Nhiễm trùng tiêu hóa: nguyên nhân, điều trị, phòng bệnh
Trong số các bệnh về tiêu hóa, nhiễm trùng tiêu hóa là một trong những bệnh lý phổ biến, khởi phát từ chế độ ăn không đảm bảo. Nó được xác nhận là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm, cần được đặc biệt chú ý. Vậy, nhiễm trùng tiêu hóa là gì, biểu hiện của nó ra sao, cách phòng và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua những thông tin sau đây.
Mục lục
Nhiễm trùng tiêu hóa là gì?
Nhiễm trùng đường tiêu hóa là tình trạng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc lý sinh trùng gây viêm dạ dày ruột, liên quan đến cả dạ dày và ruột non. Các triệu chứng dễ thấy nhất bao gồm tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. Mất nước chính là mối nguy hiểm nhất của nhiễm trùng đường tiêu hóa, vì thế việc bù nước là vô cùng quan trọng.
Được biết, hầu hết các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa đều không nghiêm trọng và tự khỏi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, với một số nhóm quần thể chọn lọc, chúng có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với trẻ sơ sinh, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, người già, bệnh lý này thường trở nên nghiêm trọng hơn, có thể bị mất nước cấp tính và cần được chăm sóc y tế.
Rất nhiều vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có thể lây nhiễm đến hệ tiêu hóa. Vì các triệu chứng tương tự nhau nên việc phân biệt nguyên nhân cũng khá khó khăn. Ở các nước phát triển, dịch tiêu chảy bùng phát thường là do ngộ độc thực phẩm. Nhiều bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa phổ biến là do vi khuẩn, bao gồm Bacillus cereus, Campylobacter, Salmonella và Escherichia coli enterotoxigenic, thường mắc phải do ăn thực phẩm chứa được nấu chín.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa
Nhiễm trùng tiêu hóa không chỉ gây hại đến chức năng của hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân là điều rất quan trọng, giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Theo các chuyên gia y tế, dưới đây là 3 nguyên nhân diển hình gây ra nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Vi khuẩn
Nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn bao gồm nhiễm trùng do thực phẩm và ngộ độc thực phẩm. Trong đó, các nguồn nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn phổ biến bao gồm vi khuẩn Salmonella Escherichia coli, hoặc E. coli Clostridium perfringens, vi khuẩn listeria, Staphylococcus, hoặc nhiễm trùng tụ cầu khuẩn.
Được biết, một số loại thực phẩm có nguy cơ gây nhiễm trùng cao, có thể kể đến như thịt, trứng hoặc thịt gia cầm chưa được nấu chín, sữa và nước trái cây chưa được tiệt trùng, nước bị ô nhiễm, thịt và trứng không được bảo quản tốt, thịt nguội, trái cây và rau quả chưa rửa hoặc còn sống.
Virus
Nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus rất phổ biến và thường được mọi người gọi là cúm dạ dày. Theo đó, Norovirus là một loại viêm dạ dày ruột do virus. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận Hoa Kỳ (NIDDK), norovirus gây ra từ 19 đến 21 triệu trường hợp mắc cúm dạ dày ở Mỹ.
Ký sinh trùng
Giun sán đường ruột và ký sinh trùng đơn bào chính là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng ở đường tiêu hóa. Hai bệnh nhiễm ký sinh trùng được cho là phổ biến nhất là bệnh giardia và cryptosporidiosis. Việc tiếp xúc với phân người trong đất có thể gây ra sự lây lan những ký sinh trùng này. Nhiều người cũng mắc các bệnh nhiễm trùng khi uống nước hoặc bơi trong nước bị ô nhiễm.
Các triệu chứng của nhiễm trùng tiêu hóa
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa đều có các triệu chứng tương tự, mặc dù chúng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Việc nhận biết bệnh lý này có thể thông qua một số các dấu hiệu sau:
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Co thắt dạ dày
- Ăn mất ngon
- Sốt
- Đau cơ
- Mất cân bằng điện giải
- Đầy hơi
- Giảm cân không chủ ý
Theo đó, hầu hết các bệnh về đường tiêu hóa do virus bắt đầu một cách đột ngột và kéo dài chưa đầy một tuần, đôi khi chúng có thể lâu hơn. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể biểu hiện tương tự như nhiễm trùng do virus, nhưng một số trường hợp có thể gây sốt cao hoặc tiêu chảy ra máu. Trong khi đó, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa thường gây ra máu hoặc chất nhầy, có thể kéo dài đến khi người bệnh được điều trị.
Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiêu hóa không cần đi khám, tuy nhiên bạn nên đến bác sĩ ngay nếu gặp bất kỳ các triệu chứng nào dưới đây.
- Đau dữ dội ở bụng
- Sốt cao
- Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
- Phân có màu đen hoặc héc ín
- Đi phân lỏng mỗi ngày
- Nôn mửa liên tục
- Thay đổi trạng thái tinh thần
Với người lớn, nên đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu mất nước, điển hình như khát nước cực độ, nước tiểu sẫm màu, má và mắt trũng, khô miệng, choáng váng,vv… Đặc biệt, với những nhóm người như phụ nữ mang thai, người có hệ thống miễn dịch kém, người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ bởi vì họ có nguy cơ biến chứng cao hơn.
Cách điều trị bệnh nhiễm trùng tiêu hóa
Một số bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng, cần phải dùng thuốc theo toa của bác sĩ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh về đường tiêu hóa sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị hay can thiệp y tế. Khi đó, chính hệ thống miễn dịch sẽ giúp chống lại nhiễm trùng, chỉ cần bạn nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.
Các bác sĩ cho rằng, thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích gì cho việc trùng đường tiêu hóa do virus hoặc ký sinh trùng. Mặc dù, nó có thể điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn phức tạp, song trong những người hợp không biến chứng, thuốc kháng sinh thực sự có thể kéo dài tình trạng bệnh và tăng nguy cơ tái phát. Ngoài ra, trong một số bệnh nhiễm trùng, kháng sinh còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Để nhanh chóng khỏi bệnh, mọi người nên tránh xa những thực phẩm giàu chất xơ, bởi chúng có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn. Thay vào đó, nên ăn những thức ăn nhạt, dễ tiêu và trán xa những thực phẩm khó tiêu. Một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể sử dụng để trung hòa axit dạ dày hoặc điều trị buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tiêu hóa
Rất nhiều bệnh về đường tiêu hóa dễ lây lan, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa nó. Một nguồn đáng tin cậy từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), để ngăn ngừa nhiễm virus, mỗi người cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước
- Không thay thế chất khử trùng tay chứa cồn để rửa tay
- Thực hành an toàn về thực phẩm, bao gồm rửa trái cây, rau quả và nấu chín thịt
- Tránh nấu ăn hoặc chuẩn bị thức ăn cho người khác khi bị bệnh
- Khử trùng bề mặt cứng bằng thuốc tẩy giặt quần áo hoặc khăn trải giường cẩn thận
- Để tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn, CDC cũng khuyến nghị:
- Rửa tay và các bề mặt trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn
- Tách thịt sống, hải sản, thịt gia cầm và trứng ra khỏi thực phẩm đã chế biến
- Nấu thức ăn đến nhiệt độ bên trong an toàn và tránh thức ăn chưa nấu chín
- Làm lạnh thực phẩm dưới 40 độ F (4 độ C) trong vòng 2 giờ sau khi nấu
Những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiêu hóa và các biến chứng cũng cần tránh thực phẩm chứa nấu chín hoặc còn sống từ động vật, các sản phẩm và nước trái cây từ sữa chua tiệt trùng và mầm sống.
Để tránh nhiễm trùng ký sinh trùng đường tiêu hóa, cần phải:
- Thực hành vệ sinh tốt, bao gồm rửa tay, tránh thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm
- Thận trọng khi đi du lịch đến những khu vực thường xuyên bị nhiễm ký sinh trùng
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh toxoplasmosis, bao gồm tránh dùng hộp vệ sinh cho mèo khi đang mang thai.
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tiêu hóa sẽ bị khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng như sốt cao, đi tiêu ra máu hoặc nôn mửa, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mặc dù, nhiễm trùng đường tiêu hóa là một tình trạng sức khỏe không đáng lo, song nếu nặng, nó có thể gây sa sút về tinh thần, thể chất hoặc đi đến những biến chứng nguy hiểm khác.