Nguy cơ bệnh phụ khoa và tiết niệu ở giai đoạn tiền mãn kinh
Ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, sự suy giảm Estrogen là nguyên nhân khiến chị em dễ có nguy cơ mắc hội chứng tiết niệu và các bệnh phụ khoa. Điều này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như giảm ham muốn tình dục. Do đó, việc tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tiền mãn kinh, cụ thể là tiết niệu và bệnh phụ khoa sẽ phần nào giúp các chị em chủ động hơn và trải qua nó một cách nhẹ nhàng nhất.
Mục lục
Một số các bệnh phụ khoa ở giai đoạn tiền mãn kinh
Khi nội tiết tố nữ Estrogen suy giảm, cơ thể nữ giới có nguy cơ gặp gặp rất nhiều các bệnh về phụ khoa và bệnh tiết niệu. Tuy không thuộc dạng phổ biến như các triệu chứng khác như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt, khó ngủ, giảm ham muốn tình dục, tính tình thất thường nhưng cũng có nguy cơ. Có thể kể đến như sau:
Viêm sinh dục: Hay còn gọi là viêm đường tiết niệu, tái phát đi tái phát lại nhiều lần.
Các vấn đề về ậm đạo, bàng quang, trực tràng: Sa thành âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, bàng quang với các mức độ khác nhau.
Viêm, ngứa âm hộ: Đây là hiện tượng mà đa số các chị em phụ nữ ở độ tuổi 40 trở đi sẽ gặp rất nhiều. Các triệu chứng đi kèm là huyết trắng, có thể đi kèm các dấu hiệu khác như mụn rộp, gây đau rát, tiểu buốt, đau khi giao hợp,vv…
Các khối u: Bao gồm u xơ tử cung, u nang buồng trứng với các biểu hiện dễ nhận thấy là rối loạn kinh nguyệt, ra dịch nhầy, đau bụng khi đến kỳ kinh.
Các bệnh về vú: Bao gồm u xơ, u nang vú, nhận biết bằng cách khi sờ vào vú thấy đau, thấy nhân vú.
Các bệnh lý ác tính: Ung thư cổ tư cung, buồng trứng, niêm mạc tử cung, ung thư vú,vv…
Khác với định nghĩa bệnh phụ khoa, tiết niệu, có thể hiểu là hội chứng sinh dục thời kỳ mãn kinh, gọi tắt là GSM. Đây là tình trạng gây ra sự thay đổi ở bộ phận sinh dịch và đường tiết niệu ở nữ giới. Một số các tên gọi được xem là tương tự hội chứng sinh dục như teo âm hộ, viêm âm đạo và teo niệu sinh dục. Theo thống kê, ở thời kỳ tiền mãn kinh, có khoảng 15% phụ nữ được chẩn đoán là mắc hội chứng này.
Ở một khía cạnh khác, bệnh phụ khoa và tiết niệu cũng có liên quan nhất định. Cả hai đều có thể gây ra những điều phiền toái đến cuộc sống, khiến sức khỏe người phụ nữ đi xuống, không còn mặn mà chuyện chăn gối. Thậm chí, nếu các triệu chứng ngày càng nặng nề, nó có thể khiến người bệnh sa sút về sức khỏe, tâm sinh lý, sắc đẹp.
Nguyên nhân của bệnh phụ khoa và tiết niệu tiền mãn kinh
Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và tiết niệu ở giai đoạn tiền mãn kinh, nguyên nhân chính được hiểu là sự thay đổi nồng độ tiết tố nữ. Cụ thể, khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, lượng hormone sinh dục nữ, còn gọi là Estrogen có sự suy giảm. Lúc này, các chị em sẽ có nguy cơ bị cả hai cao hơn thời gian trước đó.
Ở phụ nữ tiền mãn kinh, nguyên do bị các bệnh lý phụ khoa, tiết niệu có thể xác định là do sự thiếu hụt nội tiết tố ở buồng trứng. Khi môi trường âm đạo trở nên khô đi và trung tính, từ đó làm thiếu đi các chất dịch là “lớp màn” giúp bao bọc và diệt khuẩn. Lúc này, nấm và các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vào khu vực âm đạo, gây viêm nhiễm. Nếu để lâu, không kịp thời điều trị có thể gây ra các bệnh ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Ngoài ra, một số nguyên do khác có thể kể đến như suy buồng trứng nguyên phát, sinh con và cho con bú cũng góp phần gây ra hội chứng tiết niệu sinh dục nữ. Cụ thể, ở giai đoạn sinh con, cho con bú, nồng độ Estrogen giảm, có thể gây ra teo niệu sinh dục, với các biểu hiện như khô âm đạo, kích ứng, gây ngứa, rát.
Các biểu hiện của bệnh phụ khoa và tiết niệu ở giai đoạn tiền mãn kinh
Đối với bệnh phụ khoa và tiết niệu ở phụ nữ tiền mãn kinh, các dấu hiệu thường không rõ ràng. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cũng khá cao, do đó để chắc chắn, các chị em nên đến bệnh viện để tầm soát bệnh thường xuyên. Khi đó, các bác sĩ phụ khoa sẽ tiến hành làm các xét nghiệm, sàng lọc để đưa đến kết quả chính xác nhất.
Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể đánh giá tình trạng bệnh qua một số các triệu chứng, khô âm đạo là phổ biến nhất trong số đó. Bạn có thể nhận thấy các biểu hiện như nóng rát âm đạo, ngứa hoặc kích thích âm đạo, giảm bôi trơn và đàn hồi ở âm đạo. Đồng thời, cảm giác đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục thâm nhập. Ngoài ra, một số người còn đi tiểu són, tần suất đi tiểu nhiều hơn.
Femarelle Rejuvenate dành cho phụ nữ ở độ tuổi 40, khi bắt đầu xuất hiện những thay đổi do suy giảm nội tiết tố nữ. Femarelle Rejuvenate là thực phẩm bổ sung không chứa nội tiết tố giúp giảm các dấu hiệu ban đầu đi kèm với sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố của phụ nữ tiền mãn kinh như thay đổi tâm trạng, lão hóa da, mệt mỏi và năng lượng giảm.
Phòng và điều trị bệnh phụ khoa và tiết niệu tiền mãn kinh như thế nào?
Điều trị
Để có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, các bác sĩ sẽ chẩn đoán qua các triệu chứng, tiền sử bệnh hoặc thực hiện các xét nghiệm để đánh giá độ pH âm đạo. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội tiết tố, liệu pháp hormone hoặc áp dụng các bài tập về cơ sàn chậu.
Cụ thể, việc điều trị sẽ tiến hành bằng cách dùng Estrogen (kem, viên nén, vòng âm đạo) để bôi trơn âm đạo, giúp tăng khả năng chống lại các nguy cơ nhiễm khuẩn, đồng thời cân bằng hormone trong cơ thể người phụ nữ. Đối với các trường hợp chống chỉ định Estrogen, bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát và nhiễm khuẩn âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định dùng progesterone tự nhiên.
Phòng ngừa
Đối với sức khỏe vùng kín, lứa tuổi nào cũng cần được quan tâm, chăm sóc, với cả phụ nữ ở tuổi trung niên cũng vậy. So với phụ nữ trẻ tuổi, phụ nữ từ 40-45 trở đi có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa và viêm đường tiết niệu hơn. Tuy vậy, nếu biết chủ động phòng ngừa thì giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn.
Bổ sung nội tiết tố nữ Estrogen: Nhằm giúp giảm sự thiếu hụt Estrogen trong cơ thể trước lão hóa cũng như tiền mãn kinh, các chị em cần kịp thời bổ sung nội tiết tố nữ. Đây được coi là một giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh phụ khoa. Bạn nên ưu tiên bổ sung Estrogen qua đường thực phẩm như cá hồi, hàu, hạt lanh, bông cải xanh,vv..
Chăm sóc sức khỏe vùng kín: Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì việc chăm sóc đến vùng chữ T cũng cần được quan tâm, nhất là với những chị em phụ nữ đang bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, bạn cần biết cách sử dụng và dùng đúng loại dung sinh vệ sinh phù hợp với cơ địa của mình. Đồng thời, tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa, sát trùng mạnh.
Bỏ thói quen hút thuốc: Dù không nằm trong thời kỳ tiền mãn kinh, các bác sĩ vẫn luôn đưa ra khuyến cáo rằng nên tránh hút thuốc, bởi nó có hại đến sức khỏe. Theo đó, hút thuốc lá gây ra các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn tiền mãn kinh gấp 2 lần người không hút. Nó đi kèm các triệu chứng như đau lưng, tức ngực, đầy hơi, mụn trứng cá và có liên quan đến khởi phát các triệu chứng của hội chứng sinh dục.
Chú ý trong quan hệ tình dục: Để tránh đau rát và giảm khô âm đạo, những chị em phụ nữ tiền mãn kinh cần có được kéo dài thời gian kích thích hơn. Ngoài việc sử dụng chất bôi trơn, bạn cần thực hiện nhiều hơn cho màn dạo đầu, đồng thời, các động tác tình dục cần chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Để tránh các triệu chứng gây khó chịu ở thời kỳ tiền mãn kinh, các chị em cần đặc biệt quan tâm đến bữa ăn của mình. Cụ thể, cố gắng ăn đủ chất, đa dạng chất, ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin C, các loại rau củ quả. Song song đó là giảm thiểu các độ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
Luyện tập thể dục thường xuyên: Để tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, tăng đề kháng khỏe, các chị em phụ nữ nên chọn cho mình một hoặc một số bộ môn thể thao yêu thích. Có thể là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đánh tennis, yoga, cố gắng tập đều đặn ít nhất 30-40 phút mỗi ngày.
Femarelle Recharge là sản phẩm dành cho phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh. Femarelle Recharge giúp giảm các triệu chứng hay gặp ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh như bốc hoả, đổ mồ hôi đêm, cải thiện ham muốn tình dục, cân bằng cảm xúc, giảm béo phì, tăng năng lượng cho cơ thể,…
Các bệnh phụ khoa và đường tiết niệu là những bệnh lý mà phụ nữ có nguy cơ mắc phải khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Vì thế, nếu như gặp các triệu chứng trên, hoặc nhận thấy các dấu hiệu bất thường, nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu biết tầm soát bệnh thường xuyên, kết hợp với lối sống lành mạnh, các chị em vẫn có thể sống vui vẻ, mạnh mẽ khi tuổi đã bước qua xế chiều.