Người bị mỡ máu cao nên ăn gì? Kiêng gì?
Máu nhiễm mỡ là tình trạng mỡ trong máu tăng cao, bao gồm cholesterol và triglyceride. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Một trong những nguyên nhân cốt yếu gây ra tình trạng này chính là chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, khoa học. Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Vậy, người bị bệnh mỡ máu cao nên ăn gì và kiêng những loại thực phẩm nào? Bài viết sau sẽ cung cấp danh sách những thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao cũng như một số loại thức ăn nên tránh, giúp bạn xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Mục lục
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng mỡ máu cao
Đối với người bị mỡ máu cao (Rối loạn lipid máu), chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Các thực phẩm giàu dầu mỡ, chứa nhiều phân tử mỡ xấu khi đi vào cơ thể sẽ không được phân hủy hoàn toàn, dẫn đến lắng đọng tại thành mạch, hình thành mảng xơ vữa, tiềm ẩn nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,… Ngược lại, chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ giúp đánh tan lượng mỡ thừa tích tụ lâu năm mà còn ngăn ngừa hiệu quả tình trạng máu nhiễm mỡ, thậm chí gan nhiễm mỡ. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người mỡ máu cao là vô cùng quan trọng, góp phần bảo vệ sức khỏe toàn diện và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Người bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa các biến chứng lâu dài do tình trạng máu nhiễm mỡ gây ra. Dưới đây là một số những loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ mà người bị máu mỡ nên ưu tiên sử dụng:
Rau xanh, trái cây tươi
Rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế cholesterol hấp thu vào cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn có khả năng làm giảm mức cholesterol LDL (xấu), đồng thời ngăn ngừa hình thành mảng bám xơ vữa trong động mạch. Đối với trái cây, đặc biệt là những loại giàu chất xơ, cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm cholesterol xấu. Chất xơ hoạt động bằng cách liên kết với cholesterol tốt (HDL), giúp đào thải cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Ngoài tác dụng giảm cholesterol, chất xơ hòa tan còn mang lại cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả và duy trì cân nặng hợp lý.
Giá đỗ
Giá đỗ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch. Loại thực phẩm này có khả năng hỗ trợ cân bằng mỡ máu bằng cách giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt). Nhờ vậy, giá đỗ giúp giảm triglyceride, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Bên cạnh đó, giá đỗ cũng là nguồn cung cấp vitamin C, canxi, sắt dồi dào, đồng thời còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại do gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ mắc ung thư và các bệnh tim mạch.
Ngũ cốc và các hạt
Sở hữu hàm lượng chất xơ dồi dào, ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tim và giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch. Theo nghiên cứu, chỉ cần tiêu thụ 2,5 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày đã mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe tim mạch. Đối với phụ nữ sau mãn kinh, việc tăng cường tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt lên 6 khẩu phần mỗi tuần còn có tác dụng bảo vệ và chống lại nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả hơn. Ngoài ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hồ đào, quả phỉ và các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan cũng là nguồn cung cấp protein, thay thế hoàn hảo cho các loại thịt chế biến sẵn vốn không tốt cho sức khỏe.
Đậu nành
Đậu nành là nguồn cung cấp protein và các axit amin thiết yếu, không thua kém so với protein trong thịt. Đặc biệt, đậu nành không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, do đó góp phần làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (xấu) trong máu. Nhờ vậy, việc sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành mỗi ngày, ví dụ như sữa đậu nành không đường, là lựa chọn tuyệt vời cho những người đang theo chế độ ăn kiêng, giảm cân hoặc muốn kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc cải thiện cholesterol, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ đậu nành nguyên hạt.
Thịt trắng
Đối với người bị mỡ máu cao, thịt trắng là nguồn thực phẩm nên được ưu tiên hàng đầu so với thịt đỏ. Nhờ hàm lượng dồi dào axit béo không bão hòa, thịt trắng góp phần hiệu quả trong việc giảm cholesterol LDL (xấu) và cholesterol toàn phần, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Một số loại thịt trắng mà bạn nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn hằng ngày bao gồm: ức gà (bỏ da), vịt, ngỗng, cá,… Kết hợp hài hòa thịt trắng cùng chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt và carbs phức hợp trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm cholesterol LDL đáng kể, từ 5% đến 9%.
Saturex là một loại thức uống đặc biệt phù hợp cho người bị mỡ máu cao, xuất xứ từ Iran. Với khả năng detox và thanh lọc cơ thể, Saturex giúp loại bỏ các chất độc hại, giảm tích trữ mỡ và làm sạch hệ tiêu hóa. Đặc biệt, Saturex còn cải thiện chức năng gan và hỗ trợ điều hòa lipid máu, góp phần duy trì sức khỏe tổng thể cho người sử dụng.
Mỡ máu cao nên kiêng gì?
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, người bị mỡ máu cao nên hạn chế tối đa một số nhóm thực phẩm sau:
Thịt đỏ
Một số loại thịt đỏ như bò, cừu thường chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa hơn so với các loại thịt khác, dẫn đến nguy cơ gia tăng cholesterol trong máu. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng cholesterol cao từ thịt đỏ có thể làm nặng thêm các bệnh lý tim mạch sẵn có. Do đó, người bệnh máu nhiễm mỡ nên thay thế thịt đỏ bằng các thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn như thịt gà bỏ da, ức gà tây, cá và các loại đậu. Lượng thịt đỏ khuyến nghị cho mỗi khẩu phần ăn là 85g, ưu tiên lựa chọn phần nạc như thịt thăn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tuyệt đối kiêng khem thịt đỏ. Người bệnh vẫn có thể thưởng thức thịt đỏ một cách điều độ, đảm bảo chọn phần nạc, ít chất béo bão hòa.
Đồ chiên rán
Nhóm thực phẩm chiên rán ngập dầu như cánh gà, phô mai chiên giòn,… được xem là đại kỵ một đối với người bị mỡ máu cao. Lý do nằm ở phương pháp chế biến này làm tăng mật độ năng lượng, hay lượng calo nạp vào cơ thể một cách đáng kể. Khi đang mắc bệnh mỡ máu, việc tiêu thụ nhiều món ăn chiên rán chứa lượng lớn chất béo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do vậy, hạn chế tối đa đồ chiên rán và thay thế bằng các món ăn được chế biến theo phương pháp hầm, luộc hoặc hấp là lựa chọn tối ưu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng bạn vẫn muốn thưởng thức các món chiên rán, hãy sử dụng nồi chiên không dầu để giảm thiểu lượng mỡ thừa trong thực phẩm.
Thịt chế biến sẵn
Xúc xích, thịt xông khói, lạp xườn và thịt hộp thường được làm từ những phần thịt đỏ béo nhất, dẫn đến hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao hơn so với các loại thịt thông thường. Khi chế biến, những thực phẩm này thường tiếp xúc với nhiệt độ cao, góp phần chuyển hóa chất béo thành dạng có hại cho sức khỏe, đặc biệt là triglyceride. Việc tiêu thụ nhiều loại thịt chế biến sẵn này có thể làm người bị mỡ máu tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật, với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn được nhiều gia đình yêu thích. Tuy nhiên, đối với người bệnh máu nhiễm mỡ, đây lại là thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh hoàn toàn. Lý do nằm ở hàm lượng cholesterol cao trong nội tạng. Cholesterol được sản xuất chủ yếu bởi gan, do đó gan cũng là bộ phận chứa lượng cholesterol dồi dào nhất. Theo nghiên cứu, 100g gan động vật trung bình chứa tới 564 mg cholesterol, tương đương 188% lượng cholesterol khuyến nghị hàng ngày cho người trưởng thành khỏe mạnh (theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, lượng cholesterol tối đa mỗi người nên nạp vào cơ thể mỗi ngày không quá 300mg).
Thức ăn quá mặn
Thưởng thức những món ăn đậm đà là sở thích của nhiều người. Nhưng, đối với người bị mỡ máu cao, tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn uống hàng ngày lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Lượng muối cao trong thức ăn có thể dẫn đến những biến chứng như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch và mạch máu, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và thậm chí là tử vong sớm. Vì vậy, nếu đang bị mỡ máu, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng những thực phẩm đã được tẩm ướp sẵn muối như đồ hộp, thịt hun khói, thực phẩm ngâm muối,…
Lưu ý về món ăn cho người mỡ máu cao
Bên cạnh việc nắm rõ thực phẩm nên và không nên ăn khi bị máu nhiễm mỡ, bạn cần lưu ý thêm một số yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả giảm chỉ số cholesterol:
- Lựa chọn nguyên liệu: Bạn cần ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi mới, nguyên chất, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn để đảm bảo an toàn và hạn chế cholesterol xấu.
- Cách chế biến: Người bị mỡ máu cao nên áp dụng các phương pháp chế biến thanh đạm như luộc, hấp, nướng thay vì chiên rán nhiều dầu mỡ. Đối với rau xanh và hoa quả, nếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành salad.
- Sử dụng dầu thực vật: Trong quá trình chế biến, bạn có thể sử dụng dầu thực vật như dầu olive, dầu đậu nành, dầu hướng dương,… để chế biến món ăn thay vì mỡ động vật hoặc các loại chất béo rắn.
Kiểm soát mỡ máu hiệu quả không chỉ đơn thuần là ăn uống và kiêng khem. Đây là một hành trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm thay đổi lối sống toàn diện. Do đó, người bị mỡ máu cao cần tạo dựng cho mình những thói quen lành mạnh như hạn chế chất béo, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý và cai thuốc lá trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống. Đặc biệt, bên cạnh những nỗ lực này, bạn cũng cân thường xuyên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.