối. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau củ, bánh mì nguyên hạt, mì ống và gạo
- Một số thuốc làm mềm phân không kê đơn để giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng hơn
- Uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng phân cứng và hỗ trợ chữa bệnh
- Tắm bồn nước ấm (tắm sitz) trong khoảng 10 đến 20- phút, 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi tiêu để giúp làm dịu vùng đau và giúp thư giãn cơ vòng hậu môn.
- Không trì hoãn việc đi đại tiện. Điều này gây ra tình trạng phân khô, cứng khiến cho việc đi tiêu trở nên khó khăn.
- Tập thể dục thường xuyên hơn, tốt nhất nên đặt mục tiêu thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần.
- Một số các loại thuốc, chẳng hạn như lidocain, bôi lên vùng da xung quanh hậu môn để giảm đau
Gel bôi trĩ Rectovenal Acute là sản phẩm dành cho những người gặp vấn đề về trĩ và nứt kẽ hậu môn. Được chứng minh mang lại hiệu quả ngay sau 15 phút sử dụng, gel này giúp giảm triệu chứng đau rát, chảy máu, ngứa, và chảy dịch trong các cơn tái phát của trĩ và nứt kẽ hậu môn. Rectovenal Acute không chỉ giải quyết vấn đề của trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp mà còn là giải pháp hiệu quả cho những người phải đối mặt với nứt kẽ hậu môn. Đặc biệt, sản phẩm này được thiết kế an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ (với sự tư vấn của bác sĩ), đảm bảo rằng mọi người đều có thể tận hưởng lợi ích của nó mà không cần lo lắng về tác động phụ.
Điều trị phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị dành riêng cho những trường hợp vết nứt mãn tính khó điều trị, khi đó phẫu thuật là sự lựa chọn tốt nhất. Mục tiêu của phẫu thuật là giúp cơ thắt hậu môn thư giãn, làm giảm đau và co thắt, giúp vết nứt mau lành. Một số các lựa chọn phẫu thuật bao gồm tiêm độc tố Botulinum vào cơ thắt hậu môn hoặc phẫu thuật cắt bỏ phần bên trong của cơ vòng hậu môn.
Cách ngăn ngừa nứt hậu môn
Chứng nứt kẽ hậu môn có thể đến một cách tình cờ, ở bất cứ ai, ở độ tuổi nào, do đó không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa nó. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng cách thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau.
- Giữ cho vùng hậu môn luôn khô ráo, kết hợp làm sạch khu vực này nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước ấm
- Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và tập thể dục thường xuyên để tránh bị táo bón
- Trường hợp bị tiêu chảy, cần điều trị ngay lập tức vì việc để lâu có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn
- Với những trẻ sơ sinh bị nứt kẽ hậu môn, cần ngăn ngừa nó tái phát bằng cách thay tã thường xuyên
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng phổ biến và thường không gây nguy hiểm nhưng có thể để lại nhiều tổn thương. Vì vậy, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh để chuyển sang tình trạng mãn tính không chỉ phức tạp hơn mà việc điều trị còn khó khăn và vết nứt cũng khó lành hơn.